Xem ra, Hải quân Mỹ ngày càng “mất kiên nhẫn” các vấn đề rắc rối kỹ thuật “vô hạn” của dòng tiêm kích tàng hình F-35. Mặc dù đã tiếp nhận một số lượng đáng kể tuy nhiên họ vẫn chưa dừng việc đào tạo phi công lái loại máy bay cũ hơn AV-8B Harrier II. Nguồn ảnh: WikipediaTheo thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Hải quân Mỹ đã ký hai hợp đồng lớn với Tập đoàn Boeing để nâng cấp và hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật máy bay huấn luyện T/AV-8B Harrier II. Nguồn ảnh: WikipediaTrong đó, hợp đồng cung cập dịch vụ hầu cần kỹ thuật trị giá 71,3 triệu USD, hợp đồng còn lại nâng cấp T/AV-8B Harrier trị giá 16 triệu USD sẽ tích hợp hệ thống điện tử - vũ khí mới và giảm thiểu lỗi hệ thống chung dự kiến hoàn thành tháng 3/2024. Nguồn ảnh: WikipediaT/AV-8B Harrier II là phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi của dòng máy bay chiến đấu trên hạm chủ lực AV-8B Harrier II chuyên phục vụ trên các tàu đổ bộ có boong phóng lớn (LPD). Động thái này xem ra, Hải quân Mỹ tiếp tục đào tạo phi công, duy trì sức chiến đấu của các đơn vị AV-8B trước viễn cảnh còn khá lâu để F-35B đạt được sự ổn đỉnh cần thiết. Nguồn ảnh: WikipediaTrước đó, theo kế hoạch Hải quân Mỹ sẽ chỉ vận hành các máy bay AV-8B đến trước năm 2025 rồi sẽ dần dần loại bỏ. Thế nhưng, xem ra dự định này sẽ phải thay đổi, có khả năng AV-8B sẽ “sống tiếp những ngày hạnh phúc” lâu hơn nữa với Hải quân Mỹ thay cho “tình trẻ” F-35B “khó tính”. Nguồn ảnh: WikipediaAV-8B Harrier II là dòng máy bay cường kích một động cơ "độc đáo" do Anh thiết kế và Mỹ mua lại giấy phép sản xuất từ những năm 1980. Hơn 330 chiếc đã được sản xuất liên tục từ 1981-2003 với đơn giá ước tính 24-30 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: WikipediaTuy tính nay bay lượn, cơ động, hỏa lực không được đánh giá cao, nhưng AV-8B sở hữu khả năng “hiếm có” đó là cất – hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng như một máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, có thể thấy rõ “siêu động cơ” AV-8B đang thực hiện hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng trong đêm tối. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, đánh đổi tính nay triển khai độc đáo này, AV-8B Harrier II "buộc phải hi sinh" nhiều thứ như tốc độ tối đa chỉ đạt cận âm 1.083km/h, bán kính chiến đấu cũng ngắn chỉ 556km, tốc độ leo cao rất kém 75m/s. Nguồn ảnh: WikipediaBay lượn kém cho nên AV-8B chỉ đóng vai trò như máy bay cường kích, tấn công mặt đất. Nó có 6 điểm treo cho phép mang tối đa 4,2 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất và một số loại bom. Nguồn ảnh: WikipediaBên cạnh đó, AV-8B nổi tiếng là máy bay "mất an toàn nhất thế giới" do động cơ đặc biệt của nó. Kể từ khi đưa vào phục vụ năm 1985 tới nay, khoảng 110 máy bay AV-8B đã bị hư hỏng vì nhiều lý do, ước tính 45 phi công đã thiệt mạng khi lái cỗ máy này... Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video AV-8B Harrier II cất hạ cánh thẳng đứng "kỳ diệu". Nguồn: Youtube
Xem ra, Hải quân Mỹ ngày càng “mất kiên nhẫn” các vấn đề rắc rối kỹ thuật “vô hạn” của dòng tiêm kích tàng hình F-35. Mặc dù đã tiếp nhận một số lượng đáng kể tuy nhiên họ vẫn chưa dừng việc đào tạo phi công lái loại máy bay cũ hơn AV-8B Harrier II. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Hải quân Mỹ đã ký hai hợp đồng lớn với Tập đoàn Boeing để nâng cấp và hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật máy bay huấn luyện T/AV-8B Harrier II. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó, hợp đồng cung cập dịch vụ hầu cần kỹ thuật trị giá 71,3 triệu USD, hợp đồng còn lại nâng cấp T/AV-8B Harrier trị giá 16 triệu USD sẽ tích hợp hệ thống điện tử - vũ khí mới và giảm thiểu lỗi hệ thống chung dự kiến hoàn thành tháng 3/2024. Nguồn ảnh: Wikipedia
T/AV-8B Harrier II là phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi của dòng máy bay chiến đấu trên hạm chủ lực AV-8B Harrier II chuyên phục vụ trên các tàu đổ bộ có boong phóng lớn (LPD). Động thái này xem ra, Hải quân Mỹ tiếp tục đào tạo phi công, duy trì sức chiến đấu của các đơn vị AV-8B trước viễn cảnh còn khá lâu để F-35B đạt được sự ổn đỉnh cần thiết. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước đó, theo kế hoạch Hải quân Mỹ sẽ chỉ vận hành các máy bay AV-8B đến trước năm 2025 rồi sẽ dần dần loại bỏ. Thế nhưng, xem ra dự định này sẽ phải thay đổi, có khả năng AV-8B sẽ “sống tiếp những ngày hạnh phúc” lâu hơn nữa với Hải quân Mỹ thay cho “tình trẻ” F-35B “khó tính”. Nguồn ảnh: Wikipedia
AV-8B Harrier II là dòng máy bay cường kích một động cơ "độc đáo" do Anh thiết kế và Mỹ mua lại giấy phép sản xuất từ những năm 1980. Hơn 330 chiếc đã được sản xuất liên tục từ 1981-2003 với đơn giá ước tính 24-30 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy tính nay bay lượn, cơ động, hỏa lực không được đánh giá cao, nhưng AV-8B sở hữu khả năng “hiếm có” đó là cất – hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng như một máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, có thể thấy rõ “siêu động cơ” AV-8B đang thực hiện hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng trong đêm tối. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, đánh đổi tính nay triển khai độc đáo này, AV-8B Harrier II "buộc phải hi sinh" nhiều thứ như tốc độ tối đa chỉ đạt cận âm 1.083km/h, bán kính chiến đấu cũng ngắn chỉ 556km, tốc độ leo cao rất kém 75m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bay lượn kém cho nên AV-8B chỉ đóng vai trò như máy bay cường kích, tấn công mặt đất. Nó có 6 điểm treo cho phép mang tối đa 4,2 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất và một số loại bom. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, AV-8B nổi tiếng là máy bay "mất an toàn nhất thế giới" do động cơ đặc biệt của nó. Kể từ khi đưa vào phục vụ năm 1985 tới nay, khoảng 110 máy bay AV-8B đã bị hư hỏng vì nhiều lý do, ước tính 45 phi công đã thiệt mạng khi lái cỗ máy này... Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video AV-8B Harrier II cất hạ cánh thẳng đứng "kỳ diệu". Nguồn: Youtube