Cơ sở cho tuyên bố trên là việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa ở thủ đô Moscow, các phương tiện truyền thông gọi hệ thống này là A-235 Nudol. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới đang được cải tiến dựa trên kinh nghiệm của các hệ thống phòng thủ tên lửa từ thời Liên Xô cũ.Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo đã cho phép Liên Xô xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 với mục đích bảo vệ thủ đô Moscow. Sau đó quân đội Xô Viết đã nhanh chóng xây dựng 4 trạm tên lửa bao quanh thủ đô của mình.Trên lý thuyết tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của đối phương sẽ bị phá hủy khi đến gần phạm vi hoạt động của tên lửa phòng thủ, tên lửa sẽ bị phá hủy bên ngoài bầu khí quyển để giảm tác động của vũ khí nguyên tử. Công việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 xung quanh Moscow bắt đầu từ những năm 1950.Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp tục nâng cấp hệ thống phòng thủ này với phiên bản cập nhật mới nhất là tổ hợp A-235 Nudol. Hệ thống mới đã giải quyết những thiếu sót trong thế hệ hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh Moscow trước đây.A-235 Nudol là một hệ thống chống tên lửa đạn đạo và là vũ khí chống vệ tinh hiện đại của Nga đang được hoàn thiện. Hệ thống mới sẽ thay thế hệ thống hiện tại là A-135. Hai điểm khác biệt chính là A-235 sẽ sử dụng được đầu đạn thông thường và hệ thống này có khả năng cơ động.Hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 sẽ sử dụng radar Don-2N và radar tầm xa Don 2NP/5N20P với phần mềm và phần cứng được nâng cấp; hệ thống dẫn đường của tổ hợp A-235 sẽ tương tự như hệ thống A-135 hiện có. A-235 khi triển khai có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân giúp tăng đáng kể khả năng tiêu diệt đầu đạn bay tới.Hệ thống chống tên lửa đạn đạo A-235 được đặt tại Sân bay vũ trụ Plesetsk. A-235 bao gồm 3 phiên bản, thứ nhất là hệ thống tầm xa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 1.500 km, ở độ cao 800 km; tầm trung có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km, ở độ cao 120 km; tầm ngắn có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 350 km, ở độ cao 40 km.Các cuộc kiểm tra thử nghiệm và huấn luyện chiến đấu của hệ thống tên lửa A-235 được lên kế hoạch tổ chức bắt đầu từ năm 2013. Khi đó, các chuyên gia quân sự không chỉ ra bất kỳ điểm khác biệt cơ bản nào giữa A-235 và hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 trước đó.Vào ngày 18/11/2015, vụ phóng thành công đầu tiên của tên lửa Nudol và là vụ phóng thứ ba trong chương trình thử nghiệm tên lửa đã diễn ra. Địa điểm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 chính là khu vực căn cứ cũ của hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 gần Moscow.Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Phòng thủ Tên lửa, Thiếu tướng Sergei Grabchuk, nói rằng việc hiện đại hóa hệ thống A-135 thế hệ thứ hai sẽ tăng mức độ tin cậy và hoạt động an toàn của các hệ thống phòng thủ tên lửa, đồng thời tăng cường cả phạm vi và chiều cao bảo vệ của đất nước.Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới được hiện đại hóa vào năm 2022 sẽ được trang bị tên lửa phòng thủ tốc độ cực cao với hơn 5,5 km/giây. Tên lửa có tải trọng lên tới 200 tấn, cho phép nó có thể cơ động chuyển hướng khi bay và đánh chặn các loại vũ khí hiện có cũng như trong tương lai.Ngoài ra, theo tạp chí Mỹ đã có những báo cáo về việc phát triển tên lửa di động đánh chặn tầm xa xuyên khí quyển Trái Đất. Theo các phương tiện truyền thông, tên lửa phòng thủ A-235 Nudol sẽ được sử dụng làm phương tiện tấn công mục tiêu chính.Vào tháng 4 năm nay, tại bãi thử ở Kazakhstan, một tên lửa của hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-235 được phóng thành công. Theo cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng, tên lửa đánh chặn đã khẳng định được những đặc tính vốn có, các kíp chiến đấu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đánh trúng mục tiêu có điều kiện với độ chính xác quy định. Nguồn ảnh: Damblev. Cận cảnh hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo liên lục địa A-235 Nudol của Nga hiện nay. Nguồn: ArmiesPower.
Cơ sở cho tuyên bố trên là việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa ở thủ đô Moscow, các phương tiện truyền thông gọi hệ thống này là A-235 Nudol. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới đang được cải tiến dựa trên kinh nghiệm của các hệ thống phòng thủ tên lửa từ thời Liên Xô cũ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo đã cho phép Liên Xô xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 với mục đích bảo vệ thủ đô Moscow. Sau đó quân đội Xô Viết đã nhanh chóng xây dựng 4 trạm tên lửa bao quanh thủ đô của mình.
Trên lý thuyết tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của đối phương sẽ bị phá hủy khi đến gần phạm vi hoạt động của tên lửa phòng thủ, tên lửa sẽ bị phá hủy bên ngoài bầu khí quyển để giảm tác động của vũ khí nguyên tử. Công việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 xung quanh Moscow bắt đầu từ những năm 1950.
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp tục nâng cấp hệ thống phòng thủ này với phiên bản cập nhật mới nhất là tổ hợp A-235 Nudol. Hệ thống mới đã giải quyết những thiếu sót trong thế hệ hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh Moscow trước đây.
A-235 Nudol là một hệ thống chống tên lửa đạn đạo và là vũ khí chống vệ tinh hiện đại của Nga đang được hoàn thiện. Hệ thống mới sẽ thay thế hệ thống hiện tại là A-135. Hai điểm khác biệt chính là A-235 sẽ sử dụng được đầu đạn thông thường và hệ thống này có khả năng cơ động.
Hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 sẽ sử dụng radar Don-2N và radar tầm xa Don 2NP/5N20P với phần mềm và phần cứng được nâng cấp; hệ thống dẫn đường của tổ hợp A-235 sẽ tương tự như hệ thống A-135 hiện có. A-235 khi triển khai có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân giúp tăng đáng kể khả năng tiêu diệt đầu đạn bay tới.
Hệ thống chống tên lửa đạn đạo A-235 được đặt tại Sân bay vũ trụ Plesetsk. A-235 bao gồm 3 phiên bản, thứ nhất là hệ thống tầm xa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 1.500 km, ở độ cao 800 km; tầm trung có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km, ở độ cao 120 km; tầm ngắn có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 350 km, ở độ cao 40 km.
Các cuộc kiểm tra thử nghiệm và huấn luyện chiến đấu của hệ thống tên lửa A-235 được lên kế hoạch tổ chức bắt đầu từ năm 2013. Khi đó, các chuyên gia quân sự không chỉ ra bất kỳ điểm khác biệt cơ bản nào giữa A-235 và hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 trước đó.
Vào ngày 18/11/2015, vụ phóng thành công đầu tiên của tên lửa Nudol và là vụ phóng thứ ba trong chương trình thử nghiệm tên lửa đã diễn ra. Địa điểm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 chính là khu vực căn cứ cũ của hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 gần Moscow.
Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Phòng thủ Tên lửa, Thiếu tướng Sergei Grabchuk, nói rằng việc hiện đại hóa hệ thống A-135 thế hệ thứ hai sẽ tăng mức độ tin cậy và hoạt động an toàn của các hệ thống phòng thủ tên lửa, đồng thời tăng cường cả phạm vi và chiều cao bảo vệ của đất nước.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới được hiện đại hóa vào năm 2022 sẽ được trang bị tên lửa phòng thủ tốc độ cực cao với hơn 5,5 km/giây. Tên lửa có tải trọng lên tới 200 tấn, cho phép nó có thể cơ động chuyển hướng khi bay và đánh chặn các loại vũ khí hiện có cũng như trong tương lai.
Ngoài ra, theo tạp chí Mỹ đã có những báo cáo về việc phát triển tên lửa di động đánh chặn tầm xa xuyên khí quyển Trái Đất. Theo các phương tiện truyền thông, tên lửa phòng thủ A-235 Nudol sẽ được sử dụng làm phương tiện tấn công mục tiêu chính.
Vào tháng 4 năm nay, tại bãi thử ở Kazakhstan, một tên lửa của hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-235 được phóng thành công. Theo cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng, tên lửa đánh chặn đã khẳng định được những đặc tính vốn có, các kíp chiến đấu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đánh trúng mục tiêu có điều kiện với độ chính xác quy định. Nguồn ảnh: Damblev.
Cận cảnh hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo liên lục địa A-235 Nudol của Nga hiện nay. Nguồn: ArmiesPower.