Súng cối là một trong những vũ khí cổ xưa nhất, hiện vẫn còn trong biên chế các quân đội hiện đại và hình dáng, nhiệm vụ và cách nạp đạn của nó, cũng không khác gì nhiều so với thủa sơ khai ban đầu, tức là để tiêu diệt những mục tiêu mà pháo bắn thẳng không thể thực hiện được và đạn được nạp từ đầu nòng.Đặc điểm rất riêng của súng cối là cấu tạo cực kỳ đơn giản, thông thường gồm 4 bộ phận là nòng súng, bàn đế, chân súng và bộ phận ngắm. Đặc điểm lớn thứ hai là súng cối bắn ở xạ giới cao (góc bắn trên 45 độ), nên thường để dùng bắn những mục tiêu ẩn nấp sau khối chắn.Khi mới ra đời, cả pháo và súng cối đều sử dụng nòng trơn; sau này để cho viên đạn đi xa và có sức công phá mạnh hơn, nòng pháo có khắc rãnh xoắn (rãnh khương tuyến), nhưng súng cối vẫn cơ bản giữ nòng trơn (một số loại súng cối cỡ nòng lớn hiện có rãnh xoắn), tuy nhiên đạn có hình dáng khí động học (có cánh đuôi).Súng cối 60-82mm được tính là loại hỏa khí đi cùng, có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh chiến đấu, tầm bắn của nó đảm nhiệm từ khoảng cách súng phóng lựu cá nhân đến súng cối cỡ nòng 100mm trở lên; thường được trang bị cho cấp từ trung đội đến tiểu đoàn bộ binh.Mặc dù chỉ phổ biến cỡ nòng 60-82mm, nhưng sức công phá của loại súng cối này không hề nhỏ. Đạn nổ phá có thể gây sát thương nặng cho các vật thể trong bán kính 10-12 mét và có thể bắn nhiều loại đạn như đạn nổ phá sát thương, đạn chiếu sáng, đạn khói, đạn truyền đơn và thậm chí là cả đạn hóa học.Súng cối được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2 và tất cả các cuộc chiến sau này. Với việc đầu tư nâng cấp mạnh, những khẩu súng cối 60-82mm ngày càng cấu tạo đơn giản hơn, trọng lượng nhẹ hơn, độ chính xác cao hơn và vẫn là vũ khí hỏa lực đi cùng, hỗ trợ đắc lực bộ binh trên chiến trường. Đối với những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển như Trung Quốc, Nga hay Pháp đều tích cực phát triển các loại súng cối cỡ nhỏ cho các phân đội bộ binh và thậm chí là cho các lực lượng đặc biệt. Nga đã phát triển loại súng cối 2B25 Seagull cỡ nòng 82 mm, tuy loại súng cối này, không hề có ưu thế về tầm bắn so với súng cối của các nước khác (tầm bắn tối đa là 1.200 mét), nhưng so với các loại súng cối khác, thì nó lại có sự khác biệt lớn, đó là khả năng triệt tiếng nổ đầu nòng.Cối 2B25 Seagull có tiếng nổ đầu nòng rất nhỏ (gần 50 decibel), chỉ như tiếng vỗ tay (còn gọi là “cối câm”), chớp lửa đầu nòng thấp và rất ít khói súng khi bắn; thích hợp cho hoạt động của các lực lượng đặc biệt. Cụ thể, các yếu tố bộc lộ khi bắn như âm thanh, chớp lửa đầu nòng đều giảm đáng kể, thậm chí không để lại dấu vết khói, sự hiện diện trên chiến trường là rất nhỏ. Ngoài ra, loại cối “câm” Seagull chỉ nặng 13 kg, thao tác cũng rất đơn giản, sử dụng chỉ cần hai binh sĩ; nếu di chuyển vị trí, thì sau khi tháo rời, một người có thể mang vác trên lưng. Vì vậy lực lượng đặc nhiệm Nga sử dụng nó khi tiến hành các hoạt động đặc biệt, thậm chí trong phản đối phương phục kích.Cối 2B25 Seagull ra mắt vào năm 2011, đã được sản xuất hàng loạt và trang bị trong một số đơn vị của quân đội Nga; vừa qua súng cối Seagull đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường Ukraine, và đây chính là cách thử nghiệm tốt nhất khả năng tác chiến thực tế của nó. Pháp cũng là quốc gia sáng chế ra nhiều mẫu súng cối hiện đại và được nhiều quốc gia sử dụng. Hiện nay loại súng cối 60mm do Pháp chế tạo, có tầm bắn đã vượt quá 4.000 mét, đạt 4.600 mét. Còn Trung Quốc, từ lâu được mệnh danh là “vua tác chiến trên bộ”, Quân đội Trung Quốc cũng được trang bị rất nhiều các loại súng cối, nhưng phần lớn là các mẫu súng cối trước kia của Quân đội Trung Quốc, đều được sao chép từ các mẫu súng cối của Liên Xô, nhưng có cải tiến cho phù hợp với Quân đội Trung Quốc là mang vác bằng sức người.Tuy nhiên trong một thời gian dài, Quân đội Trung Quốc đã tập trung phát triển lực lượng lục quân, nên họ cũng đầu tư phát triển nhiều mẫu súng cối mới, trong đó có mẫu súng cối 60mm PP93, có tầm bắn tối đa 5.564m. Tức là đã vượt qua loại cối 60mm của Pháp, trở thành loại súng cối có tầm bắn lớn nhất trên thế giới hiện nay.Nhưng theo các chuyên gia pháo binh, các loại súng cối cỡ nòng từ 60-82mm, đều được xếp là vũ khí hỏa lực đi cùng bộ binh, nên trận địa bắn thường được bố trí ngay phía sau các phân đội bộ binh; sử dụng phương pháp ngắm bắn trực tiếp và sửa bắn ngay tại pháo.Do vậy loại súng cối thuộc loại hỏa khí đi cùng, có tầm bắn quá xa của các loại cũng không giúp giải quyết được yêu cầu chiến thuật. Điều quan trọng chính là giảm tiếng nổ đầu nòng, khói bụi và ánh lửa khi bắn, để giữ bí mật trận địa, giống như súng cối 2B25 Seagull của Nga, đó mới là xu hướng phát triển của súng cối cỡ nòng nhỏ trong tương lai.
Súng cối là một trong những vũ khí cổ xưa nhất, hiện vẫn còn trong biên chế các quân đội hiện đại và hình dáng, nhiệm vụ và cách nạp đạn của nó, cũng không khác gì nhiều so với thủa sơ khai ban đầu, tức là để tiêu diệt những mục tiêu mà pháo bắn thẳng không thể thực hiện được và đạn được nạp từ đầu nòng.
Đặc điểm rất riêng của súng cối là cấu tạo cực kỳ đơn giản, thông thường gồm 4 bộ phận là nòng súng, bàn đế, chân súng và bộ phận ngắm. Đặc điểm lớn thứ hai là súng cối bắn ở xạ giới cao (góc bắn trên 45 độ), nên thường để dùng bắn những mục tiêu ẩn nấp sau khối chắn.
Khi mới ra đời, cả pháo và súng cối đều sử dụng nòng trơn; sau này để cho viên đạn đi xa và có sức công phá mạnh hơn, nòng pháo có khắc rãnh xoắn (rãnh khương tuyến), nhưng súng cối vẫn cơ bản giữ nòng trơn (một số loại súng cối cỡ nòng lớn hiện có rãnh xoắn), tuy nhiên đạn có hình dáng khí động học (có cánh đuôi).
Súng cối 60-82mm được tính là loại hỏa khí đi cùng, có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh chiến đấu, tầm bắn của nó đảm nhiệm từ khoảng cách súng phóng lựu cá nhân đến súng cối cỡ nòng 100mm trở lên; thường được trang bị cho cấp từ trung đội đến tiểu đoàn bộ binh.
Mặc dù chỉ phổ biến cỡ nòng 60-82mm, nhưng sức công phá của loại súng cối này không hề nhỏ. Đạn nổ phá có thể gây sát thương nặng cho các vật thể trong bán kính 10-12 mét và có thể bắn nhiều loại đạn như đạn nổ phá sát thương, đạn chiếu sáng, đạn khói, đạn truyền đơn và thậm chí là cả đạn hóa học.
Súng cối được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2 và tất cả các cuộc chiến sau này. Với việc đầu tư nâng cấp mạnh, những khẩu súng cối 60-82mm ngày càng cấu tạo đơn giản hơn, trọng lượng nhẹ hơn, độ chính xác cao hơn và vẫn là vũ khí hỏa lực đi cùng, hỗ trợ đắc lực bộ binh trên chiến trường.
Đối với những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển như Trung Quốc, Nga hay Pháp đều tích cực phát triển các loại súng cối cỡ nhỏ cho các phân đội bộ binh và thậm chí là cho các lực lượng đặc biệt.
Nga đã phát triển loại súng cối 2B25 Seagull cỡ nòng 82 mm, tuy loại súng cối này, không hề có ưu thế về tầm bắn so với súng cối của các nước khác (tầm bắn tối đa là 1.200 mét), nhưng so với các loại súng cối khác, thì nó lại có sự khác biệt lớn, đó là khả năng triệt tiếng nổ đầu nòng.
Cối 2B25 Seagull có tiếng nổ đầu nòng rất nhỏ (gần 50 decibel), chỉ như tiếng vỗ tay (còn gọi là “cối câm”), chớp lửa đầu nòng thấp và rất ít khói súng khi bắn; thích hợp cho hoạt động của các lực lượng đặc biệt. Cụ thể, các yếu tố bộc lộ khi bắn như âm thanh, chớp lửa đầu nòng đều giảm đáng kể, thậm chí không để lại dấu vết khói, sự hiện diện trên chiến trường là rất nhỏ.
Ngoài ra, loại cối “câm” Seagull chỉ nặng 13 kg, thao tác cũng rất đơn giản, sử dụng chỉ cần hai binh sĩ; nếu di chuyển vị trí, thì sau khi tháo rời, một người có thể mang vác trên lưng. Vì vậy lực lượng đặc nhiệm Nga sử dụng nó khi tiến hành các hoạt động đặc biệt, thậm chí trong phản đối phương phục kích.
Cối 2B25 Seagull ra mắt vào năm 2011, đã được sản xuất hàng loạt và trang bị trong một số đơn vị của quân đội Nga; vừa qua súng cối Seagull đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường Ukraine, và đây chính là cách thử nghiệm tốt nhất khả năng tác chiến thực tế của nó.
Pháp cũng là quốc gia sáng chế ra nhiều mẫu súng cối hiện đại và được nhiều quốc gia sử dụng. Hiện nay loại súng cối 60mm do Pháp chế tạo, có tầm bắn đã vượt quá 4.000 mét, đạt 4.600 mét.
Còn Trung Quốc, từ lâu được mệnh danh là “vua tác chiến trên bộ”, Quân đội Trung Quốc cũng được trang bị rất nhiều các loại súng cối, nhưng phần lớn là các mẫu súng cối trước kia của Quân đội Trung Quốc, đều được sao chép từ các mẫu súng cối của Liên Xô, nhưng có cải tiến cho phù hợp với Quân đội Trung Quốc là mang vác bằng sức người.
Tuy nhiên trong một thời gian dài, Quân đội Trung Quốc đã tập trung phát triển lực lượng lục quân, nên họ cũng đầu tư phát triển nhiều mẫu súng cối mới, trong đó có mẫu súng cối 60mm PP93, có tầm bắn tối đa 5.564m. Tức là đã vượt qua loại cối 60mm của Pháp, trở thành loại súng cối có tầm bắn lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Nhưng theo các chuyên gia pháo binh, các loại súng cối cỡ nòng từ 60-82mm, đều được xếp là vũ khí hỏa lực đi cùng bộ binh, nên trận địa bắn thường được bố trí ngay phía sau các phân đội bộ binh; sử dụng phương pháp ngắm bắn trực tiếp và sửa bắn ngay tại pháo.
Do vậy loại súng cối thuộc loại hỏa khí đi cùng, có tầm bắn quá xa của các loại cũng không giúp giải quyết được yêu cầu chiến thuật. Điều quan trọng chính là giảm tiếng nổ đầu nòng, khói bụi và ánh lửa khi bắn, để giữ bí mật trận địa, giống như súng cối 2B25 Seagull của Nga, đó mới là xu hướng phát triển của súng cối cỡ nòng nhỏ trong tương lai.