Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Mỹ thiếu các đối thủ ngang tầm, vì vậy Mỹ đã phát triển các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ tiếp theo, để tấn công các mục tiêu ven biển. Đồng thời sử dụng pháo hạm tầm xa, để làm hỏa lực của hải quân, nhằm tiết kiệm chi phí, hơn là dùng tên lửa hành trình Tomahawk có giá hàng triệu USD/ quả.Vào thập niên 2000, tàu khu trục tàng hình DDG-1000 Zumwalt là chiếc đầu tiên của thế hệ tàu khu trục tiếp theo của Hải quân Mỹ, được trang bị nhiều công nghệ tương lai; thủy thủ đoàn chỉ cần 95 người, thay vì 300 người như trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Dự kiến sẽ có 32 chiếc DDG-1000 thay thế tàu khu trục lớp Arleigh Burke.Con tàu đầu tiên mang tên USS Zumwalt, có hình dáng giống như phim viễn tưởng, với phần thân tàu chìm, lớn hơn thượng tầng, giúp giảm tiết diện radar của tàu, chỉ tương đương với một tàu đánh cá nhỏ. Các động cơ của con tàu có công suất tối đa 58 megawatt, cho con tàu nặng 17.630 tấn này, tốc độ tối đa 33,5 hải lý/h.Về vũ khí, ngoài 2 pháo điện từ, Zumwalt có 80 ô phóng tên lửa thẳng đứng Mark 57, được phân tán khắp tàu, để giảm thiểu các vụ nổ khi bị vũ khí của đối phương bắn trúng. Những ô phóng này có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC, hoặc bốn tên lửa phòng không tầm trung Sea Sparrow.Sàn đáp và nhà chứa máy bay rộng rãi của Zumwalt, có thể chứa tối đa ba máy bay trực thăng MQ-8B hoặc hai trực thăng MH-60R, được trang bị tên lửa chống tăng Hellfire hoặc ngư lôi. Ngoài ra Zumwalt cũng trang bị một sonar băng thông kép, có khả năng săn tàu ngầm, nhưng thiếu ngư lôi như tàu khu trục Arleigh Burke.Thủy thủ đoàn của Zumwalt gồm 150 người, cộng với một phi đội hai là 28 người, như vậy đã vượt hơn 50% so với con số đã hứa ban đầu (90 người), nhưng vẫn chỉ bằng một nửa so với một khu trục hạm Arleigh-Burke. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại, thủy thủ đoàn quá nhỏ, ít dự phòng; nếu các tàu phải chịu thiệt hại trong chiến đấu.Đến năm 2008, Quân đội Mỹ không còn quan tâm nhiều đến việc dùng hải quân, để răn đe các quốc gia yếu hơn về mặt quân sự. Thay vào đó, họ phải đối đầu với thách thức đặt ra, bởi các hạm đội tàu nổi và tàu ngầm, cũng như tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.Tệ hơn là pháo điện từ trang bị trên Zumwalt không thể đưa vào sử dụng, vì quá phức tạp về công nghệ. Hơn nữa, các quả đạn dẫn đường bằng GPS LRLAP có giá 800.000 USD/quả, đắt ngang với tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng có độ chính xác hơn, tầm bắn xa hơn và khó đánh chặn hơn. Cuối cùng Hải quân Mỹ đã phải loại bỏ hai khẩu pháo điện từ trên Zumwalt.Mặc dù là vũ khí mang tính cách mạng, nhưng với chi phí đã vượt quá 50%, dẫn đến chương trình phải hủy bỏ theo Đạo luật Nunn-McCurdy. Năm 2008, Hải quân Mỹ chỉ đồng ý đóng hai chiếc Zumwalts, để dồn tiền mua tàu Arleigh Burke Flight III. Nhưng Thượng nghị sĩ Susan Collins của bang Maine, đã đấu tranh để đóng con tàu thứ ba, nhằm giữ việc làm cho nhà máy đóng tàu Bath Iron Works, thuộc bang của nghị sĩ này.Mỗi chiếc Zumwalt hiện có giá 4,5 tỷ USD, chưa tính 10 tỷ USD chi phí phát triển. Giống như F-35 và Tàu chiến đấu Littoral, chi phí tăng cao của Zumwalt là do Hải quân tham vọng tích hợp các công nghệ hoàn toàn mới chưa được kiểm chứng. Kết quả là chiếc Zumwalt đã bị hỏng, khi di chuyển qua kênh đào Panama vào tháng 11/2016.Theo một báo cáo của Văn phòng Giải trình Trách nhiệm của Chính phủ Mỹ năm 2018 cho biết, chỉ có 5/12 công nghệ chính của Zumwalt là có sự tin tưởng. Điều không thể tin được là 2 tàu được đưa vào sử dụng, nhưng không hề có hệ thống chiến đấu nào. Chiếc Zumwalt đầu tiên, được đưa vào hoạt động vào năm 2012, nhưng đến năm 2021, vẫn chưa hình thành khả năng chiến đấu.Phương án "hạ cấp" Zumwalt, nhằm hạn chế chi phí được áp dụng; thay vì sử dụng radar SPY-4 cực mạnh, với độ phân giải mục tiêu cao, thì sẽ thay thế bằng radar SPY-3. Việc thay thế này đã tiết kiệm được 80 triệu USD cho mỗi con tàu, nhưng khả năng tìm kiếm trên không đã bị suy giảm đáng kể.Mặc dù các giếng phóng tên lửa của Zumwalt tương thích với nhiều loại tên lửa của hải quân Mỹ; tuy nhiên những loại tên lửa này, lại phụ thuộc vào "Hệ thống Chiến đấu Aegis", mà hệ thống này Zumwalt lại không trang bị. Hệ thống hỏa lực tầm cực gần cuối cùng của Zumwalt, đã bị hạ cấp từ pháo 57 mm xuống pháo 30 mm, có tính năng kém hơn nhiều.Ba chiếc DDG-1000 có giúp tăng năng lực chiến đấu của Hải quân Mỹ, khi đã "đốt'' vô số ngân sách; mặc dù chúng có các tính năng tàng hình và tốc độ cao? Không hề có; vì các tàu lớp Zumwalt, đến hiện tại vẫn thiếu vũ khí, tên lửa chống hạm, ngư lôi chống ngầm và tên lửa phòng không tầm xa.Hơn nữa, tàu Zumwalt có ít ô phóng tên lửa hơn các tàu khu trục Arleigh-Burke (96), tàu tuần dương lớp Ticonderoga (122) hoặc tàu ngầm tiến công mang tên lửa hành trình lớp Ohio (144). Nhưng tàu này đều rẻ hơn; thậm chí tàu ngầm lớp Ohio còn có khả năng giữ bí mật hơn cả Zumwalt.Ngay cả khả năng tàng hình của Zumwalt cũng không mang lại lợi thế rõ ràng, nếu nó phải hộ tống các tàu khác. Và việc duy trì một lớp tàu mà số lượng chỉ ba chiếc hoạt động, đồng nghĩa với việc chi phí đào tạo và bảo dưỡng trên mỗi tàu là rất cao. Do đó, nhiều nhà phân tích dự đoán, sự nghiệp hoạt động của Zumwalt có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.Và gần 10 năm sau khi chiếc Zumwalt đưa vào biên chế, nhiệm vụ của lớp tàu này mới được xác định, khi Hải quân Mỹ tuyên bố, lớp tàu này sẽ chuyên về "tấn công mặt nước", tức là tận dụng khả năng tàng hình, để săn lùng các tàu mặt nước của đối phương. Về vũ khí sẽ là loại tên lửa đa nhiệm SM-6.Hải quân Mỹ cũng đang nghiên nâng cấp bằng các cảm biến kết nối mạng giữa Zumwalt với các tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, trực thăng, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay chiến đấu, thông qua công nghệ "Hợp tác tương tác". Dữ liệu trinh sát mục tiêu, từ các phương tiên trên, sau đó truyền nó đến Zumwalt, để thực hiện cuộc tấn công.Tuy nhiên chi phí nâng cấp như vậy sẽ tốn thêm 90 triệu USD, một khoản tiền không nhỏ, trong tình hình tài chính giành cho hải quân ngày càng bé lại. Đặc biệt là khoản ngân sách giành cho chương trình Zumwalt đã ngốn hết 22 tỷ USD, để đốt vào một lớp tàu chiến đầy tham vọng nhưng thất bại. Có thể đánh giá, Zumwalt thực sự chỉ là con "hổ giấy", được tô màu đẹp của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USN. Sức mạnh tàu khu trục Zumwalt được quảng cáo là tương lai của Hải quân Mỹ. Nguồn: QPVN.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Mỹ thiếu các đối thủ ngang tầm, vì vậy Mỹ đã phát triển các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ tiếp theo, để tấn công các mục tiêu ven biển. Đồng thời sử dụng pháo hạm tầm xa, để làm hỏa lực của hải quân, nhằm tiết kiệm chi phí, hơn là dùng tên lửa hành trình Tomahawk có giá hàng triệu USD/ quả.
Vào thập niên 2000, tàu khu trục tàng hình DDG-1000 Zumwalt là chiếc đầu tiên của thế hệ tàu khu trục tiếp theo của Hải quân Mỹ, được trang bị nhiều công nghệ tương lai; thủy thủ đoàn chỉ cần 95 người, thay vì 300 người như trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Dự kiến sẽ có 32 chiếc DDG-1000 thay thế tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Con tàu đầu tiên mang tên USS Zumwalt, có hình dáng giống như phim viễn tưởng, với phần thân tàu chìm, lớn hơn thượng tầng, giúp giảm tiết diện radar của tàu, chỉ tương đương với một tàu đánh cá nhỏ. Các động cơ của con tàu có công suất tối đa 58 megawatt, cho con tàu nặng 17.630 tấn này, tốc độ tối đa 33,5 hải lý/h.
Về vũ khí, ngoài 2 pháo điện từ, Zumwalt có 80 ô phóng tên lửa thẳng đứng Mark 57, được phân tán khắp tàu, để giảm thiểu các vụ nổ khi bị vũ khí của đối phương bắn trúng. Những ô phóng này có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC, hoặc bốn tên lửa phòng không tầm trung Sea Sparrow.
Sàn đáp và nhà chứa máy bay rộng rãi của Zumwalt, có thể chứa tối đa ba máy bay trực thăng MQ-8B hoặc hai trực thăng MH-60R, được trang bị tên lửa chống tăng Hellfire hoặc ngư lôi. Ngoài ra Zumwalt cũng trang bị một sonar băng thông kép, có khả năng săn tàu ngầm, nhưng thiếu ngư lôi như tàu khu trục Arleigh Burke.
Thủy thủ đoàn của Zumwalt gồm 150 người, cộng với một phi đội hai là 28 người, như vậy đã vượt hơn 50% so với con số đã hứa ban đầu (90 người), nhưng vẫn chỉ bằng một nửa so với một khu trục hạm Arleigh-Burke. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại, thủy thủ đoàn quá nhỏ, ít dự phòng; nếu các tàu phải chịu thiệt hại trong chiến đấu.
Đến năm 2008, Quân đội Mỹ không còn quan tâm nhiều đến việc dùng hải quân, để răn đe các quốc gia yếu hơn về mặt quân sự. Thay vào đó, họ phải đối đầu với thách thức đặt ra, bởi các hạm đội tàu nổi và tàu ngầm, cũng như tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Tệ hơn là pháo điện từ trang bị trên Zumwalt không thể đưa vào sử dụng, vì quá phức tạp về công nghệ. Hơn nữa, các quả đạn dẫn đường bằng GPS LRLAP có giá 800.000 USD/quả, đắt ngang với tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng có độ chính xác hơn, tầm bắn xa hơn và khó đánh chặn hơn. Cuối cùng Hải quân Mỹ đã phải loại bỏ hai khẩu pháo điện từ trên Zumwalt.
Mặc dù là vũ khí mang tính cách mạng, nhưng với chi phí đã vượt quá 50%, dẫn đến chương trình phải hủy bỏ theo Đạo luật Nunn-McCurdy. Năm 2008, Hải quân Mỹ chỉ đồng ý đóng hai chiếc Zumwalts, để dồn tiền mua tàu Arleigh Burke Flight III. Nhưng Thượng nghị sĩ Susan Collins của bang Maine, đã đấu tranh để đóng con tàu thứ ba, nhằm giữ việc làm cho nhà máy đóng tàu Bath Iron Works, thuộc bang của nghị sĩ này.
Mỗi chiếc Zumwalt hiện có giá 4,5 tỷ USD, chưa tính 10 tỷ USD chi phí phát triển. Giống như F-35 và Tàu chiến đấu Littoral, chi phí tăng cao của Zumwalt là do Hải quân tham vọng tích hợp các công nghệ hoàn toàn mới chưa được kiểm chứng. Kết quả là chiếc Zumwalt đã bị hỏng, khi di chuyển qua kênh đào Panama vào tháng 11/2016.
Theo một báo cáo của Văn phòng Giải trình Trách nhiệm của Chính phủ Mỹ năm 2018 cho biết, chỉ có 5/12 công nghệ chính của Zumwalt là có sự tin tưởng. Điều không thể tin được là 2 tàu được đưa vào sử dụng, nhưng không hề có hệ thống chiến đấu nào. Chiếc Zumwalt đầu tiên, được đưa vào hoạt động vào năm 2012, nhưng đến năm 2021, vẫn chưa hình thành khả năng chiến đấu.
Phương án "hạ cấp" Zumwalt, nhằm hạn chế chi phí được áp dụng; thay vì sử dụng radar SPY-4 cực mạnh, với độ phân giải mục tiêu cao, thì sẽ thay thế bằng radar SPY-3. Việc thay thế này đã tiết kiệm được 80 triệu USD cho mỗi con tàu, nhưng khả năng tìm kiếm trên không đã bị suy giảm đáng kể.
Mặc dù các giếng phóng tên lửa của Zumwalt tương thích với nhiều loại tên lửa của hải quân Mỹ; tuy nhiên những loại tên lửa này, lại phụ thuộc vào "Hệ thống Chiến đấu Aegis", mà hệ thống này Zumwalt lại không trang bị. Hệ thống hỏa lực tầm cực gần cuối cùng của Zumwalt, đã bị hạ cấp từ pháo 57 mm xuống pháo 30 mm, có tính năng kém hơn nhiều.
Ba chiếc DDG-1000 có giúp tăng năng lực chiến đấu của Hải quân Mỹ, khi đã "đốt'' vô số ngân sách; mặc dù chúng có các tính năng tàng hình và tốc độ cao? Không hề có; vì các tàu lớp Zumwalt, đến hiện tại vẫn thiếu vũ khí, tên lửa chống hạm, ngư lôi chống ngầm và tên lửa phòng không tầm xa.
Hơn nữa, tàu Zumwalt có ít ô phóng tên lửa hơn các tàu khu trục Arleigh-Burke (96), tàu tuần dương lớp Ticonderoga (122) hoặc tàu ngầm tiến công mang tên lửa hành trình lớp Ohio (144). Nhưng tàu này đều rẻ hơn; thậm chí tàu ngầm lớp Ohio còn có khả năng giữ bí mật hơn cả Zumwalt.
Ngay cả khả năng tàng hình của Zumwalt cũng không mang lại lợi thế rõ ràng, nếu nó phải hộ tống các tàu khác. Và việc duy trì một lớp tàu mà số lượng chỉ ba chiếc hoạt động, đồng nghĩa với việc chi phí đào tạo và bảo dưỡng trên mỗi tàu là rất cao. Do đó, nhiều nhà phân tích dự đoán, sự nghiệp hoạt động của Zumwalt có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Và gần 10 năm sau khi chiếc Zumwalt đưa vào biên chế, nhiệm vụ của lớp tàu này mới được xác định, khi Hải quân Mỹ tuyên bố, lớp tàu này sẽ chuyên về "tấn công mặt nước", tức là tận dụng khả năng tàng hình, để săn lùng các tàu mặt nước của đối phương. Về vũ khí sẽ là loại tên lửa đa nhiệm SM-6.
Hải quân Mỹ cũng đang nghiên nâng cấp bằng các cảm biến kết nối mạng giữa Zumwalt với các tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, trực thăng, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay chiến đấu, thông qua công nghệ "Hợp tác tương tác". Dữ liệu trinh sát mục tiêu, từ các phương tiên trên, sau đó truyền nó đến Zumwalt, để thực hiện cuộc tấn công.
Tuy nhiên chi phí nâng cấp như vậy sẽ tốn thêm 90 triệu USD, một khoản tiền không nhỏ, trong tình hình tài chính giành cho hải quân ngày càng bé lại. Đặc biệt là khoản ngân sách giành cho chương trình Zumwalt đã ngốn hết 22 tỷ USD, để đốt vào một lớp tàu chiến đầy tham vọng nhưng thất bại. Có thể đánh giá, Zumwalt thực sự chỉ là con "hổ giấy", được tô màu đẹp của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USN.
Sức mạnh tàu khu trục Zumwalt được quảng cáo là tương lai của Hải quân Mỹ. Nguồn: QPVN.