Những tàu chiến này hoặc không phù hợp, hoặc quá đắt để đóng với số lượng lớn, hoặc về ý tưởng thiết kế có những sai sót cơ bản. Các "tàu hỏng" này bao gồm tàu tác chiến ven bờ và tàu khu trục tàng hình DDG-1000.Các nhà sử học có thể giành nhiều thập kỷ để tranh luận về điều gì đã khiến các nhà lãnh đạo Hải quân Mỹ đầu tư hàng tỷ USD vào các lớp tàu chiến này, và rủi ro quá nhiều. Người Mỹ đã lãng phí mười năm và tạo điều kiện cho Trung Quốc cơ hội, bắt kịp sức mạnh hải quân của Mỹ.Chuyên gia quân sự Jerry Hendrix cho rằng, cả tàu khu trục DDG-1000 và tàu chiến đấu ven biển Littoral, đều xuất hiện trong một thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới hai cực (Mỹ - Liên Xô), sang thế giới đa cực; nên ý tưởng về một thế hệ tàu chiến tiếp theo, có thể tiếp tục cho Mỹ bá chủ đại dương là không tồi; nhưng thực tế thực hiện lại rất kém.Khi Hải quân Mỹ vướng vào những “ý tưởng mới” và việc bố trí tổ chức lại lực lượng; thì Hải quân Trung Quốc “âm thầm” thiết kế những con tàu chắc chắn với giá cả hợp lý và bắt đầu đóng chúng với số lượng lớn. Ảnh: Tàu chiến Type 055 của Hải quân Trung Quốc.Được hình thành vào cuối những năm 1990, tàu chiến đấu ven bờ Littoral được coi là rẻ, nhanh, linh hoạt và dễ chế tạo. Trong khoảng 20 năm qua, Hải quân Mỹ đã chỉ chi 30 tỷ USD, để đóng 35 tàu Littoral; nhưng hiện tại, Quân đội Mỹ đã phải đề xuất cho loại biên 4 tàu chiến đấu Littoral đầu tiên. Các tàu Littoral có độ tin cậy kém và không thể hoạt động trong thời gian dài và thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật. Khiếm khuyết nghiêm trọng nhất, bắt nguồn từ chính yêu cầu của Hải quân Mỹ, khi yêu cầu Littoral phải có tốc độ hơn 40 hải lý/giờ, nhanh hơn tốc độ của hầu hết các tàu chiến khoảng 10 hải lý/giờ. Do yêu cầu về tốc độ, buộc nhà thầu Lockheed Martin phải lắp đặt các hệ thống động lực phức tạp cho con tàu; các hệ thống này đắt tiền, phức tạp, nặng và không đảm bảo; nên nhiều tai nạn đã xảy ra.Quan trọng hơn, đối với một tàu chiến làm nhiệm vụ tác chiến ven bờ, tốc độ 40 hải lý/giờ không có giá trị thực tế trong chiến đấu. Tên lửa chống hạm có tốc độ lên tới 800 km/h, nên không cần quan tâm, tàu chiến đang hành trình với tốc độ 40 hay 30 hải lý. Do vậy, Mỹ có nhất thiết, cần một tàu chiến có tốc độ đến 40 hải lý?Các nhà hoạch định chiến lược của Quân đội Mỹ cho rằng, chiến tranh trong tương lai, không phụ thuộc vào chất lượng hay quy mô, mà là tính cơ động và tốc độ. Với triết lý như vậy, tàu chiến đấu ven bờ Littoral sẽ chẳng là gì, nếu nó không có tốc độ cao.Điều này tạo cơ hội cho hải quân Trung Quốc và Nga. Khi Hải quân Mỹ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc vào các tàu chiến đấu Littoral, tất cả những gì Trung Quốc và Nga phải làm, là đóng những con tàu truyền thống, có tốc độ 30 hải lý/giờ, có khả năng mang theo một số lượng lớn tên lửa và các loại vũ khí khácCác tàu này bao gồm khinh hạm đề án 22350 của Nga, tàu khu trục Type-052C/D và Type-055 của Trung Quốc,… Giá của những tàu chiến này rõ ràng là không quá đắt. Nga và Trung Quốc đã có thể xây dựng và triển khai chúng với số lượng lớn hàng năm. Tuy nhiên, tàu chiến đấu Littoral không phải là tàu duy nhất của Hải quân Mỹ thất bại trong thế kỷ 21. Khu trục hạm lớp DDG-1000 Zumwalt cũng rất thảm khốc, khi Zumwalt đã trở thành một "kho chứa" cho tất cả những suy nghĩ nửa vời.Hải quân Mỹ cũng mất mười năm, để thực hiện một loạt các ý tưởng kỳ lạ về thiết kế một con tàu "không dấu vết" Zumwalt. Với mục tiêu là một con tàu lớn, được trang bị đầy đủ và có khả năng sống sót cao. Nhưng hơn mười năm, quan niệm này đã thay đổi và Zumwalt biến thành một "pháo hạm" theo đúng nghĩa.Do chi phí tăng cao, quân đội Mỹ đã giảm số lượng DDG1000 trong biên chế từ 32 chiếc xuống còn 3 chiếc. Tuy nhiên, chi phí nghiên cứu và phát triển quá lớn đã khiến giá thành của 3 chiếc DDG1000 này cao ngất ngưởng, đơn giá lên tới gần 8 tỷ USD, gấp 4 lần so với khu trục hạm mới nhất lớp Arleigh Burke. Nhưng ngoài giá thành cao, DDG1000 còn vô số vấn đề chưa thể xử lý được. Pháo điện từ không bắn được đạn pháo thông thường. Do số lượng mua ít và giá cao, những nỗ lực phát triển đạn pháo dẫn đường chính xác đã thất bại. Ngày nay, pháo DDG1000 vẫn chưa có vũ khí phù hợp.Vào năm 2018, Hải quân Mỹ đã quyết định chuyển đổi Zumwalt thành khu trục hạm, bằng cách bổ sung các tên lửa SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk. Ngoài ra tên lửa phòng không tầm xa SM-6, cũng có thể được sử dụng làm tên lửa đối hạm.Mặc dù trên lý thuyết, Hải quân Mỹ có thể có 296 tàu chiến đấu. Nhưng trên thực tế, họ chỉ có không quá 274 tàu. Các nhà sử học có thể quy điều này là do sự tự mãn của Hải quân Mỹ, khi họ đã chi rất nhiều tiền, để thử những thiết kế "tàu hỏng" và họ đã lãng phí 10 năm. Nguồn ảnh: Sina.
Những tàu chiến này hoặc không phù hợp, hoặc quá đắt để đóng với số lượng lớn, hoặc về ý tưởng thiết kế có những sai sót cơ bản. Các "tàu hỏng" này bao gồm tàu tác chiến ven bờ và tàu khu trục tàng hình DDG-1000.
Các nhà sử học có thể giành nhiều thập kỷ để tranh luận về điều gì đã khiến các nhà lãnh đạo Hải quân Mỹ đầu tư hàng tỷ USD vào các lớp tàu chiến này, và rủi ro quá nhiều. Người Mỹ đã lãng phí mười năm và tạo điều kiện cho Trung Quốc cơ hội, bắt kịp sức mạnh hải quân của Mỹ.
Chuyên gia quân sự Jerry Hendrix cho rằng, cả tàu khu trục DDG-1000 và tàu chiến đấu ven biển Littoral, đều xuất hiện trong một thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới hai cực (Mỹ - Liên Xô), sang thế giới đa cực; nên ý tưởng về một thế hệ tàu chiến tiếp theo, có thể tiếp tục cho Mỹ bá chủ đại dương là không tồi; nhưng thực tế thực hiện lại rất kém.
Khi Hải quân Mỹ vướng vào những “ý tưởng mới” và việc bố trí tổ chức lại lực lượng; thì Hải quân Trung Quốc “âm thầm” thiết kế những con tàu chắc chắn với giá cả hợp lý và bắt đầu đóng chúng với số lượng lớn. Ảnh: Tàu chiến Type 055 của Hải quân Trung Quốc.
Được hình thành vào cuối những năm 1990, tàu chiến đấu ven bờ Littoral được coi là rẻ, nhanh, linh hoạt và dễ chế tạo. Trong khoảng 20 năm qua, Hải quân Mỹ đã chỉ chi 30 tỷ USD, để đóng 35 tàu Littoral; nhưng hiện tại, Quân đội Mỹ đã phải đề xuất cho loại biên 4 tàu chiến đấu Littoral đầu tiên.
Các tàu Littoral có độ tin cậy kém và không thể hoạt động trong thời gian dài và thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật. Khiếm khuyết nghiêm trọng nhất, bắt nguồn từ chính yêu cầu của Hải quân Mỹ, khi yêu cầu Littoral phải có tốc độ hơn 40 hải lý/giờ, nhanh hơn tốc độ của hầu hết các tàu chiến khoảng 10 hải lý/giờ.
Do yêu cầu về tốc độ, buộc nhà thầu Lockheed Martin phải lắp đặt các hệ thống động lực phức tạp cho con tàu; các hệ thống này đắt tiền, phức tạp, nặng và không đảm bảo; nên nhiều tai nạn đã xảy ra.
Quan trọng hơn, đối với một tàu chiến làm nhiệm vụ tác chiến ven bờ, tốc độ 40 hải lý/giờ không có giá trị thực tế trong chiến đấu. Tên lửa chống hạm có tốc độ lên tới 800 km/h, nên không cần quan tâm, tàu chiến đang hành trình với tốc độ 40 hay 30 hải lý. Do vậy, Mỹ có nhất thiết, cần một tàu chiến có tốc độ đến 40 hải lý?
Các nhà hoạch định chiến lược của Quân đội Mỹ cho rằng, chiến tranh trong tương lai, không phụ thuộc vào chất lượng hay quy mô, mà là tính cơ động và tốc độ. Với triết lý như vậy, tàu chiến đấu ven bờ Littoral sẽ chẳng là gì, nếu nó không có tốc độ cao.
Điều này tạo cơ hội cho hải quân Trung Quốc và Nga. Khi Hải quân Mỹ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc vào các tàu chiến đấu Littoral, tất cả những gì Trung Quốc và Nga phải làm, là đóng những con tàu truyền thống, có tốc độ 30 hải lý/giờ, có khả năng mang theo một số lượng lớn tên lửa và các loại vũ khí khác
Các tàu này bao gồm khinh hạm đề án 22350 của Nga, tàu khu trục Type-052C/D và Type-055 của Trung Quốc,… Giá của những tàu chiến này rõ ràng là không quá đắt. Nga và Trung Quốc đã có thể xây dựng và triển khai chúng với số lượng lớn hàng năm.
Tuy nhiên, tàu chiến đấu Littoral không phải là tàu duy nhất của Hải quân Mỹ thất bại trong thế kỷ 21. Khu trục hạm lớp DDG-1000 Zumwalt cũng rất thảm khốc, khi Zumwalt đã trở thành một "kho chứa" cho tất cả những suy nghĩ nửa vời.
Hải quân Mỹ cũng mất mười năm, để thực hiện một loạt các ý tưởng kỳ lạ về thiết kế một con tàu "không dấu vết" Zumwalt. Với mục tiêu là một con tàu lớn, được trang bị đầy đủ và có khả năng sống sót cao. Nhưng hơn mười năm, quan niệm này đã thay đổi và Zumwalt biến thành một "pháo hạm" theo đúng nghĩa.
Do chi phí tăng cao, quân đội Mỹ đã giảm số lượng DDG1000 trong biên chế từ 32 chiếc xuống còn 3 chiếc. Tuy nhiên, chi phí nghiên cứu và phát triển quá lớn đã khiến giá thành của 3 chiếc DDG1000 này cao ngất ngưởng, đơn giá lên tới gần 8 tỷ USD, gấp 4 lần so với khu trục hạm mới nhất lớp Arleigh Burke.
Nhưng ngoài giá thành cao, DDG1000 còn vô số vấn đề chưa thể xử lý được. Pháo điện từ không bắn được đạn pháo thông thường. Do số lượng mua ít và giá cao, những nỗ lực phát triển đạn pháo dẫn đường chính xác đã thất bại. Ngày nay, pháo DDG1000 vẫn chưa có vũ khí phù hợp.
Vào năm 2018, Hải quân Mỹ đã quyết định chuyển đổi Zumwalt thành khu trục hạm, bằng cách bổ sung các tên lửa SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk. Ngoài ra tên lửa phòng không tầm xa SM-6, cũng có thể được sử dụng làm tên lửa đối hạm.
Mặc dù trên lý thuyết, Hải quân Mỹ có thể có 296 tàu chiến đấu. Nhưng trên thực tế, họ chỉ có không quá 274 tàu. Các nhà sử học có thể quy điều này là do sự tự mãn của Hải quân Mỹ, khi họ đã chi rất nhiều tiền, để thử những thiết kế "tàu hỏng" và họ đã lãng phí 10 năm. Nguồn ảnh: Sina.