Tay sai của Hitler và cuộc tử chiến cuối cùng trong CTTG 2 (1)

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều tài liệu của Đức sau chiến tranh tiết lộ, có nhiều nhóm lính trung thành với trùm phát xít Hitler vẫn tiếp tục chiến đấu trong thời gian dài, thậm chỉ là cả năm sau khi Berlin đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh.

Trong các tài liệu được giải mã sau này, quân Đồng minh của cả Mỹ, Anh và Liên Xô đều tiết lộ rằng có nhiều nhóm lính Đức tiếp tục chiến đấu vì lý tưởng của trùm phát xít Hitler ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc.
Một số trong đó không hề biết cuộc chiến đã chấm dứt và tham chiến với lòng trung thành của họ với Hitler, tuy nhiên một số trong đó dù biết rằng cuộc chiến đã kết thúc vẫn quyết không chịu đầu hàng vì một vài lý do nào đó. Có thể là do sợ làm tù binh chiến tranh, sợ bị xét xử các tội ác chiến tranh hoặc bí mật hơn nữa, họ là những người lính Đức trung thành tuyệt đối với Hitler và đang được thực hiện các nhiệm vụ bí mật.
Những nhóm nhỏ bị bao vây
Trong “cuộc đua” tốc độ để tiến vào Berlin, cả Mỹ lẫn Liên Xô đều vấp phải những cụm phòng thủ cực kỳ kiên cố mà Đức đã dựng lên nhằm làm chậm và ngăn chặn ý đồ rõ mồn một của phe Đồng minh. Tất nhiên là để rút ngắn tối đa thời gian tiến quân được vào Berlin, Mỹ và Liên Xô thường cố tình bỏ qua các cứ điểm phòng thủ này, chỉ đơn giản là bao vây các cụm phòng thủ này lại và tiếp tục tiến quân vòng qua cứ điểm của đối phương.
Tay sai cua Hitler va cuoc tu chien cuoi cung trong CTTG 2 (1)
 Cuộc đua vào Berlin đã bỏ lại sau lưng rất nhiều cụm phòng thủ kiên cố của Đức bị bao vây. Ảnh: Pinterest.
Trong những tháng ngày tiếp theo sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc vào ngày 8/5/1945, các cứ điểm này vẫn tiếp tục chiến đấu bất chấp lời kêu gọi đầu hàng tới từ các tướng lĩnh và thống chế cũ của Đức quốc xã. Những người lính mù quáng tin vào lời hứa về “Nước Đức phát xít 1000 năm” không thể tin về việc thể chế quốc xã này chỉ tồn tại vỏn vẹn 12 năm 5 tháng và quyết không chịu buông súng.
Ở phòng tuyến Dessau, quân Mỹ và Liên Xô đã thất bại trong việc hội quân do vấp phải sự kháng cự quá mạnh của những đối phương bên kia chiến tuyến. Toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở phòng thủ của Đức trong khu vực này về cơ bản vẫn tiếp tục hoạt động tốt và có đủ lương thực, đạn dược dự trữ ngay cả khi nước Đức đã đầu hàng. Thậm chí trong vùng Đức chiếm đóng này, bưu điện và mạng lưới điện thoại vẫn tiếp tục được vận hành.
Tay sai cua Hitler va cuoc tu chien cuoi cung trong CTTG 2 (1)-Hinh-2
 Người dân tại Dessau phải bỏ nhà ra đi ngay sau khi Chiến tranh đã kết thúc. Ảnh: Pinterest.
Tất nhiên, bên trong đó là những người lính Đức cuồng tín nhất – lực lượng SS. Những kẻ cuồng tín này vẫn tiếp tục chiến đấu ngoan cường, làm tiêu hao sinh lực quân Đồng minh và khiến sĩ quan chỉ huy của Sư đoàn thiết giáp 11 Anh phát ngán. Trước tình hình thắng trận nhưng vẫn tiếp tục… mất lính, vị sĩ quan chỉ huy của Sư đoàn thiết giáp số 11 Quân đội Hoàng gia Anh đã có quyết định được coi là “dã man”, ông ra lệnh cho Sư đoàn dù số 8 Quân đội Đức dẹp bỏ phòng tuyến này. Kết quả là sau một tuần kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, người Đức đã quyết tử người Đức tới chết ở Dessau.
Trận chiến ở Texel
Không chỉ có ở Dessau, ở Texel – một hòn đảo từng thuộc Hà Lan nằm án ngữ trước căn cứ Hải quân Đức ở Den Heldern cũng là nơi diễn ra cuộc chiến dù Chiến tranh Thế giới thứ hai đã chính thức kết thúc.
Vào thời điểm đó, Tiểu đoàn dù 82 của Đức đã thu nhận các tù binh chiến tranh trong đó có hàng nghìn tù binh người Liên Xô – những người tin rằng hành động đầu hàng khi tham chiến của họ bị Liên Xô coi là phản quốc và nếu hồi hương, họ sẽ tiếp tục bị bắt giam hoặc thậm chí là bị xử tử ngay lập tức.
Tay sai cua Hitler va cuoc tu chien cuoi cung trong CTTG 2 (1)-Hinh-3
 Trận chiến trên đảo Texel được coi là trận chiến quy ước cuối cùng ở châu Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Pinterest.
Đối đầu với đội quân “liên hiệp quốc” này là binh lính Canada, phía Canada đã rất vất vả để có thể tấn công được lên đảo Texel, thậm chí người Canada đã hoàn toàn bất lực trong việc đổ bộ nên hòn đảo này khi mọi nỗ lực của họ chỉ được đáp trả lại bằng máu của chính người Canada nhuộm đỏ vùng biển người khơi Hà Lan.
Cuối cùng, khi lính Thuỷ quân Lục chiến bất lực, Canada buộc phải sử dụng lực lượng lính dù tinh nhuệ nhất của mình để chiếm được những điểm phòng thủ cốt yếu nhất trên đảo trước khi thuỷ quân lục chiến đổ bộ được lên hòn đảo này và sau đó khuất phục lực lượng phòng thủ bằng cách đánh tiến lấn áp đảo hoả lực.
Tay sai cua Hitler va cuoc tu chien cuoi cung trong CTTG 2 (1)-Hinh-4
 Đội quân hỗn tạp quyết tử trên đảo Texel. Ảnh: Pinterest.
Tới khi cuộc chiến kết thúc, đội quân hỗn tạp gồm khoảng 3500 lính của phía phát xít chỉ còn vỏn vẹn… 400 người. Những người lính này lại tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích, phản kháng lại mọi lời kêu gọi đầu hàng bằng súng đạn, tiến hành khủng bố dân địa phương và thực hiện hàng loạt các cuộc phục kích vào lực lượng đồng minh trên đảo cho tới khi hết sạch nhu yếu phẩm và đạn dược, một vài trong số họ ra đầu hàng trong khi số còn lại tìm cách vượt biển vào đất liền và biến mất giữa sự hỗn loạn của châu Âu thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
(còn nữa)

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.


Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)