Hiện nay Nga là quốc gia có công nghệ chế tạo tàu ngầm tốt nhất thế giới, những chiếc tàu ngầm hạt nhân do Nga chế tạo có tiếng ồn chưa bằng con cá voi bơi trong đại dương; nhưng trong công nghệ chế tạo tàu ngầm, người Mỹ đã đi trước Liên Xô rất nhiều năm. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Flickr.Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, khi đó tàu ngầm của Liên Xô có tiếng ồn rất lớn. Ira Dyer, chuyên gia âm học và giáo sư kỹ thuật đại dương tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết: “Trong một thời gian dài, Liên Xô dường như không quan tâm đến tiếng ồn phát ra từ tàu ngầm của họ”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor I của Liên Xô - Nguồn: Flickr.Các nhà thiết kế tàu ngầm của Liên Xô khi đó chỉ quan tâm làm sao chế tạo ra những con tàu lớn nhất, được vũ trang “khủng nhất”; nhưng họ ít chú ý đến tính năng tàng hình của con tàu, đó là công nghệ triệt âm, tránh để những thiết bị dò âm thanh (sonar) của đối phương phát hiện. Ảnh: Tàu ngầm lớp Alfa của Liên Xô - Nguồn: Military.Một trong những bộ phận có khả năng gây tiếng ồn nhiều nhất trên tàu ngầm là trục chân vịt và chân vịt của tàu. Đó là do hiện tượng khi cánh quạt quay nhanh, tạo ra các túi có áp suất thấp xuất hiện dưới dạng bong bóng hơi trên cánh chân vịt. Ảnh: Chân vịt tàu ngầm lớp Lada 677 - Nguồn: Topwar.ruKhi cánh quạt quay, những bóng khí có áp suất thấp này tách khỏi cánh chân vịt, biến mất trong vùng nước phía sau tàu ngầm. Các bong bóng áp suất thấp này nhanh chóng co lại, trở về trạng thái áp suất trung tính và tạo ra tiếng ồn. Người Mỹ đã phát hiện ra nguyên lý này và đã có biện pháp khắc phục. Ảnh: Chân vịt tàu ngầm SSBN K-433 St George của Nga - Nguồn: RussianarmsNăm 1967, John Anthony Walker bước vào Đại sứ quán Liên Xô ở Thủ đô Washington DC của Mỹ và khẳng định, mình là một nguồn thông tin đáng tin cậy, sẵn sàng cung cấp những thông tin quan trọng cho Liên Xô. Ảnh: John Anthony Walker - Nguồn: Wkipedia.John Anthony Walker là một thủy thủ trên tàu ngầm của Hải quân Mỹ, năm 1955 Walker gia nhập Hải quân để khỏi phải đi tù sau khi bị bắt vì tội trộm cắp. Ông nhanh chóng thăng cấp và trở thành sĩ quan bảo đảm và chuyên gia truyền thông trên tàu ngầm USS Andrew Jackson, một tàu ngầm hạt nhân lớp Lafayette của Mỹ. Ảnh: Vụ án của Walker trên báo chí Mỹ - Nguồn: AlchetronVới bản tính lanh lợi, Walker đã nhanh chóng nắm bắt được nhiều công nghệ quan trọng, những công nghệ này sau này đã được bán cho Liên Xô và góp phần đắc lực nâng cao sức mạnh của hải quân Liên Xô. Ảnh: John Anthony Walker khi còn trẻ - Nguồn: Wkipedia. Vì vướng vào nợ nần, Walker chuyển sang hoạt động gián điệp; không những vậy, Walker còn tuyển mộ cả những người của chính gia đình anh ta; Walker đã bán thông tin cho Liên Xô trong gần 20 năm. Ảnh: Walker (trái) bị cơ quan an ninh Mỹ bắt - Nguồn: AlchetronTạp chí Lịch sử Hải quân của Viện Hải quân Mỹ đánh giá: “Liên Xô đã đạt được những thành tựu đáng kể trong chiến tranh hải quân nhờ vào thông tin gián điệp của Walker cung cấp”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Akula của Liên Xô, được đóng năm 1983 được cho là áp dụng nhiều công nghệ của Mỹ - Nguồn: Indianavy.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Caspar Weinberger cho biết: “Hoạt động gián điệp của Walker đã cung cấp cho Moscow quyền truy cập vào dữ liệu vũ khí và cảm biến cũng như các chiến thuật hải quân, các mối đe dọa khủng bố và huấn luyện, sẵn sàng và chiến thuật trên mặt đất, tàu ngầm và trên không”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.Một trong những bí mật mà Walker đã cung cấp cho phía Liên Xô đó chính là bí mật về công nghệ giảm tiến ồn của tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô là những chiếc tàu ngầm đầu tiên được áp dụng công nghệ của Mỹ để giảm tiếng ồn. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.Sau này một số chuyên gia sử học vẫn cho rằng, những chiếc tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô nên gọi tên là tàu ngầm lớp Walker, do mối liên hệ giả định giữa sự hỗ trợ của John Anthony Walker với Liên Xô và sự cải tiến tương ứng trong giảm ồn cho tàu ngầm. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.Không chỉ cung cấp công nghệ, Liên Xô còn biết những công nghệ đó có nguồn gốc từ đâu, công ty Toshiba của Nhật Bản Kongsberg của Nauy cũng là một trong những nơi cung cấp công nghệ cho việc chế tạo tàu ngầm của Liên Xô, khi cung cấp những máy tiện CNC để chế tạo các chi tiết trục và chân vịt. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.Tuy nhiên, thông tin tình báo của nhiều chuyên gia khẳng định rằng John Anthony Walker “đã cung cấp đủ thông tin dữ liệu mã để thay đổi đáng kể cán cân quyền lực giữa Liên Xô và Mỹ”. Nếu Liên Xô và Mỹ xảy ra chiến tranh, thì hải quân Mỹ sẽ gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với hải quân Liên Xô. Ảnh: Walker (giữa) đã cung cấp nhiều thông tin bí mật của Mỹ cho Liên Xô - Nguồn: Latimes Video Tìm hiểu tàu ngầm hiện đại nhất Hải quân Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN
Hiện nay Nga là quốc gia có công nghệ chế tạo tàu ngầm tốt nhất thế giới, những chiếc tàu ngầm hạt nhân do Nga chế tạo có tiếng ồn chưa bằng con cá voi bơi trong đại dương; nhưng trong công nghệ chế tạo tàu ngầm, người Mỹ đã đi trước Liên Xô rất nhiều năm. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Flickr.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, khi đó tàu ngầm của Liên Xô có tiếng ồn rất lớn. Ira Dyer, chuyên gia âm học và giáo sư kỹ thuật đại dương tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết: “Trong một thời gian dài, Liên Xô dường như không quan tâm đến tiếng ồn phát ra từ tàu ngầm của họ”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor I của Liên Xô - Nguồn: Flickr.
Các nhà thiết kế tàu ngầm của Liên Xô khi đó chỉ quan tâm làm sao chế tạo ra những con tàu lớn nhất, được vũ trang “khủng nhất”; nhưng họ ít chú ý đến tính năng tàng hình của con tàu, đó là công nghệ triệt âm, tránh để những thiết bị dò âm thanh (sonar) của đối phương phát hiện. Ảnh: Tàu ngầm lớp Alfa của Liên Xô - Nguồn: Military.
Một trong những bộ phận có khả năng gây tiếng ồn nhiều nhất trên tàu ngầm là trục chân vịt và chân vịt của tàu. Đó là do hiện tượng khi cánh quạt quay nhanh, tạo ra các túi có áp suất thấp xuất hiện dưới dạng bong bóng hơi trên cánh chân vịt. Ảnh: Chân vịt tàu ngầm lớp Lada 677 - Nguồn: Topwar.ru
Khi cánh quạt quay, những bóng khí có áp suất thấp này tách khỏi cánh chân vịt, biến mất trong vùng nước phía sau tàu ngầm. Các bong bóng áp suất thấp này nhanh chóng co lại, trở về trạng thái áp suất trung tính và tạo ra tiếng ồn. Người Mỹ đã phát hiện ra nguyên lý này và đã có biện pháp khắc phục. Ảnh: Chân vịt tàu ngầm SSBN K-433 St George của Nga - Nguồn: Russianarms
Năm 1967, John Anthony Walker bước vào Đại sứ quán Liên Xô ở Thủ đô Washington DC của Mỹ và khẳng định, mình là một nguồn thông tin đáng tin cậy, sẵn sàng cung cấp những thông tin quan trọng cho Liên Xô. Ảnh: John Anthony Walker - Nguồn: Wkipedia.
John Anthony Walker là một thủy thủ trên tàu ngầm của Hải quân Mỹ, năm 1955 Walker gia nhập Hải quân để khỏi phải đi tù sau khi bị bắt vì tội trộm cắp. Ông nhanh chóng thăng cấp và trở thành sĩ quan bảo đảm và chuyên gia truyền thông trên tàu ngầm USS Andrew Jackson, một tàu ngầm hạt nhân lớp Lafayette của Mỹ. Ảnh: Vụ án của Walker trên báo chí Mỹ - Nguồn: Alchetron
Với bản tính lanh lợi, Walker đã nhanh chóng nắm bắt được nhiều công nghệ quan trọng, những công nghệ này sau này đã được bán cho Liên Xô và góp phần đắc lực nâng cao sức mạnh của hải quân Liên Xô. Ảnh: John Anthony Walker khi còn trẻ - Nguồn: Wkipedia.
Vì vướng vào nợ nần, Walker chuyển sang hoạt động gián điệp; không những vậy, Walker còn tuyển mộ cả những người của chính gia đình anh ta; Walker đã bán thông tin cho Liên Xô trong gần 20 năm. Ảnh: Walker (trái) bị cơ quan an ninh Mỹ bắt - Nguồn: Alchetron
Tạp chí Lịch sử Hải quân của Viện Hải quân Mỹ đánh giá: “Liên Xô đã đạt được những thành tựu đáng kể trong chiến tranh hải quân nhờ vào thông tin gián điệp của Walker cung cấp”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Akula của Liên Xô, được đóng năm 1983 được cho là áp dụng nhiều công nghệ của Mỹ - Nguồn: Indianavy.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Caspar Weinberger cho biết: “Hoạt động gián điệp của Walker đã cung cấp cho Moscow quyền truy cập vào dữ liệu vũ khí và cảm biến cũng như các chiến thuật hải quân, các mối đe dọa khủng bố và huấn luyện, sẵn sàng và chiến thuật trên mặt đất, tàu ngầm và trên không”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.
Một trong những bí mật mà Walker đã cung cấp cho phía Liên Xô đó chính là bí mật về công nghệ giảm tiến ồn của tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô là những chiếc tàu ngầm đầu tiên được áp dụng công nghệ của Mỹ để giảm tiếng ồn. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.
Sau này một số chuyên gia sử học vẫn cho rằng, những chiếc tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô nên gọi tên là tàu ngầm lớp Walker, do mối liên hệ giả định giữa sự hỗ trợ của John Anthony Walker với Liên Xô và sự cải tiến tương ứng trong giảm ồn cho tàu ngầm. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.
Không chỉ cung cấp công nghệ, Liên Xô còn biết những công nghệ đó có nguồn gốc từ đâu, công ty Toshiba của Nhật Bản Kongsberg của Nauy cũng là một trong những nơi cung cấp công nghệ cho việc chế tạo tàu ngầm của Liên Xô, khi cung cấp những máy tiện CNC để chế tạo các chi tiết trục và chân vịt. Ảnh: Tàu ngầm lớp Victor III của Liên Xô - Nguồn: Subsim.
Tuy nhiên, thông tin tình báo của nhiều chuyên gia khẳng định rằng John Anthony Walker “đã cung cấp đủ thông tin dữ liệu mã để thay đổi đáng kể cán cân quyền lực giữa Liên Xô và Mỹ”. Nếu Liên Xô và Mỹ xảy ra chiến tranh, thì hải quân Mỹ sẽ gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với hải quân Liên Xô. Ảnh: Walker (giữa) đã cung cấp nhiều thông tin bí mật của Mỹ cho Liên Xô - Nguồn: Latimes
Video Tìm hiểu tàu ngầm hiện đại nhất Hải quân Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN