Theo hãng thông tấn Sputnik của Nga đăng tải, dòng tên lửa hành trình siêu âm do liên doanh Ấn Độ và Nga phát triển đã đạt được tầm bắn 400km trong một thử nghiệm gần đây, và sẽ sớm đạt tới ngưỡng 500km trong thời gian sắp tới. Nguồn ảnh: TDM.Theo đó, phía Nga cho biết tầm bắn tối đa của BrahMos sẽ cần phải được cải thiện thêm nhiều hơn nữa, kèm theo đó là khả năng di chuyển với tốc độ siêu siêu âm có thể sẽ được thêm vào trong tương lai. Về mặt lý thuyết, tầm bắn của tên lửa càng xa, nó sẽ càng có nhiều thời gian để tăng tốc. Nguồn ảnh: TDM.Hiện tại tên lửa BrahMos đang có tốc độ bay tối đa là Mach 2.8. Trong tương lai nếu tầm bắn của BrahMos mở rộng được tới 500 km hoặc hơn, tốc độ bay tối đa của nó có thể sẽ lên tới hơn Mach 4.5 - một tốc độ được cho là có tỷ lệ bị đánh chặn cực kỳ thấp. Nguồn ảnh: TDM.Trong tháng ba vừa rồi, nguồn tin của phía Nga cũng tiết lộ với Sputnik cho biết quá trình sản xuất hàng loạt tên lửa BrahMos của Ấn Độ sẽ được bắt đầu vào cuối tháng 3/2019. Như vậy có nghĩa là vào thời điểm hiện tại, dây chuyền sản xuất BrahMos đã được khởi động. Nguồn ảnh: DDnational.Cuối năm 2018, tờ The Diplomat của Mỹ cho biết căn cứ theo những nguồn thạo tin, Ấn Độ đang cố gắng tăng tầm bắn cho BrahMos lên tối đa 600 km. Đặc biệt với phiên bản BrahMos-ER được triển khai từ trên không, tầm bắn có thể lên tới 800 - 900 km. Nguồn ảnh: TDM.BrahMos-ER là phiên bản tên lửa hành trình BrahMos có khả năng được triển khai từ trên không nhờ các tiêm kích Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ. Giống như mọi phiên bản tên lửa BrahMos khác, các nhà quan sát cho rằng BrahMos-ER hoàn toàn có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Times.Lần gần đây nhất Ấn Độ thử nghiệm tên lửa BrahMos phiên bản phóng từ máy bay tiêm kích là vào tháng 12/2017. Theo các thông tin được truyền thông Ấn Độ đăng tải sau đó, những tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ đã được nước này cùng Nga cải biên để có thể mang theo được quả tên lửa BrahMos-ER nặng tới 2,5 tấn. Nguồn ảnh: TDM.Ở cao độ triển khai tối đa 14.000 mét, tên lửa BrahMos-ER có thể dễ dàng đạt tầm bắn vượt qua 600 km. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng khẳng định, việc có tầm bắn và cơ cấu phóng khác biệt có thể biến BrahMos-ER thành một dòng tên lửa hành trình hoàn toàn khác so với BrahMos thông thường. Nguồn ảnh: TDM.Hiện tại, BrahMos có khả năng được triển khai từ rất nhiều cơ cấu phóng khác nhau bao gồm phóng từ đất liên, phóng từ trên biển với các tàu chiến mặt nước. Cơ cấu phóng trên không với BrahMos-ER hiện vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. Nguồn ảnh: TDM. Mời độc giả xem Video: Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos từ tàu chiến.
Theo hãng thông tấn Sputnik của Nga đăng tải, dòng tên lửa hành trình siêu âm do liên doanh Ấn Độ và Nga phát triển đã đạt được tầm bắn 400km trong một thử nghiệm gần đây, và sẽ sớm đạt tới ngưỡng 500km trong thời gian sắp tới. Nguồn ảnh: TDM.
Theo đó, phía Nga cho biết tầm bắn tối đa của BrahMos sẽ cần phải được cải thiện thêm nhiều hơn nữa, kèm theo đó là khả năng di chuyển với tốc độ siêu siêu âm có thể sẽ được thêm vào trong tương lai. Về mặt lý thuyết, tầm bắn của tên lửa càng xa, nó sẽ càng có nhiều thời gian để tăng tốc. Nguồn ảnh: TDM.
Hiện tại tên lửa BrahMos đang có tốc độ bay tối đa là Mach 2.8. Trong tương lai nếu tầm bắn của BrahMos mở rộng được tới 500 km hoặc hơn, tốc độ bay tối đa của nó có thể sẽ lên tới hơn Mach 4.5 - một tốc độ được cho là có tỷ lệ bị đánh chặn cực kỳ thấp. Nguồn ảnh: TDM.
Trong tháng ba vừa rồi, nguồn tin của phía Nga cũng tiết lộ với Sputnik cho biết quá trình sản xuất hàng loạt tên lửa BrahMos của Ấn Độ sẽ được bắt đầu vào cuối tháng 3/2019. Như vậy có nghĩa là vào thời điểm hiện tại, dây chuyền sản xuất BrahMos đã được khởi động. Nguồn ảnh: DDnational.
Cuối năm 2018, tờ The Diplomat của Mỹ cho biết căn cứ theo những nguồn thạo tin, Ấn Độ đang cố gắng tăng tầm bắn cho BrahMos lên tối đa 600 km. Đặc biệt với phiên bản BrahMos-ER được triển khai từ trên không, tầm bắn có thể lên tới 800 - 900 km. Nguồn ảnh: TDM.
BrahMos-ER là phiên bản tên lửa hành trình BrahMos có khả năng được triển khai từ trên không nhờ các tiêm kích Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ. Giống như mọi phiên bản tên lửa BrahMos khác, các nhà quan sát cho rằng BrahMos-ER hoàn toàn có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Times.
Lần gần đây nhất Ấn Độ thử nghiệm tên lửa BrahMos phiên bản phóng từ máy bay tiêm kích là vào tháng 12/2017. Theo các thông tin được truyền thông Ấn Độ đăng tải sau đó, những tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ đã được nước này cùng Nga cải biên để có thể mang theo được quả tên lửa BrahMos-ER nặng tới 2,5 tấn. Nguồn ảnh: TDM.
Ở cao độ triển khai tối đa 14.000 mét, tên lửa BrahMos-ER có thể dễ dàng đạt tầm bắn vượt qua 600 km. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng khẳng định, việc có tầm bắn và cơ cấu phóng khác biệt có thể biến BrahMos-ER thành một dòng tên lửa hành trình hoàn toàn khác so với BrahMos thông thường. Nguồn ảnh: TDM.
Hiện tại, BrahMos có khả năng được triển khai từ rất nhiều cơ cấu phóng khác nhau bao gồm phóng từ đất liên, phóng từ trên biển với các tàu chiến mặt nước. Cơ cấu phóng trên không với BrahMos-ER hiện vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. Nguồn ảnh: TDM.
Mời độc giả xem Video: Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos từ tàu chiến.