Kosmos 1408 là một vệ tinh tình báo điện tử và liên lạc (ELINT) do Liên Xô vận hành. Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái đất vào ngày 16/9/1982, thay thế cho vệ tinh Kosmos 1378 hết thời hạn sử dụng.Vào ngày 15/11/2021, Kosmos 1408 bị phá hủy trong một cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh của Nga bằng tên lửa Nudol, dẫn đến các mảnh vỡ rải rác không gian trong quỹ đạo từ 300-1.100 km trên Trái đất.Các mảnh vụn của vệ tinh Kosmos 1408 đã tạo ra mối đe dọa về khả năng va chạm với với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS); vì vậy đã buộc phi hành đoàn của trạm ISS phải trú ẩn trong các khoang thoát hiểm của họ.Tin tức về vệ tinh Kosmos-1408 của Nga bị tên lửa chống vệ tinh Nudol bắn hạ được cung cấp bởi ấn phẩm The Drive. Hơn nữa, điều quan trọng cần lưu ý là Mỹ đã không phát hiện được loại tên lửa đã phóng và điều này đã được xác nhận bởi một tuyên bố chính thức.The Drive đưa tin: “Nga vừa thử nghiệm một loại vũ khí chống vệ tinh. Các báo cáo này dựa trên sự phá hủy rõ ràng của một vệ tinh có tên là Kosmos-1408, là một phần của nhóm tình báo điện tử lâu đời từ thời Liên Xô; hiện đã tạo ra một đám mây mảnh vụn, có thể đe dọa Trạm Vũ trụ Quốc tế.Cuộc bắn hạ vệ tinh trong vũ trụ của Nga hiện đang được Mỹ điều tra. Trong cơ sở dữ liệu của Hệ thống phóng và phân tích vệ tinh quốc tế Seradata SpaceTrak, vệ tinh Cosmos-1408 có quỹ đạo 487×461 km, cao hơn một chút so với ISS”; hết lời dẫn.Vệ tinh Cosmos-1408 trước kia là một phần của hệ thống Tselina-D của vệ tinh giám sát quân sự ELINT, được phát triển bởi Phòng thiết kế Yuzhnoye (hay OKB-586); đây là một phòng chuyên thiết kế vệ tinh, tên lửa đẩy, tên lửa đạn đạo, được thành lập từ thời Liên Xô, có trụ sở tại Dnipro (Ukraine).Kosmos-1408 được phóng bằng tên lửa đẩy Tsyklon-3 vào ngày 16/9/1982 từ Sân bay vũ trụ Plesetsk. Vệ tinh được đặt trong quỹ đạo Trái đất thấp, với độ cao 645-679 km và độ nghiêng 82,5°. Chu kỳ quỹ đạo của nó là 97,8 phút và có khối lượng khoảng 2.200 kg.Loại tên lửa bắn hạ vệ tinh Kosmos-1408 là A-235 Nudol; đây là hệ thống tên lửa bảo vệ Moskva trước các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM, tên lửa tầm trung và các mối đe dọa từ trên không khác. Ngoài ra, A-235 có khả năng đánh chặn, tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo thấp.Hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 sử dụng radar tầm xa Don-2N hoặc Don 2NP/5N20P, được quản lý bởi hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M, có thể phát hiện một vật thể trong không gian cỡ quả cam ở khoảng cách 2.000 km, diệt được mục tiêu ở tầm xa 1.000 km và độ cao 120 km.Theo các thông tin, các cuộc thử nghiệm của A-235 đã được lên kế hoạch tổ chức vào năm 2013. Vào ngày 18/11/2015, lần phóng thành công đầu tiên của tên lửa Nudol và là lần phóng thứ ba trong chương trình thử tên lửa đã diễn ra.Theo thông tin, tên lửa A-235 Nudol được phóng từ Sân bay vũ trụ Plesetsk, đây là vệ tinh đầu tiên mà nó phá hủy. Theo Hiệp ước không gian ngoài vũ trụ mà Nga đã phê chuẩn, cấm một số loại hoạt động quân sự trong không gian, trong đó có tên lửa chống vệ tinh, sử dụng đầu đạn thông thường.Với việc phá hủy vệ tinh Kosmos-1408 vào ngày 15/11 đã tạo ra một đám mây mảnh vụn không gian đe dọa Trạm Vũ trụ Quốc tế. Bảy thành viên phi hành đoàn trên ISS (gồm 4 người Mỹ, 2 người Nga, 1 người Đức) có thể nhanh chóng quay trở lại Trái đất nếu các mảnh vỡ va vào trạm.Các mảnh vỡ do vệ tinh Kosmos-1408 tạo ra đi qua ISS cứ 93 phút một lần. Phi hành đoàn chỉ trú ẩn trong lần thứ hai và thứ ba khi trạm bay qua khu vực có mảnh vỡ. Các mảnh vỡ cũng gây rủi ro cho các vệ tinh quỹ đạo Trái đất thấp khác.Bộ Ngoại giao Mỹ đã cáo buộc Nga thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, mặc dù vệ tinh này không còn sử dụng; Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, đó là “nguy hiểm và vô trách nhiệm”. Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thừa nhận rằng các mảnh vỡ là do một vụ thử tên lửa của Nga, nhưng lập luận rằng nó không gây ra mối đe dọa nào đối với bất kỳ hoạt động không gian nào.Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết thêm, việc phá hủy vệ tinh Kosmos-1408 đã tạo ra khoảng 1.500 mảnh vỡ có thể được theo dõi bằng các radar trên mặt đất và hàng trăm nghìn mảnh khác khó theo dõi hơn. Các mảnh vỡ dự kiến sẽ tiếp tục quay trên quỹ đạo trong vài năm, có thể là nhiều thập kỷ.Lầu Năm Góc lưu ý rằng, dữ liệu hiện đang được làm rõ về việc liệu vệ tinh Kosmos-1408 có thực sự bị tên lửa Nudol bắn hạ hay không. Điều này khẳng định thông tin Lầu Năm Góc không biết về loại tên lửa đã bắn trúng vệ tinh, mà chỉ nói chung chung về vụ bắn hạ vệ tinh của Nga. Video thử nghiệm hệ thống A-235 Nudol vào tháng 10/2020. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga/Sputnik.
Kosmos 1408 là một vệ tinh tình báo điện tử và liên lạc (ELINT) do Liên Xô vận hành. Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái đất vào ngày 16/9/1982, thay thế cho vệ tinh Kosmos 1378 hết thời hạn sử dụng.
Vào ngày 15/11/2021, Kosmos 1408 bị phá hủy trong một cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh của Nga bằng tên lửa Nudol, dẫn đến các mảnh vỡ rải rác không gian trong quỹ đạo từ 300-1.100 km trên Trái đất.
Các mảnh vụn của vệ tinh Kosmos 1408 đã tạo ra mối đe dọa về khả năng va chạm với với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS); vì vậy đã buộc phi hành đoàn của trạm ISS phải trú ẩn trong các khoang thoát hiểm của họ.
Tin tức về vệ tinh Kosmos-1408 của Nga bị tên lửa chống vệ tinh Nudol bắn hạ được cung cấp bởi ấn phẩm The Drive. Hơn nữa, điều quan trọng cần lưu ý là Mỹ đã không phát hiện được loại tên lửa đã phóng và điều này đã được xác nhận bởi một tuyên bố chính thức.
The Drive đưa tin: “Nga vừa thử nghiệm một loại vũ khí chống vệ tinh. Các báo cáo này dựa trên sự phá hủy rõ ràng của một vệ tinh có tên là Kosmos-1408, là một phần của nhóm tình báo điện tử lâu đời từ thời Liên Xô; hiện đã tạo ra một đám mây mảnh vụn, có thể đe dọa Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Cuộc bắn hạ vệ tinh trong vũ trụ của Nga hiện đang được Mỹ điều tra. Trong cơ sở dữ liệu của Hệ thống phóng và phân tích vệ tinh quốc tế Seradata SpaceTrak, vệ tinh Cosmos-1408 có quỹ đạo 487×461 km, cao hơn một chút so với ISS”; hết lời dẫn.
Vệ tinh Cosmos-1408 trước kia là một phần của hệ thống Tselina-D của vệ tinh giám sát quân sự ELINT, được phát triển bởi Phòng thiết kế Yuzhnoye (hay OKB-586); đây là một phòng chuyên thiết kế vệ tinh, tên lửa đẩy, tên lửa đạn đạo, được thành lập từ thời Liên Xô, có trụ sở tại Dnipro (Ukraine).
Kosmos-1408 được phóng bằng tên lửa đẩy Tsyklon-3 vào ngày 16/9/1982 từ Sân bay vũ trụ Plesetsk. Vệ tinh được đặt trong quỹ đạo Trái đất thấp, với độ cao 645-679 km và độ nghiêng 82,5°. Chu kỳ quỹ đạo của nó là 97,8 phút và có khối lượng khoảng 2.200 kg.
Loại tên lửa bắn hạ vệ tinh Kosmos-1408 là A-235 Nudol; đây là hệ thống tên lửa bảo vệ Moskva trước các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM, tên lửa tầm trung và các mối đe dọa từ trên không khác. Ngoài ra, A-235 có khả năng đánh chặn, tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo thấp.
Hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 sử dụng radar tầm xa Don-2N hoặc Don 2NP/5N20P, được quản lý bởi hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M, có thể phát hiện một vật thể trong không gian cỡ quả cam ở khoảng cách 2.000 km, diệt được mục tiêu ở tầm xa 1.000 km và độ cao 120 km.
Theo các thông tin, các cuộc thử nghiệm của A-235 đã được lên kế hoạch tổ chức vào năm 2013. Vào ngày 18/11/2015, lần phóng thành công đầu tiên của tên lửa Nudol và là lần phóng thứ ba trong chương trình thử tên lửa đã diễn ra.
Theo thông tin, tên lửa A-235 Nudol được phóng từ Sân bay vũ trụ Plesetsk, đây là vệ tinh đầu tiên mà nó phá hủy. Theo Hiệp ước không gian ngoài vũ trụ mà Nga đã phê chuẩn, cấm một số loại hoạt động quân sự trong không gian, trong đó có tên lửa chống vệ tinh, sử dụng đầu đạn thông thường.
Với việc phá hủy vệ tinh Kosmos-1408 vào ngày 15/11 đã tạo ra một đám mây mảnh vụn không gian đe dọa Trạm Vũ trụ Quốc tế. Bảy thành viên phi hành đoàn trên ISS (gồm 4 người Mỹ, 2 người Nga, 1 người Đức) có thể nhanh chóng quay trở lại Trái đất nếu các mảnh vỡ va vào trạm.
Các mảnh vỡ do vệ tinh Kosmos-1408 tạo ra đi qua ISS cứ 93 phút một lần. Phi hành đoàn chỉ trú ẩn trong lần thứ hai và thứ ba khi trạm bay qua khu vực có mảnh vỡ. Các mảnh vỡ cũng gây rủi ro cho các vệ tinh quỹ đạo Trái đất thấp khác.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã cáo buộc Nga thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, mặc dù vệ tinh này không còn sử dụng; Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, đó là “nguy hiểm và vô trách nhiệm”.
Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thừa nhận rằng các mảnh vỡ là do một vụ thử tên lửa của Nga, nhưng lập luận rằng nó không gây ra mối đe dọa nào đối với bất kỳ hoạt động không gian nào.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết thêm, việc phá hủy vệ tinh Kosmos-1408 đã tạo ra khoảng 1.500 mảnh vỡ có thể được theo dõi bằng các radar trên mặt đất và hàng trăm nghìn mảnh khác khó theo dõi hơn. Các mảnh vỡ dự kiến sẽ tiếp tục quay trên quỹ đạo trong vài năm, có thể là nhiều thập kỷ.
Lầu Năm Góc lưu ý rằng, dữ liệu hiện đang được làm rõ về việc liệu vệ tinh Kosmos-1408 có thực sự bị tên lửa Nudol bắn hạ hay không. Điều này khẳng định thông tin Lầu Năm Góc không biết về loại tên lửa đã bắn trúng vệ tinh, mà chỉ nói chung chung về vụ bắn hạ vệ tinh của Nga.
Video thử nghiệm hệ thống A-235 Nudol vào tháng 10/2020. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga/Sputnik.