Pháo hạm AC-130 trông ngoại hình khá “hầm hố”, nhưng hiệu năng cũng ở mức trung bình. Về vũ khí chính, pháo hạm AC-130 có một khẩu pháo 105mm, một khẩu 40mm và hai khẩu 20mm; tuy nhiên sức mạnh tổng thể không bằng một khẩu pháo 120mm tự hành trong thực chiến.AC-130 là một vũ khí có thể coi là “độc lạ”, mà chỉ Không quân Mỹ sở hữu. Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực, hỗ trợ cho các hoạt động đặc biệt trên mặt đất. AC-130 được trang bị hệ thống cảm biến rất mạnh, cho phép tấn công đồng thời nhiều mục tiêu dưới mặt đất cùng lúc.Khung thân của máy bay AC-130 do công ty chế tạo máy bay Boeing phụ trách; phần thiết kế, vũ khí và hoàn thiện để thành máy bay chiến đấu do công ty Lockheed đảm nhiệm.Không quân Mỹ dùng pháo hạm AC-130 để hỗ trợ các đơn vị chiến đấu mặt đất, dẫn đường cho máy bay chiến đấu khác, chống lại các đơn vị phòng không của đối phương.Điều nguy hiểm là AC-130 là “kho vũ khí mặt đất bay trên bầu trời”, nên sức mạnh của nó tăng hơn nhiều so với máy bay tấn công thông thường. Với 10 tấn vũ khí mang theo và việc bố trí vũ khí gắn bên hông, nên AC-130 có thể duy trì hỏa lực trong một thời gian dài từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên máy bay AC-130 không có tốc độ bay cao, khả năng cơ động tương đối hạn chế, hình dáng lớn mà lại phải thường xuyên bay thấp; do vậy sẽ dễ dàng bị bắn hạ bằng các loại vũ khí phòng không tầm thấp; nhưng trên thực tế, rất ít AC-130 bị bắn hạ trong chiến đấu.Lý do là Quân đội Mỹ luôn nắm giữ tuyệt đối ưu thế trên không, và chỉ khi đã loại bỏ hết các mối đe dọa từ phòng không mặt đất và trên không của đối phương, họ mới tung những chiếc AC-130 vào chiến trường, để tăng cường liên tục hỏa lực trực tiếp, chế áp mục tiêu dưới mặt đất.Hỏa lực chi viện được chia thành hai loại, đó là hỏa lực trực tiếp và gián tiếp. Hỏa lực trực tiếp có ưu điểm là chế áp mục tiêu được liên tục, nhanh chóng, mức chính xác và hiệu lực cao; nhưng dễ bị đối phương phản đòn.Hỏa lực chi viện gián tiếp ưu điểm là an toàn, nhưng mức chính xác hạn chế, đặc biệt là không thể chế áp kịp thời mục tiêu. Trong một thời gian dài, hỏa lực của lực lượng không quân tương tự như hỏa gián tiếp và thiếu hỏa lực trong các cuộc tấn công trực tiếp. Những máy bay cường kích như A-10 của Mỹ và Su-25 của Liên Xô, có thể được coi là máy bay chi viện hỏa lực trực tiếp; nhưng pháo của chúng có cỡ nòng nhỏ, cơ số đạn mang theo hạn chế, tầm bắn trung bình, khả năng hoạt động trên không ngắn. Do vậy không thể cung cấp hỏa lực trực tiếp liên tục cho lực lượng mặt đất chiến đấu.Pháo hạm AC-130 đã khắc phục được những điểm yếu của những chiếc cường kích mặt đất như A-10; với lượng vũ khí mang theo, nó có thể bắn liên tục vài giờ đồng hồ; trận địa pháo “bay trên đầu” này, có khả năng chi viện hỏa lực cho một khu vực rất rộng và phá hủy những mục tiêu vững chắc.Các máy bay tấn công mặt đất thông thường chỉ có thể tấn công từ một hướng nhất định do vũ khí được bố trí hướng về phía trước. Điểm đáng sợ của AC-130 là có nó thể bay vòng tròn xung quanh mục tiêu và nhả đạn.Nhưng AC-130 sẽ không hề hiệu quả với một cuộc xung đột tổng lực, ví dụ như trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra; với những lực lượng phòng không mạnh, pháo hạm AC-130 không bao giờ có cơ hội xuất hiện trên chiến trường. Còn khi chiếm được ưu thế tuyệt đối trên không, thì pháo hạm AC-130 sẽ giống như một món đồ chơi lớn đắt tiền, mà chỉ có Quân đội Mỹ mới có đủ khả năng để duy trì. Theo các chuyên gia quân sự, pháo hạm AC-130 ngoài việc phô trương hỏa lực và lợi thế của Mỹ, nó cũng không có gì quá đặc biệt, vì nhiều loại vũ khí khác cũng có khả năng cung cấp hỏa lực tương đương, nhưng có giá rẻ hơn rất nhiều.
Pháo hạm AC-130 trông ngoại hình khá “hầm hố”, nhưng hiệu năng cũng ở mức trung bình. Về vũ khí chính, pháo hạm AC-130 có một khẩu pháo 105mm, một khẩu 40mm và hai khẩu 20mm; tuy nhiên sức mạnh tổng thể không bằng một khẩu pháo 120mm tự hành trong thực chiến.
AC-130 là một vũ khí có thể coi là “độc lạ”, mà chỉ Không quân Mỹ sở hữu. Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực, hỗ trợ cho các hoạt động đặc biệt trên mặt đất. AC-130 được trang bị hệ thống cảm biến rất mạnh, cho phép tấn công đồng thời nhiều mục tiêu dưới mặt đất cùng lúc.
Khung thân của máy bay AC-130 do công ty chế tạo máy bay Boeing phụ trách; phần thiết kế, vũ khí và hoàn thiện để thành máy bay chiến đấu do công ty Lockheed đảm nhiệm.
Không quân Mỹ dùng pháo hạm AC-130 để hỗ trợ các đơn vị chiến đấu mặt đất, dẫn đường cho máy bay chiến đấu khác, chống lại các đơn vị phòng không của đối phương.
Điều nguy hiểm là AC-130 là “kho vũ khí mặt đất bay trên bầu trời”, nên sức mạnh của nó tăng hơn nhiều so với máy bay tấn công thông thường. Với 10 tấn vũ khí mang theo và việc bố trí vũ khí gắn bên hông, nên AC-130 có thể duy trì hỏa lực trong một thời gian dài từ nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên máy bay AC-130 không có tốc độ bay cao, khả năng cơ động tương đối hạn chế, hình dáng lớn mà lại phải thường xuyên bay thấp; do vậy sẽ dễ dàng bị bắn hạ bằng các loại vũ khí phòng không tầm thấp; nhưng trên thực tế, rất ít AC-130 bị bắn hạ trong chiến đấu.
Lý do là Quân đội Mỹ luôn nắm giữ tuyệt đối ưu thế trên không, và chỉ khi đã loại bỏ hết các mối đe dọa từ phòng không mặt đất và trên không của đối phương, họ mới tung những chiếc AC-130 vào chiến trường, để tăng cường liên tục hỏa lực trực tiếp, chế áp mục tiêu dưới mặt đất.
Hỏa lực chi viện được chia thành hai loại, đó là hỏa lực trực tiếp và gián tiếp. Hỏa lực trực tiếp có ưu điểm là chế áp mục tiêu được liên tục, nhanh chóng, mức chính xác và hiệu lực cao; nhưng dễ bị đối phương phản đòn.
Hỏa lực chi viện gián tiếp ưu điểm là an toàn, nhưng mức chính xác hạn chế, đặc biệt là không thể chế áp kịp thời mục tiêu. Trong một thời gian dài, hỏa lực của lực lượng không quân tương tự như hỏa gián tiếp và thiếu hỏa lực trong các cuộc tấn công trực tiếp.
Những máy bay cường kích như A-10 của Mỹ và Su-25 của Liên Xô, có thể được coi là máy bay chi viện hỏa lực trực tiếp; nhưng pháo của chúng có cỡ nòng nhỏ, cơ số đạn mang theo hạn chế, tầm bắn trung bình, khả năng hoạt động trên không ngắn. Do vậy không thể cung cấp hỏa lực trực tiếp liên tục cho lực lượng mặt đất chiến đấu.
Pháo hạm AC-130 đã khắc phục được những điểm yếu của những chiếc cường kích mặt đất như A-10; với lượng vũ khí mang theo, nó có thể bắn liên tục vài giờ đồng hồ; trận địa pháo “bay trên đầu” này, có khả năng chi viện hỏa lực cho một khu vực rất rộng và phá hủy những mục tiêu vững chắc.
Các máy bay tấn công mặt đất thông thường chỉ có thể tấn công từ một hướng nhất định do vũ khí được bố trí hướng về phía trước. Điểm đáng sợ của AC-130 là có nó thể bay vòng tròn xung quanh mục tiêu và nhả đạn.
Nhưng AC-130 sẽ không hề hiệu quả với một cuộc xung đột tổng lực, ví dụ như trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra; với những lực lượng phòng không mạnh, pháo hạm AC-130 không bao giờ có cơ hội xuất hiện trên chiến trường.
Còn khi chiếm được ưu thế tuyệt đối trên không, thì pháo hạm AC-130 sẽ giống như một món đồ chơi lớn đắt tiền, mà chỉ có Quân đội Mỹ mới có đủ khả năng để duy trì. Theo các chuyên gia quân sự, pháo hạm AC-130 ngoài việc phô trương hỏa lực và lợi thế của Mỹ, nó cũng không có gì quá đặc biệt, vì nhiều loại vũ khí khác cũng có khả năng cung cấp hỏa lực tương đương, nhưng có giá rẻ hơn rất nhiều.