Theo hãng thông tấn Sputnik, liên doanh BrahMos giữa Ấn Độ và Nga vừa thông báo sẽ trang bị thêm cho các tổ hợp phóng của tên lửa BrahMos cụm giá phóng mang theo bốn tên lửa thay vì ba như trước đây, và cụm phóng này đang được nghiên cứu và phát triển bởi L&T Defense - một nhà thầu tư nhân trong lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sputnik.Theo đó, bệ phóng mới này sẽ phù hợp để triển khai tên lửa hành trình BrahMos trên các tàu chiến trên biển, đặc biệt là những tàu chiến có không gian hạn chế và không thể bố trí thêm được cơ cấu phóng thẳng đứng cho các tên lửa BrahMos. Nguồn ảnh: Worlddef.Bệ phóng mới có khả năng giúp các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có khả năng hoạt động linh hoạt hơn, cho phép nó phóng từ bất cứ tàu hải quân nào của bất cứ lực lượng Hải quân nào trên thế giới chứ không riêng gì của Ấn Độ chỉ với một chút tinh chỉnh nhỏ. Nguồn ảnh: Sputnik.Điều này cho thấy triển vọng xuất khẩu tên lửa BrahMos của Ấn Độ trong tương lai là rất rất lớn. Nguồn ảnh: Pakistannews.Bệ phóng mới cho BrahMos được phía Ấn Độ hợp tác với Nga nghiên cứu và sản xuất. Theo như dự kiến ban đầu, loại bệ phóng này có thể phóng lần lượt cả 4 quả tên lửa BrahMos với độ trễ rất thấp hoặc thập chí có thể phóng cả 4 quả trong một lượt phóng duy nhất. Nguồn ảnh: AljazeraKhi tác chiến trên tàu chiến, tổng cộng có thể sẽ có 8 tên lửa BrahMos được khai hỏa cùng lúc với hai dàn phóng x4 ở hai bên mạn tàu. Điều này cho phép gia tăng đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu khi tác chiến tổng lực. Nguồn ảnh: Emajor.Tên lửa hành trình BrahMos có khả năng tấn công mục tiêu với khoảng cách tối đa lên tới 480km và tốc độ bắn tối đa đạt Mach 3.5. Phía Ấn Độ cũng đã từng khẳng định nước này đang hợp tác với phía Nga để "tăng tầm" cho các tên lửa BrahMos. Nguồn ảnh: Indiannews.Cụ thể, phía Nga và Ấn Độ đang hợp tác nghiên cứu để tăng tốc độ cho loại tên lửa này lên tới Mach 7 - nghĩa là nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, trở thành một trong những loại tên lửa khó đánh chặn nhất thế giới vì tốc độ của nó quá nhanh. Nguồn ảnh: Defence.Hiện tại, 75% số lượng linh kiện của tên lửa BrahMos đang được sản xuất tại Ấn Độ. Trong tương lai, phía Ấn Độ dự kiến sẽ xuất khẩu loại tên lửa này ra nước ngoài với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Defence. Mời độc giả xem Video: Tên lửa hành trình BrahMos được triển khai từ máy bay Su-30 của Ấn Độ.
Theo hãng thông tấn Sputnik, liên doanh BrahMos giữa Ấn Độ và Nga vừa thông báo sẽ trang bị thêm cho các tổ hợp phóng của tên lửa BrahMos cụm giá phóng mang theo bốn tên lửa thay vì ba như trước đây, và cụm phóng này đang được nghiên cứu và phát triển bởi L&T Defense - một nhà thầu tư nhân trong lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo đó, bệ phóng mới này sẽ phù hợp để triển khai tên lửa hành trình BrahMos trên các tàu chiến trên biển, đặc biệt là những tàu chiến có không gian hạn chế và không thể bố trí thêm được cơ cấu phóng thẳng đứng cho các tên lửa BrahMos. Nguồn ảnh: Worlddef.
Bệ phóng mới có khả năng giúp các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có khả năng hoạt động linh hoạt hơn, cho phép nó phóng từ bất cứ tàu hải quân nào của bất cứ lực lượng Hải quân nào trên thế giới chứ không riêng gì của Ấn Độ chỉ với một chút tinh chỉnh nhỏ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Điều này cho thấy triển vọng xuất khẩu tên lửa BrahMos của Ấn Độ trong tương lai là rất rất lớn. Nguồn ảnh: Pakistannews.
Bệ phóng mới cho BrahMos được phía Ấn Độ hợp tác với Nga nghiên cứu và sản xuất. Theo như dự kiến ban đầu, loại bệ phóng này có thể phóng lần lượt cả 4 quả tên lửa BrahMos với độ trễ rất thấp hoặc thập chí có thể phóng cả 4 quả trong một lượt phóng duy nhất. Nguồn ảnh: Aljazera
Khi tác chiến trên tàu chiến, tổng cộng có thể sẽ có 8 tên lửa BrahMos được khai hỏa cùng lúc với hai dàn phóng x4 ở hai bên mạn tàu. Điều này cho phép gia tăng đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu khi tác chiến tổng lực. Nguồn ảnh: Emajor.
Tên lửa hành trình BrahMos có khả năng tấn công mục tiêu với khoảng cách tối đa lên tới 480km và tốc độ bắn tối đa đạt Mach 3.5. Phía Ấn Độ cũng đã từng khẳng định nước này đang hợp tác với phía Nga để "tăng tầm" cho các tên lửa BrahMos. Nguồn ảnh: Indiannews.
Cụ thể, phía Nga và Ấn Độ đang hợp tác nghiên cứu để tăng tốc độ cho loại tên lửa này lên tới Mach 7 - nghĩa là nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, trở thành một trong những loại tên lửa khó đánh chặn nhất thế giới vì tốc độ của nó quá nhanh. Nguồn ảnh: Defence.
Hiện tại, 75% số lượng linh kiện của tên lửa BrahMos đang được sản xuất tại Ấn Độ. Trong tương lai, phía Ấn Độ dự kiến sẽ xuất khẩu loại tên lửa này ra nước ngoài với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Defence.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa hành trình BrahMos được triển khai từ máy bay Su-30 của Ấn Độ.