Vào năm 2015 Mỹ đã bắt đầu hiện đại hóa máy bay "ông lão" AC-130. Các chuyên gia bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa dẫn đường đa nòng cỡ lớn, đạn có thể điều chỉnh cho súng tự động 30 mm và hai hệ thống laser với công suất 120 và 60 kilowatt dành riêng cho loại máy bay này.Theo kế hoạch, tổ hợp đầu tiên phải thay thế pháo 105 mm. Laser có thể hoạt động ở cả chế độ hủy diệt và chế độ không sát thương. Tuy nhiên, một tổ hợp mạnh như vậy sẽ chiếm quá nhiều chỗ - gần như toàn bộ thân máy bay. Do đó các chuyên gia Mỹ đã lựa chọn phương án thứ hai vũ khí công suất 60 kilowatt được coi là hứa hẹn hơn.Theo Không quân Mỹ, chùm tia laser trên máy bay AC-130 có khả năng làm hỏng thiết bị và gây thương tích nhưng không khiến kẻ thủ bị diệt."AC-130 có súng 30mm rất chính xác và nhiều vũ khí công nghệ cao khác. Nhưng, pháo laser sẽ cung cấp những khả năng mới cho AC-130. Ví dụ, trước đây chúng tôi đã phải gửi đơn vị đặc nhiệm để tiêu diệt một chiếc ô tô hoặc một chiếc máy bay trên mặt đất. Còn súng laser trên máy bay có thể đốt một lỗ trong động cơ với độ chính xác cao. Không có tiếng ồn, không lóe ra ánh sáng. Những kẻ xấu sẽ hiểu họ gặp trục trặc chỉ sau khi cố gắng khởi động động cơ", Đại tá Tom Palenske, chỉ huy Nhóm tác chiến số 1 của Không quân Mỹ giải thích.AC-130 với vũ khí laser còn có thể tiêu diệt máy bay không người lái và tên lửa hành trình đang bay, làm mù thiết bị quang học của xe bọc thép. Theo dự kiến, vũ khí laser của AC-130 sẽ được sử dụng chủ yếu để yểm trợ các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm.Nếu chương trình hiện đại hóa AC-130 thành công, vũ khí laser sẽ được lắp đặt trên các loại máy bay khác và sẽ trở thành loại vũ khí tự vệ, có khả năng bắn hạ các tên lửa phòng không và tên lửa không đối không.Ngay sau tuyên bố của Không quân Mỹ, chuyên gia Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc nói với Sputnik: "Hiện có rất nhiều trở ngại trên con đường tạo ra hệ thống vũ khí laser bay. Chưa có nguồn năng lượng đủ mạnh và nhỏ gọn để bố trí bên trong thân máy bay".Chuyên gia Nga cho biết thêm: "Cùng với laser tấn công cần phải có hệ thống làm mát thích hợp. Lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ cao và thậm chí hướng gió - tất cả điều này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hiệu quả của vũ khí laser. Thành thật mà nói, tôi không tin rằng người Mỹ cuối cùng sẽ tạo ra súng laser cho AC-130".Chuyên gia nhấn mạnh rằng, kể từ những năm 1960, tất cả các nước phát triển đều làm việc với công nghệ laser như một loại vũ khí. Nhưng chưa có quốc gia nào đạt được sự thành công trong việc biến laser thành hệ thống vũ khí hiệu quả. Cho đến nay kết quả cao nhất là giải quyết vấn đề phụ trợ - tia laser chỉ có thể triệt tiêu các thiết bị quang điện tử.
Vào năm 2015 Mỹ đã bắt đầu hiện đại hóa máy bay "ông lão" AC-130. Các chuyên gia bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa dẫn đường đa nòng cỡ lớn, đạn có thể điều chỉnh cho súng tự động 30 mm và hai hệ thống laser với công suất 120 và 60 kilowatt dành riêng cho loại máy bay này.
Theo kế hoạch, tổ hợp đầu tiên phải thay thế pháo 105 mm. Laser có thể hoạt động ở cả chế độ hủy diệt và chế độ không sát thương. Tuy nhiên, một tổ hợp mạnh như vậy sẽ chiếm quá nhiều chỗ - gần như toàn bộ thân máy bay. Do đó các chuyên gia Mỹ đã lựa chọn phương án thứ hai vũ khí công suất 60 kilowatt được coi là hứa hẹn hơn.
Theo Không quân Mỹ, chùm tia laser trên máy bay AC-130 có khả năng làm hỏng thiết bị và gây thương tích nhưng không khiến kẻ thủ bị diệt.
"AC-130 có súng 30mm rất chính xác và nhiều vũ khí công nghệ cao khác. Nhưng, pháo laser sẽ cung cấp những khả năng mới cho AC-130. Ví dụ, trước đây chúng tôi đã phải gửi đơn vị đặc nhiệm để tiêu diệt một chiếc ô tô hoặc một chiếc máy bay trên mặt đất. Còn súng laser trên máy bay có thể đốt một lỗ trong động cơ với độ chính xác cao. Không có tiếng ồn, không lóe ra ánh sáng. Những kẻ xấu sẽ hiểu họ gặp trục trặc chỉ sau khi cố gắng khởi động động cơ", Đại tá Tom Palenske, chỉ huy Nhóm tác chiến số 1 của Không quân Mỹ giải thích.
AC-130 với vũ khí laser còn có thể tiêu diệt máy bay không người lái và tên lửa hành trình đang bay, làm mù thiết bị quang học của xe bọc thép. Theo dự kiến, vũ khí laser của AC-130 sẽ được sử dụng chủ yếu để yểm trợ các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm.
Nếu chương trình hiện đại hóa AC-130 thành công, vũ khí laser sẽ được lắp đặt trên các loại máy bay khác và sẽ trở thành loại vũ khí tự vệ, có khả năng bắn hạ các tên lửa phòng không và tên lửa không đối không.
Ngay sau tuyên bố của Không quân Mỹ, chuyên gia Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc nói với Sputnik: "Hiện có rất nhiều trở ngại trên con đường tạo ra hệ thống vũ khí laser bay. Chưa có nguồn năng lượng đủ mạnh và nhỏ gọn để bố trí bên trong thân máy bay".
Chuyên gia Nga cho biết thêm: "Cùng với laser tấn công cần phải có hệ thống làm mát thích hợp. Lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ cao và thậm chí hướng gió - tất cả điều này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hiệu quả của vũ khí laser. Thành thật mà nói, tôi không tin rằng người Mỹ cuối cùng sẽ tạo ra súng laser cho AC-130".
Chuyên gia nhấn mạnh rằng, kể từ những năm 1960, tất cả các nước phát triển đều làm việc với công nghệ laser như một loại vũ khí. Nhưng chưa có quốc gia nào đạt được sự thành công trong việc biến laser thành hệ thống vũ khí hiệu quả. Cho đến nay kết quả cao nhất là giải quyết vấn đề phụ trợ - tia laser chỉ có thể triệt tiêu các thiết bị quang điện tử.