Cháy tàu là câu chuyện không bao giờ vui. Ai đã từng phục vụ trên tàu chiến và tận mắt chứng kiến sự nguy hiểm của việc vận hành một con tàu bằng kim loại, chứa đầy chất dễ cháy và chất nổ giữa biển khơi nguy hiểm như thế nào.Vào tháng 12/2019, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga, đã bốc cháy tại bến tàu ở Murmansk khi đang sửa chữa. Theo thông tin, sáu người bị thương; một người bị mất tích.Những thảm họa trên các tàu chiến hoàn toàn không phải là chuyện hiếm gặp, và câu chuyện cháy tàu Kuznetsov cũng không phải là ngoại lệ. Gần đây nhất vào ngày 20/7/2020, chiếc tàu chiến đấu đổ bộ USS Bonhomme Richard của Thủy quân lục chiến Mỹ trị giá tỷ đô, bị cháy rụi khi đang sửa chữa tại cảng.Tàu sân bay Kuznetsov được đưa vào hoạt động trong thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh, trước khi Liên Xô sụp đổ không lâu. Do việc thiếu kinh phí của nước Nga thời hậu Liên Xô, nên Kuznetsov phải nằm bờ trong suốt thập kỷ đầu tiên, trong vòng đời phục vụ của nó.Con tàu biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Liên Xô đã bị rỉ sét trong bến đậu; trong khi Moscow có quá ít tiền để trả cho các thủy thủ, chưa nói đến việc bảo trì hoặc nâng cấp chúng; do vậy việc dẫn đến hư hỏng là tất yếu. Chưa kể kỹ thuật chế tạo tàu sân bay của Liên Xô trước đó cũng chưa hoàn thiện.Và trong tất cả các lần xuất bến, Kuznetsov như một thương binh, khi đi cùng là một đội tàu kéo và bảo đảm hùng hậu, đề phòng trường hợp nó bị hỏng và cần kéo. Việc phải cử phương tiện hỗ trợ một cách chủ động, là một cuộc bỏ phiếu ngầm bất tín nhiệm đối với hàng không mẫu hạm Kuznetsov.Trước đó vào năm 2018, ụ nổi PD để “cõng” Kuznetsov trong quá trình đại tu, đã bị chìm do mất điện; đây cũng là ụ nổi duy nhất thuộc loại này của Nga, khiến các nhà bình luận phương Tây đặt câu hỏi, liệu Kuznetsov có còn tương lai hay không?.Nói cách khác, tàu sân bay Kuznetsov là một “con nghiện” của Hải quân Nga; tại sao Nga không phá bỏ nó và đầu tư số tiền tiết kiệm vào đóng các tàu chiến hiện đại, hơn là cố gắng “níu kéo” con tàu cũ nát này ở lại biên chế của Hải quân Nga?Câu chuyện “bỏ” hay “giữ” hoàn toàn không đơn giản; vì trước hết là danh tiếng của Hải quân Nga. Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga, nếu loại khỏi biên chế, là một bước lùi không thể chấp nhận được đối với nhiệm vụ, làm cho nước Nga “vĩ đại trở lại”.Nga là một quốc gia giáp 3 đại dương lớn, và là một trong 5 quốc gia giữ chân thường trực trong HĐBA; như vậy Nga muốn được biết đến như một cường quốc cả về kinh tế và quân sự; do đó hải quân của họ cần có tàu sân bay.Do đó, Hải quân Nga phải cố gắng duy trì đội tàu sân bay của họ, nếu không quốc gia này sẽ bị giáng cấp xuống “quốc gia hạng hai” - hoặc tệ hơn. Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất có trong tay, và do đó, giá trị của nó tương tự như một lá bùa hộ mệnh về sức mạnh trên biển của Nga.Về mặt tinh thần, con tàu được đặt tên bằng Đô đốc huyền thoại trong lịch sử hải quân Nga, Đô đốc Nikolay Kuznetsov. Do đó gỡ bỏ tên tuổi của một nhân vật đã trở thành biểu tượng chính trị, lịch sử hoặc văn hóa là một thảm họa; do vậy việc giữ lại tàu Kuznetsov có tầm quan trọng vượt trội, đối niềm tự hào dân tộc.Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô là một cường quốc hải quân có sức mạnh chỉ đứng sau Mỹ. Matxcơva đã cố gắng khôi phục lại sự vĩ đại của mình. Để thực hiện tốt dự án đó, họ phải bảo tồn và xây dựng lại danh tiếng hải quân quốc gia, trong đó có lực lượng không quân hải quân, mà cụ thể là tàu sân bay.Mặc dù điều kiện địa lý, nhất là sức mạnh của nền kinh tế Nga hiện nay, không cho phép Nga phát triển đội tàu sân bay như của Mỹ, thậm chí là như Trung Quốc. Và một thực tế là từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga chưa đóng được con tàu cỡ khu trục, chứ chưa nói đến tàu sân bay; do vậy việc tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động của tàu sân bay Kuznetsov là hợp lý, ít nhất là trong điều kiện hiện nay.Mà cũng không chỉ có Nga, Hải quân Mỹ do khó khăn về kinh phí, cũng quyết định kéo dài tuổi thọ của tàu sân bay USS Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai vô thời hạn.Tàu sân bay Nimitz đại diện cho sức mạnh Hải quân Mỹ khi nó ra mắt vào những năm 1970; vòng đời 50 năm phục vụ của nó đã hết, nhưng Hải quân Mỹ liệu có dám loại biên trong lúc này, khi kinh phí giành cho hải quân đã bị “hút” vào các chương trình tàu chiến ven bờ, tiêm kích hạm tàng hình F-35C, tàu sân bay thế hệ tiếp theo USS Gerald Ford.Do vậy các lãnh đạo Lầu Năm Góc đã kiên quyết “nói không” với việc loại biên các tàu sân bay lớp Nimitz, đơn giản là nhằm bảo toàn sức mạnh và danh tiếng của Hải quân Mỹ, trước khi có một lớp tàu sân bay mới thay thế.Logic chiến lược và ngân sách luôn phải gắn chặt với nhau, và điều này giải thích tại sao, mặc dù như một bệnh binh, khó có thể phát huy được vai trì và sức mạnh trong một cuộc chiến, nhưng việc Hải quân Nga chia tay với con tàu sân bay duy nhất của họ thật khó khăn. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga những ngày tháng còn được vươn khơi. Nguồn: Magpa.
Cháy tàu là câu chuyện không bao giờ vui. Ai đã từng phục vụ trên tàu chiến và tận mắt chứng kiến sự nguy hiểm của việc vận hành một con tàu bằng kim loại, chứa đầy chất dễ cháy và chất nổ giữa biển khơi nguy hiểm như thế nào.
Vào tháng 12/2019, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga, đã bốc cháy tại bến tàu ở Murmansk khi đang sửa chữa. Theo thông tin, sáu người bị thương; một người bị mất tích.
Những thảm họa trên các tàu chiến hoàn toàn không phải là chuyện hiếm gặp, và câu chuyện cháy tàu Kuznetsov cũng không phải là ngoại lệ. Gần đây nhất vào ngày 20/7/2020, chiếc tàu chiến đấu đổ bộ USS Bonhomme Richard của Thủy quân lục chiến Mỹ trị giá tỷ đô, bị cháy rụi khi đang sửa chữa tại cảng.
Tàu sân bay Kuznetsov được đưa vào hoạt động trong thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh, trước khi Liên Xô sụp đổ không lâu. Do việc thiếu kinh phí của nước Nga thời hậu Liên Xô, nên Kuznetsov phải nằm bờ trong suốt thập kỷ đầu tiên, trong vòng đời phục vụ của nó.
Con tàu biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Liên Xô đã bị rỉ sét trong bến đậu; trong khi Moscow có quá ít tiền để trả cho các thủy thủ, chưa nói đến việc bảo trì hoặc nâng cấp chúng; do vậy việc dẫn đến hư hỏng là tất yếu. Chưa kể kỹ thuật chế tạo tàu sân bay của Liên Xô trước đó cũng chưa hoàn thiện.
Và trong tất cả các lần xuất bến, Kuznetsov như một thương binh, khi đi cùng là một đội tàu kéo và bảo đảm hùng hậu, đề phòng trường hợp nó bị hỏng và cần kéo. Việc phải cử phương tiện hỗ trợ một cách chủ động, là một cuộc bỏ phiếu ngầm bất tín nhiệm đối với hàng không mẫu hạm Kuznetsov.
Trước đó vào năm 2018, ụ nổi PD để “cõng” Kuznetsov trong quá trình đại tu, đã bị chìm do mất điện; đây cũng là ụ nổi duy nhất thuộc loại này của Nga, khiến các nhà bình luận phương Tây đặt câu hỏi, liệu Kuznetsov có còn tương lai hay không?.
Nói cách khác, tàu sân bay Kuznetsov là một “con nghiện” của Hải quân Nga; tại sao Nga không phá bỏ nó và đầu tư số tiền tiết kiệm vào đóng các tàu chiến hiện đại, hơn là cố gắng “níu kéo” con tàu cũ nát này ở lại biên chế của Hải quân Nga?
Câu chuyện “bỏ” hay “giữ” hoàn toàn không đơn giản; vì trước hết là danh tiếng của Hải quân Nga. Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga, nếu loại khỏi biên chế, là một bước lùi không thể chấp nhận được đối với nhiệm vụ, làm cho nước Nga “vĩ đại trở lại”.
Nga là một quốc gia giáp 3 đại dương lớn, và là một trong 5 quốc gia giữ chân thường trực trong HĐBA; như vậy Nga muốn được biết đến như một cường quốc cả về kinh tế và quân sự; do đó hải quân của họ cần có tàu sân bay.
Do đó, Hải quân Nga phải cố gắng duy trì đội tàu sân bay của họ, nếu không quốc gia này sẽ bị giáng cấp xuống “quốc gia hạng hai” - hoặc tệ hơn. Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất có trong tay, và do đó, giá trị của nó tương tự như một lá bùa hộ mệnh về sức mạnh trên biển của Nga.
Về mặt tinh thần, con tàu được đặt tên bằng Đô đốc huyền thoại trong lịch sử hải quân Nga, Đô đốc Nikolay Kuznetsov. Do đó gỡ bỏ tên tuổi của một nhân vật đã trở thành biểu tượng chính trị, lịch sử hoặc văn hóa là một thảm họa; do vậy việc giữ lại tàu Kuznetsov có tầm quan trọng vượt trội, đối niềm tự hào dân tộc.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô là một cường quốc hải quân có sức mạnh chỉ đứng sau Mỹ. Matxcơva đã cố gắng khôi phục lại sự vĩ đại của mình. Để thực hiện tốt dự án đó, họ phải bảo tồn và xây dựng lại danh tiếng hải quân quốc gia, trong đó có lực lượng không quân hải quân, mà cụ thể là tàu sân bay.
Mặc dù điều kiện địa lý, nhất là sức mạnh của nền kinh tế Nga hiện nay, không cho phép Nga phát triển đội tàu sân bay như của Mỹ, thậm chí là như Trung Quốc. Và một thực tế là từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga chưa đóng được con tàu cỡ khu trục, chứ chưa nói đến tàu sân bay; do vậy việc tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động của tàu sân bay Kuznetsov là hợp lý, ít nhất là trong điều kiện hiện nay.
Mà cũng không chỉ có Nga, Hải quân Mỹ do khó khăn về kinh phí, cũng quyết định kéo dài tuổi thọ của tàu sân bay USS Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai vô thời hạn.
Tàu sân bay Nimitz đại diện cho sức mạnh Hải quân Mỹ khi nó ra mắt vào những năm 1970; vòng đời 50 năm phục vụ của nó đã hết, nhưng Hải quân Mỹ liệu có dám loại biên trong lúc này, khi kinh phí giành cho hải quân đã bị “hút” vào các chương trình tàu chiến ven bờ, tiêm kích hạm tàng hình F-35C, tàu sân bay thế hệ tiếp theo USS Gerald Ford.
Do vậy các lãnh đạo Lầu Năm Góc đã kiên quyết “nói không” với việc loại biên các tàu sân bay lớp Nimitz, đơn giản là nhằm bảo toàn sức mạnh và danh tiếng của Hải quân Mỹ, trước khi có một lớp tàu sân bay mới thay thế.
Logic chiến lược và ngân sách luôn phải gắn chặt với nhau, và điều này giải thích tại sao, mặc dù như một bệnh binh, khó có thể phát huy được vai trì và sức mạnh trong một cuộc chiến, nhưng việc Hải quân Nga chia tay với con tàu sân bay duy nhất của họ thật khó khăn. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga những ngày tháng còn được vươn khơi. Nguồn: Magpa.