Tên lửa không xác định của Nga đã khiến Mỹ và các quốc gia thành viên NATO phải cảm thấy lo sợ sau khi tiêu diệt thành công một vệ tinh đã ngừng hoạt động bay ở độ cao 500 km trên bầu khí quyển.Phía Mỹ cáo buộc Nga đã thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh và gây nguy hiểm cho Trạm vũ trụ quốc tế cũng như các phi hành gia đang làm việc. Bộ Ngoại giao Mỹ và các phương tiện truyền thông tại Washington đã thông báo cho công chúng về việc này."Nga liều lĩnh tiến hành một vụ thử vũ khí chống vệ tinh tàn khốc, nhằm vào một trong những vệ tinh đã ngừng hoạt động của họ", đại diện cơ quan ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết tại cuộc họp báo diễn ra ngày 15/11.Ông Price lưu ý rằng hành động nói trên của Quân đội Nga đã gây nguy hiểm đến tính mạng của các phi hành gia trên trạm vũ trụ, đồng thời cũng trở thành "mối đe dọa đối với lợi ích của tất cả các nước".Theo số liệu của Mỹ, kết quả của lần thử nghiệm vũ khí nói trên là hơn 1.500 mảnh vỡ và "hàng trăm nghìn mảnh vụn không gian nhỏ" đã được hình thành, bay mất kiểm soát trên bầu khí quyển.Bên cạnh Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Không gian của Quân đội Mỹ cũng thông báo rằng một "sự kiện hiếm gặp và có khả năng gây nguy hiểm" đã diễn ra vào rạng sáng ngày 15/11.Tuy nhiên các nhà phân tích thuộc hai cơ quan vũ trụ của Nga và Mỹ bao gồm Roskosmos và NASA lại tỏ ra ít bị kích động hơn, họ thông báo nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ không gian là rất nhỏ.Mặc dù vậy theo quy trình tiêu chuẩn, các phi hành gia ở trong tàu vũ trụ Soyuz MS-19 và Crew Dragon vẫn bị xem là phải đối mặt với nguy hiểm từ hoạt động thử nghiệm vũ khí của Nga.Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông Nga phổ biến thông tin rằng một tổ hợp tên lửa không xác định đã phóng đạn đánh chặn từ sân bay vũ trụ Plesetsk, tiêu diệt thành công một vệ tinh ngừng hoạt động ở độ cao 500 km.Theo các nhà thiên văn học Mỹ, Nga đã bắn hạ vệ tinh Kosmos-1408 cũ của dòng Celina-D, được phóng lên vào năm 1982. Quỹ đạo của nó nằm trên biển Laptev thuộc Bắc Băng Dương, nơi mà rất có thể giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm chống vệ tinh đã diễn ra.Cần nhắc lại, Quân đội Mỹ đã nói về việc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh ở Nga kể từ năm 2014. Sau đó họ đã ghi lại các cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn đầu tiên của một hệ thống phòng thủ đầy hứa hẹn, đang được thực hiện theo dự án Nudol.Tổ hợp phòng thủ tên lửa A-235 Nudol hiện vẫn là át chủ bài lưới lửa bảo vệ bầu trời thủ đô Moskva và những vùng lân cận, đây cũng là hệ thống phòng không có tầm bắn xa và độ cao lớn nhất của Nga, vượt xa cả S-500 Prometheus.Nhược điểm chính của A-235 Nudol được cho là độ chính xác của tên lửa đánh chặn không cao, chính vì vậy Nga vẫn để ngỏ cấu hình mang đầu đạn hạt nhân nhằm đảm bảo xác suất hủy diệt mục tiêu.Tuy nhiên nếu cuộc thử nghiệm bắn hạ vệ tinh thành công nói trên thực sự là "tác phẩm" của hệ thống A-235 Nudol thì có thể thấy Nga đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm đối với loại vũ khí này.
Tên lửa không xác định của Nga đã khiến Mỹ và các quốc gia thành viên NATO phải cảm thấy lo sợ sau khi tiêu diệt thành công một vệ tinh đã ngừng hoạt động bay ở độ cao 500 km trên bầu khí quyển.
Phía Mỹ cáo buộc Nga đã thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh và gây nguy hiểm cho Trạm vũ trụ quốc tế cũng như các phi hành gia đang làm việc. Bộ Ngoại giao Mỹ và các phương tiện truyền thông tại Washington đã thông báo cho công chúng về việc này.
"Nga liều lĩnh tiến hành một vụ thử vũ khí chống vệ tinh tàn khốc, nhằm vào một trong những vệ tinh đã ngừng hoạt động của họ", đại diện cơ quan ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết tại cuộc họp báo diễn ra ngày 15/11.
Ông Price lưu ý rằng hành động nói trên của Quân đội Nga đã gây nguy hiểm đến tính mạng của các phi hành gia trên trạm vũ trụ, đồng thời cũng trở thành "mối đe dọa đối với lợi ích của tất cả các nước".
Theo số liệu của Mỹ, kết quả của lần thử nghiệm vũ khí nói trên là hơn 1.500 mảnh vỡ và "hàng trăm nghìn mảnh vụn không gian nhỏ" đã được hình thành, bay mất kiểm soát trên bầu khí quyển.
Bên cạnh Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Không gian của Quân đội Mỹ cũng thông báo rằng một "sự kiện hiếm gặp và có khả năng gây nguy hiểm" đã diễn ra vào rạng sáng ngày 15/11.
Tuy nhiên các nhà phân tích thuộc hai cơ quan vũ trụ của Nga và Mỹ bao gồm Roskosmos và NASA lại tỏ ra ít bị kích động hơn, họ thông báo nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ không gian là rất nhỏ.
Mặc dù vậy theo quy trình tiêu chuẩn, các phi hành gia ở trong tàu vũ trụ Soyuz MS-19 và Crew Dragon vẫn bị xem là phải đối mặt với nguy hiểm từ hoạt động thử nghiệm vũ khí của Nga.
Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông Nga phổ biến thông tin rằng một tổ hợp tên lửa không xác định đã phóng đạn đánh chặn từ sân bay vũ trụ Plesetsk, tiêu diệt thành công một vệ tinh ngừng hoạt động ở độ cao 500 km.
Theo các nhà thiên văn học Mỹ, Nga đã bắn hạ vệ tinh Kosmos-1408 cũ của dòng Celina-D, được phóng lên vào năm 1982. Quỹ đạo của nó nằm trên biển Laptev thuộc Bắc Băng Dương, nơi mà rất có thể giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm chống vệ tinh đã diễn ra.
Cần nhắc lại, Quân đội Mỹ đã nói về việc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh ở Nga kể từ năm 2014. Sau đó họ đã ghi lại các cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn đầu tiên của một hệ thống phòng thủ đầy hứa hẹn, đang được thực hiện theo dự án Nudol.
Tổ hợp phòng thủ tên lửa A-235 Nudol hiện vẫn là át chủ bài lưới lửa bảo vệ bầu trời thủ đô Moskva và những vùng lân cận, đây cũng là hệ thống phòng không có tầm bắn xa và độ cao lớn nhất của Nga, vượt xa cả S-500 Prometheus.
Nhược điểm chính của A-235 Nudol được cho là độ chính xác của tên lửa đánh chặn không cao, chính vì vậy Nga vẫn để ngỏ cấu hình mang đầu đạn hạt nhân nhằm đảm bảo xác suất hủy diệt mục tiêu.
Tuy nhiên nếu cuộc thử nghiệm bắn hạ vệ tinh thành công nói trên thực sự là "tác phẩm" của hệ thống A-235 Nudol thì có thể thấy Nga đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm đối với loại vũ khí này.