Armenia vừa cho đăng tải một đoạn video ngắn, cho thấy cảnh một chiếc xe tăng chủ lực T-90 của Azerbaijan, bị phá hủy tung tháp pháo.Theo những thông tin ban đầu, chiếc xe tăng này đã bị phá hủy bởi pháo binh Armenia, tuy nhiên không rõ thời gian đoạn video này được ghi lại.Tờ Avia của Nga cho biết, nhiều khả năng đoạn video được ghi lại ở Karabakh - nơi từng xảy ra giao tranh ác liệt giữa hai bên. Không loại trừ khả năng, đoạn video này được chính Azerbaijan để lộ ra.Trước đó, các thông tin về thiệt hại của phía Azerbaijan, thường được giữ kín và hầu như chỉ là phỏng đoán của các bên liên quan. Truyền thông quốc tế cho rằng, quân đội Azerbaijan có xu hướng che giấu thiệt hại của lực lượng mình.Với xe tăng chủ lực T-90, đây không phải là chiếc đầu tiên bị phá hủy trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Giới phân tích còn cho rằng, thiệt hại nặng của các xe tăng T-90 trên chiến trường này, là bằng chứng cho thấy xe tăng đang dần mất đi vị thế trên chiến trường.Bản thân xe tăng T-90 của Nga cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau, trong đó các phiên bản T-90A, thậm chí còn tỏ ra kém cỏi với một vài phiên bản T-72 nâng cấp sâu sau này.Trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, chiến thuật sử dụng các loại máy bay không người lái, cùng các loại vũ khí chống tăng hiện đại, đã gây thiệt hại nặng cho lực lượng xe tăng của hai bên.Đặc biệt, phần giáp nóc tháp pháo của xe tăng T-90 những phiên bản đầu tiên, được trang bị giáp phản ứng nổ khá hời hợt, do bị vướng nhiều thiết bị cùng với nắp tháp pháo, khiến hiệu quả bảo vệ không cao.Thực tế, lớp giáp nóc của xe tăng luôn được làm mỏng hơn những khu vực khác, do tỷ lệ xe tăng bị tấn công từ trên không là rất thấp. Việc làm mỏng lớp giáp tháp pháo sẽ giúp xe tăng trở nên "nhẹ nhàng" hơn.Hỏa lực pháo binh cũng được coi là một trong những thứ vũ khí chống xe tăng rất hiệu quả, với kích thước của một quả đạn pháo cỡ lớn, cho dù xe tăng có được bóc giáp tốt đến đâu, cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, thậm chí bị loại khỏi vòng chiến đấu ngay lập tức.Tuy nhiên việc sử dụng pháo bắn đơn phát trúng xe tăng chủ lực là điều khá khó khăn, kể cả khi chiếc xe tăng đó đang đứng yên. Thông thường, xe tăng chỉ bị pháo binh bắn trúng một cách ngẫu nhiên, hoặc bằng những pha "pháo bầy" với hỏa lực dày đặc.Hiện tại, dù cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đã tạm dừng, tuy nhiên thiệt hại của hai bên vẫn chưa được nhất quán, khi mỗi nguồn thông tin đều cho một kết quả khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest. Xe tăng chủ lực T-90 bị nghiền nát trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Nguồn: Foxnews.
Armenia vừa cho đăng tải một đoạn video ngắn, cho thấy cảnh một chiếc xe tăng chủ lực T-90 của Azerbaijan, bị phá hủy tung tháp pháo.
Theo những thông tin ban đầu, chiếc xe tăng này đã bị phá hủy bởi pháo binh Armenia, tuy nhiên không rõ thời gian đoạn video này được ghi lại.
Tờ Avia của Nga cho biết, nhiều khả năng đoạn video được ghi lại ở Karabakh - nơi từng xảy ra giao tranh ác liệt giữa hai bên. Không loại trừ khả năng, đoạn video này được chính Azerbaijan để lộ ra.
Trước đó, các thông tin về thiệt hại của phía Azerbaijan, thường được giữ kín và hầu như chỉ là phỏng đoán của các bên liên quan. Truyền thông quốc tế cho rằng, quân đội Azerbaijan có xu hướng che giấu thiệt hại của lực lượng mình.
Với xe tăng chủ lực T-90, đây không phải là chiếc đầu tiên bị phá hủy trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Giới phân tích còn cho rằng, thiệt hại nặng của các xe tăng T-90 trên chiến trường này, là bằng chứng cho thấy xe tăng đang dần mất đi vị thế trên chiến trường.
Bản thân xe tăng T-90 của Nga cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau, trong đó các phiên bản T-90A, thậm chí còn tỏ ra kém cỏi với một vài phiên bản T-72 nâng cấp sâu sau này.
Trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, chiến thuật sử dụng các loại máy bay không người lái, cùng các loại vũ khí chống tăng hiện đại, đã gây thiệt hại nặng cho lực lượng xe tăng của hai bên.
Đặc biệt, phần giáp nóc tháp pháo của xe tăng T-90 những phiên bản đầu tiên, được trang bị giáp phản ứng nổ khá hời hợt, do bị vướng nhiều thiết bị cùng với nắp tháp pháo, khiến hiệu quả bảo vệ không cao.
Thực tế, lớp giáp nóc của xe tăng luôn được làm mỏng hơn những khu vực khác, do tỷ lệ xe tăng bị tấn công từ trên không là rất thấp. Việc làm mỏng lớp giáp tháp pháo sẽ giúp xe tăng trở nên "nhẹ nhàng" hơn.
Hỏa lực pháo binh cũng được coi là một trong những thứ vũ khí chống xe tăng rất hiệu quả, với kích thước của một quả đạn pháo cỡ lớn, cho dù xe tăng có được bóc giáp tốt đến đâu, cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, thậm chí bị loại khỏi vòng chiến đấu ngay lập tức.
Tuy nhiên việc sử dụng pháo bắn đơn phát trúng xe tăng chủ lực là điều khá khó khăn, kể cả khi chiếc xe tăng đó đang đứng yên. Thông thường, xe tăng chỉ bị pháo binh bắn trúng một cách ngẫu nhiên, hoặc bằng những pha "pháo bầy" với hỏa lực dày đặc.
Hiện tại, dù cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đã tạm dừng, tuy nhiên thiệt hại của hai bên vẫn chưa được nhất quán, khi mỗi nguồn thông tin đều cho một kết quả khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng chủ lực T-90 bị nghiền nát trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Nguồn: Foxnews.