Những chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh, vẫn là những chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Đi vào rõ hơn, mỗi tàu ngầm này dài tới gần 183 mét và rộng hơn một biệt thự trung bình của Mỹ.Vào những năm 1970, Liên Xô bắt tay vào một chương trình vũ khí hạt nhân mới, để phát triển một loại tàu ngầm bắn tên lửa (mật danh là Typhoon) và tên lửa hạt nhân mới, được thiết kế dài 173m, rộng 23m và cao gần 12m.Các tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon có lượng choán nước lên đến 23.200 tấn, chứa 20 tên lửa đạn đạo RSM-52. Các tàu ngầm hiện nay đều được thiết thiết kế hiện đại, nhưng với kích khổng lồ của Typhoon, các kỹ sư tại Phòng thiết kế Rubin của St.Petersburg, có thể bố trí thêm những tiện nghi chưa từng có, như phòng tắm nắng, hồ bơi và phòng xông hơi khô.Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Typhoon, mang tên Dmitri Donskoy (TK-208) đi vào hoạt động năm 1981. Nga đã chế tạo tổng cộng 5 chiếc Typhoon, nhưng hiện nay, chỉ có chiếc Donskoy này còn hoạt động.Tàu ngầm Dmitri Donskoy đã dành sự nghiệp hậu Chiến tranh Lạnh, để làm nơi thử nghiệm thế hệ tên lửa và công nghệ tàu ngầm mới của Nga, đồng thời là công cụ trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm. Đây là tàu được coi bé nhất trong số các tàu ngầm hạng Typhoon.Ngày nay, một thế hệ tàu ngầm tên lửa mới hơn của Nga, mật danh Borei, đang thay thế các tàu ngầm Delta và Typhoon đã cũ của Hải quân Nga. Các tàu ngầm mã Borei mang 16 tên lửa Bulava, cho tổng đương lượng nổ 7.200 kiloton, mặc dù tên lửa Bulava có thể chính xác hơn nhiều so với các tên lửa tiền nhiệm.Mặc dù được coi là bé nhất trong số các tàu ngầm lớp Typhoon, nhưng Dmitri Donskoy lớn gần gấp đôi tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Và không có tàu ngầm nào tránh khỏi những lời chỉ trích, nhưng tàu ngầm lớp Typhoon được coi là một kỳ quan kỹ thuật, ngay cả đối với các nhà phân tích phương Tây.Tàu ngầm lớp Typhoon được trang bị 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-39 Rif. Tên lửa khổng lồ này, được NATO gọi là SS-N-20 Sturgeon, dài khoảng 18m và rộng gần 3m. Tên lửa này lớn hơn nhiều so với tên lửa Trident-II, do các tàu tương đương của Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ mang theo.Dmitry Donskoy hiện được trang bị tên lửa RSM-56 Bulava hiện đại hơn, thay thế cho R-39M. Tên lửa có tầm bắn khoảng 8.000km và có thể mang theo 6 đầu đạn hoặc nhiều hơn. Nhưng không rõ liệu tất cả các ống phóng tên lửa của tàu, có được hiện đại hóa để mang tên lửa mới hay không.Ngoài sức mạnh vũ khí, con tàu còn được thiết kế như một khách sạn 5 sao, với rất nhiều phòng chức năng hết sức sang trọng và tiện dụng. Phòng tắm hơi lớn trên chiếc tàu ngầm dài 174 m. Kích thước tàu ngầm giúp người ta có đủ diện tích, để thiết kế phòng tắm hơi phục vụ nhu cầu các thủy thủ. Phòng tắm hơi được lót gỗ như phòng tắm tiêu chuẩn trên đất liền.Phòng tắm hơi được thiết kế sang trọng, giúp các thủy thủ trút mệt mỏi sau sau khi làm nhiệm vụ. Hải quân Nga duy trì các tàu ngầm hoạt động 24/24, nên thủy thủ đoàn cần chia ca để đảm việc vận hành tàu.Tại khu phòng tắm của tàu ngầm đều được bố trí các bình nước nóng. Mỗi tàu lớp này có thể hoạt động liên tục 180 ngày dưới biển, trong điều kiện bình thường hoặc lặn lâu hơn nữa trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.Trên tàu còn có các hồ bơi nhỏ, thành bể bơi được ốp lát bằng gạch men. Người ta tháo nước khỏi thân tàu khi nó đang neo đậu. Diện tích bể bơi không đủ để các thủy thủ bơi lặn, nhưng nó quá rộng để phục vụ nhu cầu tắm của nhiều người cùng một lúc.Ngoài ra, trên tàu còn có phòng tập thể hình, giúp các thủy thủ rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, thiết bị trong các phòng tập này được thiết kế đặc biệt, để không tạo ra tiếng động lớn trong quá trình sử dụng, giúp giảm khả năng tàu ngầm bị hệ thống thủy âm của đối phương phát hiện.Ở tuổi 40, Dmitri Donskoy sắp đến tuổi nghỉ hưu. Liên Xô đã chế tạo tàu Typhoon trong thời gian trước khi có máy tính và tên lửa đạn đạo nhỏ gọn. Nhưng Typhoon vẫn là kỳ quan quân sự của nhân loại, vẫn là vũ khí đáng sợ và nguy hiểm bậc nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: RBTH. Cận cảnh sức mạnh của tàu ngầm nguyên tử lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo. Nguồn: Horizon.
Những chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh, vẫn là những chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Đi vào rõ hơn, mỗi tàu ngầm này dài tới gần 183 mét và rộng hơn một biệt thự trung bình của Mỹ.
Vào những năm 1970, Liên Xô bắt tay vào một chương trình vũ khí hạt nhân mới, để phát triển một loại tàu ngầm bắn tên lửa (mật danh là Typhoon) và tên lửa hạt nhân mới, được thiết kế dài 173m, rộng 23m và cao gần 12m.
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon có lượng choán nước lên đến 23.200 tấn, chứa 20 tên lửa đạn đạo RSM-52. Các tàu ngầm hiện nay đều được thiết thiết kế hiện đại, nhưng với kích khổng lồ của Typhoon, các kỹ sư tại Phòng thiết kế Rubin của St.Petersburg, có thể bố trí thêm những tiện nghi chưa từng có, như phòng tắm nắng, hồ bơi và phòng xông hơi khô.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Typhoon, mang tên Dmitri Donskoy (TK-208) đi vào hoạt động năm 1981. Nga đã chế tạo tổng cộng 5 chiếc Typhoon, nhưng hiện nay, chỉ có chiếc Donskoy này còn hoạt động.
Tàu ngầm Dmitri Donskoy đã dành sự nghiệp hậu Chiến tranh Lạnh, để làm nơi thử nghiệm thế hệ tên lửa và công nghệ tàu ngầm mới của Nga, đồng thời là công cụ trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm. Đây là tàu được coi bé nhất trong số các tàu ngầm hạng Typhoon.
Ngày nay, một thế hệ tàu ngầm tên lửa mới hơn của Nga, mật danh Borei, đang thay thế các tàu ngầm Delta và Typhoon đã cũ của Hải quân Nga. Các tàu ngầm mã Borei mang 16 tên lửa Bulava, cho tổng đương lượng nổ 7.200 kiloton, mặc dù tên lửa Bulava có thể chính xác hơn nhiều so với các tên lửa tiền nhiệm.
Mặc dù được coi là bé nhất trong số các tàu ngầm lớp Typhoon, nhưng Dmitri Donskoy lớn gần gấp đôi tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Và không có tàu ngầm nào tránh khỏi những lời chỉ trích, nhưng tàu ngầm lớp Typhoon được coi là một kỳ quan kỹ thuật, ngay cả đối với các nhà phân tích phương Tây.
Tàu ngầm lớp Typhoon được trang bị 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-39 Rif. Tên lửa khổng lồ này, được NATO gọi là SS-N-20 Sturgeon, dài khoảng 18m và rộng gần 3m. Tên lửa này lớn hơn nhiều so với tên lửa Trident-II, do các tàu tương đương của Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ mang theo.
Dmitry Donskoy hiện được trang bị tên lửa RSM-56 Bulava hiện đại hơn, thay thế cho R-39M. Tên lửa có tầm bắn khoảng 8.000km và có thể mang theo 6 đầu đạn hoặc nhiều hơn. Nhưng không rõ liệu tất cả các ống phóng tên lửa của tàu, có được hiện đại hóa để mang tên lửa mới hay không.
Ngoài sức mạnh vũ khí, con tàu còn được thiết kế như một khách sạn 5 sao, với rất nhiều phòng chức năng hết sức sang trọng và tiện dụng. Phòng tắm hơi lớn trên chiếc tàu ngầm dài 174 m. Kích thước tàu ngầm giúp người ta có đủ diện tích, để thiết kế phòng tắm hơi phục vụ nhu cầu các thủy thủ. Phòng tắm hơi được lót gỗ như phòng tắm tiêu chuẩn trên đất liền.
Phòng tắm hơi được thiết kế sang trọng, giúp các thủy thủ trút mệt mỏi sau sau khi làm nhiệm vụ. Hải quân Nga duy trì các tàu ngầm hoạt động 24/24, nên thủy thủ đoàn cần chia ca để đảm việc vận hành tàu.
Tại khu phòng tắm của tàu ngầm đều được bố trí các bình nước nóng. Mỗi tàu lớp này có thể hoạt động liên tục 180 ngày dưới biển, trong điều kiện bình thường hoặc lặn lâu hơn nữa trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Trên tàu còn có các hồ bơi nhỏ, thành bể bơi được ốp lát bằng gạch men. Người ta tháo nước khỏi thân tàu khi nó đang neo đậu. Diện tích bể bơi không đủ để các thủy thủ bơi lặn, nhưng nó quá rộng để phục vụ nhu cầu tắm của nhiều người cùng một lúc.
Ngoài ra, trên tàu còn có phòng tập thể hình, giúp các thủy thủ rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, thiết bị trong các phòng tập này được thiết kế đặc biệt, để không tạo ra tiếng động lớn trong quá trình sử dụng, giúp giảm khả năng tàu ngầm bị hệ thống thủy âm của đối phương phát hiện.
Ở tuổi 40, Dmitri Donskoy sắp đến tuổi nghỉ hưu. Liên Xô đã chế tạo tàu Typhoon trong thời gian trước khi có máy tính và tên lửa đạn đạo nhỏ gọn. Nhưng Typhoon vẫn là kỳ quan quân sự của nhân loại, vẫn là vũ khí đáng sợ và nguy hiểm bậc nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: RBTH.
Cận cảnh sức mạnh của tàu ngầm nguyên tử lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo. Nguồn: Horizon.