Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90 Vladimir là loại xe tăng gây tranh cãi khá nhiều tại Nga; nếu đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Nga khăng khăng muốn trang bị số lượng lớn cho quân đội, thì các nhà lãnh đạo quân đội Nga lại bày tỏ nghi ngờ về khả năng sử dụng của T-90. Vậy đâu là lý do?Theo các nhà lãnh đạo Quân đội Nga thì MBT T-90 của Nga là phiên bản hiện đại hóa sâu mẫu xe tăng T-72 có từ Liên Xô, tương tự như việc hiện đại hóa xe tăng T-64 thành mẫu T-80.Vào năm 2011, Tư lệnh lục quân Nga, tướng Alexander Postnikov đã đưa ra những ý kiến không thể chối cãi về về mẫu xe tăng T-90, khi Postnikov chỉ ra T-90 thực tế chỉ là phiên bản sửa đổi lần thứ 17 của xe tăng T-72 có từ thời Liên Xô; nghĩa là xe tăng này không tương ứng với các mẫu mới nhất của các nước NATO và thậm chí cả Trung Quốc. Ảnh: Xe tăng T-72M3 của Nga.Chuyên gia phân tích quân sự Nga Konstantin Sivkov cũng phải thừa nhận, Leopard-2 của Đức vượt trội T-90 về khả năng trinh sát và điều khiển hỏa lực, đồng thời sử dụng đạn uy lực hơn; mặc dù Leopard chỉ được trang bị nòng pháo 120 mm, trong khi T-90 sử dụng nòng pháo 125 mm. Ảnh: Xe tăng Leopard-2 của Đức.Vào năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố chấm dứt việc mua xe tăng T-90 do Uralvagonzavod sản xuất. Theo Bộ Quốc phòng Nga, họ sẽ tốn ít chi phí hơn nhiều để nâng cấp xe tăng T-72 lên phiên bản tương đương T-90. Ảnh: Phiên bản nâng cấp T-72M3 có tính năng không kém gì T-90.Những điểm yếu của T-90 là quá lớn, khó có thể bỏ qua khi chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của xe; nhiều mẫu T-90 không có hệ thống điều hòa không khí, trong thực tế, nếu ở Nga, điều này không quan trọng lắm; nhưng nếu xe tăng được sử dụng ở chiến trường Syria, khi chiến đấu ở nhiệt độ 50 độ mà không có hệ thống làm mát thì cực kỳ khó khăn.Nhiều lãnh đạo quân đội Nga phê phán về thiết kế các thùng nhiên liệu cùng đạn dược trong cùng một không gian với kíp xe. Nhà thiết kế chính của Uralvagonzavod V.M. Nevolin thừa nhận rằng, việc bố trí nhiên liệu, đạn dược và kíp xe cùng nhau là rất nguy hiểm, nhất là khi xe bị trúng đạn; vì vậy việc tách người khỏi nhiên liệu và đạn dược là xu thế tất yếu của MBT hiện đại.Không chỉ giới lãnh đạo quân đội Nga, ngay cả Giám đốc điều hành của Uralvagonzavod Oleg Sienko cũng chỉ trích các sản phẩm của mình, khi ông cho rằng, chiếc T-90 quá chật chội, gây tâm lý không thoải mái cho kíp xe, từ đó dẫn đến các vấn đề phát sinh khi bắn, nhất là trong quá trình xe đang di chuyển trên địa hình gồ ghề.Cùng với không gian chật trội thì hệ thống treo của xe cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của hỏa lực trên xe, hệ thống giảm xóc thủy lực hoạt động không như mong muốn, do vậy xe chạy không được êm ái, nhất là ở địa hình lồi lõm.Về hỏa lực xe, việc nhà sản xuất tuyên bố pháo chính của T-90 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5 km là không đúng; theo ý kiến của các chuyên gia, khoảng cách tối ưu để bắn trúng mục tiêu của pháo 2A46 của T-90 là không quá 1,5 km.Các chuyên gia lưu ý rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã mất đi công nghệ sản xuất pháo tăng chất lượng cao; độ bền của nòng pháo 2A46 không vượt qua được giới hạn 450 phát bắn; trong khi đó pháo tăng của phương Tây đạt tới 900 phát bắn. Nếu trường hợp sử dụng tên lửa dẫn đường phóng qua nòng pháo, tuổi thọ của pháo T-90 có thể giảm xuống còn 50 lần phóng. Ảnh: Pháo 2A46 của xe tăng T-90.Trong số những thiếu sót khác của T-90, các chuyên gia lưu ý đến tình huống, nếu xe bị trúng đạn có nguy cơ bị phát nổ cao; lúc này lối thoát hiểm duy nhất là chui qua cửa xe trên nóc tháp pháo. Nếu không nhanh chóng thoát khỏi xe, khi khối đạn trong xe phát nổ, thì kíp xe chỉ có thể đối mặt với cái chết. Đây là điểm yếu cố hữu của xe tăng Nga, nhất là các mẫu xe T-72, khi bị trúng đạn, đạn trong xe bị kích nổ, thường hất văng tháp pháo.Cấu hình thấp của T-90 bên cạnh ưu điểm, cũng tỏ rõ sự bất lợi; một tháp pháo dẹt không cho phép pháo chính dịch chuyển được quá nhiều; khi bắn ở các mục tiêu có góc tà âm hoặc dương (nhất là khi chiến đấu trong thành phố hoặc địa hình đồi núi) sẽ bộc lộ sự bất lợi; xạ giới tầm pháo T-90 chỉ dịch chuyển chỉ từ −5 đến +15 độ; trong khi ở các loại xe tăng phương Tây, xạ giới tầm pháo từ −10 đến +20 độ.Lỗ hổng chính của T-90 là động cơ, nếu hoạt động ở nhiệt độ trên +34 độ, nó bắt đầu nhanh chóng mất năng lượng (theo một số ước tính, lên tới 30%), do năng lượng chính được dành cho việc làm mát. Một vấn đề khác nữa là việc thay thế động cơ T-90 có thể mất tới hai ngày; để so sánh, thay động cơ của xe tăng Leopard mất không quá 2 giờ. Ảnh: Động cơ V-92S2 của xe tăng T-90.Hiện nay, Nga đã đưa vào sử dụng mẫu MBT kiểu mới là T-14 Amatar, cùng với đó là họ tiếp tục nâng cấp số xe tăng T-72 và T-80, đủ đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại; do vậy xe tăng chủ lực T-90 tiếp tục không có chỗ đứng trong quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng chiến đấu thế hệ mới T-14 Amatar của Nga. Video Xe tăng T-90, hệ thống tên lửa phòng không Spyder Việt Nam xuất hiện trên truyền hình - Nguồn: QPVN
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90 Vladimir là loại xe tăng gây tranh cãi khá nhiều tại Nga; nếu đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Nga khăng khăng muốn trang bị số lượng lớn cho quân đội, thì các nhà lãnh đạo quân đội Nga lại bày tỏ nghi ngờ về khả năng sử dụng của T-90. Vậy đâu là lý do?
Theo các nhà lãnh đạo Quân đội Nga thì MBT T-90 của Nga là phiên bản hiện đại hóa sâu mẫu xe tăng T-72 có từ Liên Xô, tương tự như việc hiện đại hóa xe tăng T-64 thành mẫu T-80.
Vào năm 2011, Tư lệnh lục quân Nga, tướng Alexander Postnikov đã đưa ra những ý kiến không thể chối cãi về về mẫu xe tăng T-90, khi Postnikov chỉ ra T-90 thực tế chỉ là phiên bản sửa đổi lần thứ 17 của xe tăng T-72 có từ thời Liên Xô; nghĩa là xe tăng này không tương ứng với các mẫu mới nhất của các nước NATO và thậm chí cả Trung Quốc. Ảnh: Xe tăng T-72M3 của Nga.
Chuyên gia phân tích quân sự Nga Konstantin Sivkov cũng phải thừa nhận, Leopard-2 của Đức vượt trội T-90 về khả năng trinh sát và điều khiển hỏa lực, đồng thời sử dụng đạn uy lực hơn; mặc dù Leopard chỉ được trang bị nòng pháo 120 mm, trong khi T-90 sử dụng nòng pháo 125 mm. Ảnh: Xe tăng Leopard-2 của Đức.
Vào năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố chấm dứt việc mua xe tăng T-90 do Uralvagonzavod sản xuất. Theo Bộ Quốc phòng Nga, họ sẽ tốn ít chi phí hơn nhiều để nâng cấp xe tăng T-72 lên phiên bản tương đương T-90. Ảnh: Phiên bản nâng cấp T-72M3 có tính năng không kém gì T-90.
Những điểm yếu của T-90 là quá lớn, khó có thể bỏ qua khi chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của xe; nhiều mẫu T-90 không có hệ thống điều hòa không khí, trong thực tế, nếu ở Nga, điều này không quan trọng lắm; nhưng nếu xe tăng được sử dụng ở chiến trường Syria, khi chiến đấu ở nhiệt độ 50 độ mà không có hệ thống làm mát thì cực kỳ khó khăn.
Nhiều lãnh đạo quân đội Nga phê phán về thiết kế các thùng nhiên liệu cùng đạn dược trong cùng một không gian với kíp xe. Nhà thiết kế chính của Uralvagonzavod V.M. Nevolin thừa nhận rằng, việc bố trí nhiên liệu, đạn dược và kíp xe cùng nhau là rất nguy hiểm, nhất là khi xe bị trúng đạn; vì vậy việc tách người khỏi nhiên liệu và đạn dược là xu thế tất yếu của MBT hiện đại.
Không chỉ giới lãnh đạo quân đội Nga, ngay cả Giám đốc điều hành của Uralvagonzavod Oleg Sienko cũng chỉ trích các sản phẩm của mình, khi ông cho rằng, chiếc T-90 quá chật chội, gây tâm lý không thoải mái cho kíp xe, từ đó dẫn đến các vấn đề phát sinh khi bắn, nhất là trong quá trình xe đang di chuyển trên địa hình gồ ghề.
Cùng với không gian chật trội thì hệ thống treo của xe cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của hỏa lực trên xe, hệ thống giảm xóc thủy lực hoạt động không như mong muốn, do vậy xe chạy không được êm ái, nhất là ở địa hình lồi lõm.
Về hỏa lực xe, việc nhà sản xuất tuyên bố pháo chính của T-90 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5 km là không đúng; theo ý kiến của các chuyên gia, khoảng cách tối ưu để bắn trúng mục tiêu của pháo 2A46 của T-90 là không quá 1,5 km.
Các chuyên gia lưu ý rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã mất đi công nghệ sản xuất pháo tăng chất lượng cao; độ bền của nòng pháo 2A46 không vượt qua được giới hạn 450 phát bắn; trong khi đó pháo tăng của phương Tây đạt tới 900 phát bắn. Nếu trường hợp sử dụng tên lửa dẫn đường phóng qua nòng pháo, tuổi thọ của pháo T-90 có thể giảm xuống còn 50 lần phóng. Ảnh: Pháo 2A46 của xe tăng T-90.
Trong số những thiếu sót khác của T-90, các chuyên gia lưu ý đến tình huống, nếu xe bị trúng đạn có nguy cơ bị phát nổ cao; lúc này lối thoát hiểm duy nhất là chui qua cửa xe trên nóc tháp pháo. Nếu không nhanh chóng thoát khỏi xe, khi khối đạn trong xe phát nổ, thì kíp xe chỉ có thể đối mặt với cái chết. Đây là điểm yếu cố hữu của xe tăng Nga, nhất là các mẫu xe T-72, khi bị trúng đạn, đạn trong xe bị kích nổ, thường hất văng tháp pháo.
Cấu hình thấp của T-90 bên cạnh ưu điểm, cũng tỏ rõ sự bất lợi; một tháp pháo dẹt không cho phép pháo chính dịch chuyển được quá nhiều; khi bắn ở các mục tiêu có góc tà âm hoặc dương (nhất là khi chiến đấu trong thành phố hoặc địa hình đồi núi) sẽ bộc lộ sự bất lợi; xạ giới tầm pháo T-90 chỉ dịch chuyển chỉ từ −5 đến +15 độ; trong khi ở các loại xe tăng phương Tây, xạ giới tầm pháo từ −10 đến +20 độ.
Lỗ hổng chính của T-90 là động cơ, nếu hoạt động ở nhiệt độ trên +34 độ, nó bắt đầu nhanh chóng mất năng lượng (theo một số ước tính, lên tới 30%), do năng lượng chính được dành cho việc làm mát. Một vấn đề khác nữa là việc thay thế động cơ T-90 có thể mất tới hai ngày; để so sánh, thay động cơ của xe tăng Leopard mất không quá 2 giờ. Ảnh: Động cơ V-92S2 của xe tăng T-90.
Hiện nay, Nga đã đưa vào sử dụng mẫu MBT kiểu mới là T-14 Amatar, cùng với đó là họ tiếp tục nâng cấp số xe tăng T-72 và T-80, đủ đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại; do vậy xe tăng chủ lực T-90 tiếp tục không có chỗ đứng trong quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng chiến đấu thế hệ mới T-14 Amatar của Nga.
Video Xe tăng T-90, hệ thống tên lửa phòng không Spyder Việt Nam xuất hiện trên truyền hình - Nguồn: QPVN