Tờ The Washington Post của Mỹ viết trong một bài báo có tựa đề "Những người lính Ukraine bị thương kể về sự khốc liệt của cuộc phản công Kherson"; trong đó mô tả các bệnh viện dã chiến của Quân đội Ukraine, phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng ở miền nam nước này.Tại các bệnh viện dã chiến này, những người lính chiến đấu Ukraine đang dưỡng thương, đã kể về tình huống cực kỳ bất lợi, mà đơn vị của họ đã phải chịu đựng trong cuộc tấn công vào Kherson đang diễn ra.Denis, một người lính Ukraine 33 tuổi, thuộc đơn vị vừa phải rút lui khỏi một ngôi làng do Nga kiểm soát, sau khi bị bắn phá liên tục bằng bom bi, đạn phốt pho và súng cối cho biết: “Đơn vị của họ chiến đấu mà không có đủ hỏa lực pháo binh chi viện và quân Nga đã sử dụng mọi loạt vũ khí để tấn công chúng tôi”. Alexander, một cựu công nhân xây dựng 28 tuổi, cho biết pháo binh Nga bắn phá không ngừng. "Họ bắn phá chúng tôi liên tục, nếu chúng tôi bắn 3 quả cối, họ sẽ bắn 20 quả để đáp trả".Theo binh lính Ukraine, máy bay không người lái Orlan-10 của Nga đã phát hiện các vị trí của Ukraine từ độ cao hơn một km và những người lính chỉ đơn giản là không nghe thấy tiếng động cơ của nó, nên không hề biết mình đang bị theo dõi cho đến khi đạn pháo quân Nga rơi xuống. Theo các binh sĩ Ukraine bị thương, xe tăng Nga thậm chí còn trèo ra khỏi chiến hào để khai hoả. Sau đó, họ lại rút vào trong các hầm trú ẩn được bảo vệ khỏi hỏa lực súng cối và tên lửa. Hệ thống radar phản pháo của Nga, xác định chính xác vị trí của Ukraine đang pháo kích vào quân Nga và đáp trả lại bằng một loạt pháo. Tin tặc Nga đã cướp quyền chỉ huy UAV của người điều khiển Ukraine, những người lính Ukraine nhìn UAV của họ trôi dạt một cách bất lực sau chiến tuyến của kẻ thù.Tác chiến điện tử của Nga cũng là mối đe dọa thường trực. Các binh sĩ Ukraine cho biết, họ vừa bật điện thoại để gọi điện hoặc nhắn tin cho người nhà thì ngay lập tức pháo nổ. Denis nói rằng, hầu như tất cả các thành viên trong đơn vị 120 người của anh ấy đều bị thương.Trong khi đó, việc phối hợp hành động giữa các đơn vị Ukraine với sự trợ giúp của các phương tiện liên lạc của Mỹ ở chiến trường Ukraine là không thể thực hiện được, do bị các hệ thống tác chiến điện tử của Nga chế áp quá mạnh.Việc các hệ thống liên lạc của Ukraine ở chiến tuyến bị chế áp, có tác động cực kỳ mạnh mẽ đến các hoạt động của Quân đội Ukraine, vì tất cả các thiết bị quân sự Mỹ cung cấp cho Ukraine đều được lắp thiết bị liên lạc, nên dễ bị tấn công bởi các hệ thống tác chiến điện tử. Thực hiện các hoạt động chế áp điện tử trên chiến trường Ukraine hiện nay, rất có thể Quân đội Nga đã đưa các hệ thống tác chiến điện tử tầm xa, có thể điều chỉnh đến các dải tần số nhất định và triệt tiêu hoàn toàn thông tin liên lạc của đối phương. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết chính xác việc chế áp điện tử của Nga xuất phát từ đâu, mặc dù trước đó trong khu vực do quân Nga kiểm soát, các hệ thống tác chiến điện tử như Leer, Krasukha đã được triển khai và trước đó Nga đã triển khai tổ hợp Murmansk-BN ở Crimea, có khả năng triệt tiêu thông tin liên lạc ở cự ly vài nghìn km. Theo truyền thông Nga, hệ thống gây nhiễu liên lạc Murmansk-BN đã được triển khai ở Hạm đội Phương Bắc vào năm 2014, ở Crimea vào năm 2017, trong Hạm đội Baltic vào năm 2018 và trên bờ biển Baltic vào năm 2019.Những vị trí để triển khai hệ thống Murmansk-BN, đều là những vị trí chiến lược, và lần này nó xuất hiện ở biên giới Nga và Ukraine, điều này cho thấy khả năng quân đội Nga sử dụng áp chế điện tử chống lại các lực lượng Ukraine.Tổ hợp tác chiến điện tử Murmansk-BN có khả năng gây nhiễu và ngăn chặn liên lạc vi sóng và tần số cao giữa các phương tiện chiến đấu trên đất liền, trên biển, trên không và ngoài không gian vũ trụ. Hiện tại, các thiết bị liên lạc và quân sự của Ukraine, được Mỹ và các nước NATO hỗ trợ, phần lớn phụ thuộc vào thông tin liên lạc bằng sóng ngắn và cũng không quá khó để gây nhiễu.Quân đội Nga đã sử dụng nhiều thiết bị chiến tranh điện tử trong cuộc xung đột với Ukraine; tuy nhiên việc sử dụng các tổ hợp Murmansk-BN không được thông tin chính thức và chưa có bằng chứng cụ thể.
Tờ The Washington Post của Mỹ viết trong một bài báo có tựa đề "Những người lính Ukraine bị thương kể về sự khốc liệt của cuộc phản công Kherson"; trong đó mô tả các bệnh viện dã chiến của Quân đội Ukraine, phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng ở miền nam nước này.
Tại các bệnh viện dã chiến này, những người lính chiến đấu Ukraine đang dưỡng thương, đã kể về tình huống cực kỳ bất lợi, mà đơn vị của họ đã phải chịu đựng trong cuộc tấn công vào Kherson đang diễn ra.
Denis, một người lính Ukraine 33 tuổi, thuộc đơn vị vừa phải rút lui khỏi một ngôi làng do Nga kiểm soát, sau khi bị bắn phá liên tục bằng bom bi, đạn phốt pho và súng cối cho biết: “Đơn vị của họ chiến đấu mà không có đủ hỏa lực pháo binh chi viện và quân Nga đã sử dụng mọi loạt vũ khí để tấn công chúng tôi”.
Alexander, một cựu công nhân xây dựng 28 tuổi, cho biết pháo binh Nga bắn phá không ngừng. "Họ bắn phá chúng tôi liên tục, nếu chúng tôi bắn 3 quả cối, họ sẽ bắn 20 quả để đáp trả".
Theo binh lính Ukraine, máy bay không người lái Orlan-10 của Nga đã phát hiện các vị trí của Ukraine từ độ cao hơn một km và những người lính chỉ đơn giản là không nghe thấy tiếng động cơ của nó, nên không hề biết mình đang bị theo dõi cho đến khi đạn pháo quân Nga rơi xuống.
Theo các binh sĩ Ukraine bị thương, xe tăng Nga thậm chí còn trèo ra khỏi chiến hào để khai hoả. Sau đó, họ lại rút vào trong các hầm trú ẩn được bảo vệ khỏi hỏa lực súng cối và tên lửa.
Hệ thống radar phản pháo của Nga, xác định chính xác vị trí của Ukraine đang pháo kích vào quân Nga và đáp trả lại bằng một loạt pháo. Tin tặc Nga đã cướp quyền chỉ huy UAV của người điều khiển Ukraine, những người lính Ukraine nhìn UAV của họ trôi dạt một cách bất lực sau chiến tuyến của kẻ thù.
Tác chiến điện tử của Nga cũng là mối đe dọa thường trực. Các binh sĩ Ukraine cho biết, họ vừa bật điện thoại để gọi điện hoặc nhắn tin cho người nhà thì ngay lập tức pháo nổ. Denis nói rằng, hầu như tất cả các thành viên trong đơn vị 120 người của anh ấy đều bị thương.
Trong khi đó, việc phối hợp hành động giữa các đơn vị Ukraine với sự trợ giúp của các phương tiện liên lạc của Mỹ ở chiến trường Ukraine là không thể thực hiện được, do bị các hệ thống tác chiến điện tử của Nga chế áp quá mạnh.
Việc các hệ thống liên lạc của Ukraine ở chiến tuyến bị chế áp, có tác động cực kỳ mạnh mẽ đến các hoạt động của Quân đội Ukraine, vì tất cả các thiết bị quân sự Mỹ cung cấp cho Ukraine đều được lắp thiết bị liên lạc, nên dễ bị tấn công bởi các hệ thống tác chiến điện tử.
Thực hiện các hoạt động chế áp điện tử trên chiến trường Ukraine hiện nay, rất có thể Quân đội Nga đã đưa các hệ thống tác chiến điện tử tầm xa, có thể điều chỉnh đến các dải tần số nhất định và triệt tiêu hoàn toàn thông tin liên lạc của đối phương.
Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết chính xác việc chế áp điện tử của Nga xuất phát từ đâu, mặc dù trước đó trong khu vực do quân Nga kiểm soát, các hệ thống tác chiến điện tử như Leer, Krasukha đã được triển khai và trước đó Nga đã triển khai tổ hợp Murmansk-BN ở Crimea, có khả năng triệt tiêu thông tin liên lạc ở cự ly vài nghìn km.
Theo truyền thông Nga, hệ thống gây nhiễu liên lạc Murmansk-BN đã được triển khai ở Hạm đội Phương Bắc vào năm 2014, ở Crimea vào năm 2017, trong Hạm đội Baltic vào năm 2018 và trên bờ biển Baltic vào năm 2019.
Những vị trí để triển khai hệ thống Murmansk-BN, đều là những vị trí chiến lược, và lần này nó xuất hiện ở biên giới Nga và Ukraine, điều này cho thấy khả năng quân đội Nga sử dụng áp chế điện tử chống lại các lực lượng Ukraine.
Tổ hợp tác chiến điện tử Murmansk-BN có khả năng gây nhiễu và ngăn chặn liên lạc vi sóng và tần số cao giữa các phương tiện chiến đấu trên đất liền, trên biển, trên không và ngoài không gian vũ trụ.
Hiện tại, các thiết bị liên lạc và quân sự của Ukraine, được Mỹ và các nước NATO hỗ trợ, phần lớn phụ thuộc vào thông tin liên lạc bằng sóng ngắn và cũng không quá khó để gây nhiễu.
Quân đội Nga đã sử dụng nhiều thiết bị chiến tranh điện tử trong cuộc xung đột với Ukraine; tuy nhiên việc sử dụng các tổ hợp Murmansk-BN không được thông tin chính thức và chưa có bằng chứng cụ thể.