Truyền thông Ấn Độ cho biết Bộ Quốc phòng nước này vừa chính thức thông báo việc đặt mua cùng lúc 464 xe tăng Nga. Như thường lệ, loại xe tăng được nước này lựa chọn vẫn là T-90. Nguồn ảnh: Pinterest.Nhà chức trách Ấn Độ khẳng định số lượng xe tăng này sẽ tăng cường sức mạnh cho lực lượng lục quân, góp phần củng cố an ninh quốc phòng nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện vẫn chưa rõ phiên bản xe tăng chủ lực T-90 mà Ấn Độ lựa chọn cho lần này. Tuy nhiên trong trường hợp New Delhi lựa chọn phiên bản T-90MS, tổng giá trị hợp đồng sẽ lên tới gần 3 tỷ USD. Nguồn ảnh: Pinterest.Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng cho biết, nước này loại trừ tất cả các khả năng mua phương tiện thiết giáp từ phương Tây trong thời điểm hiện tại, chỉ ưu tiên các phương tiện chiến đấu từ Nga, nhất là xe tăng. Nguồn ảnh: Pinterest.Ấn Độ hiện cũng đã là khách quen mua xe tăng chủ lực T-90 của Nga. Tổng số xe tăng T-90 trong biên chế quân đội Ấn Độ hiện tại còn nhiều hơn số xe tăng T-90 phục vụ trong quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, Ấn Độ hiện đang sở hữu khoảng 1000 tới 1100 xe tăng T-90 bao gồm phiên bản MS và phiên bản Bhishma S được nước này tự lắp ráp. Trong khi đó phía Nga - quê hương sản sinh ra xe tăng T-90 chỉ có khoảng 500 chiếc bao gồm ba phiên bản T-90, T-90A và T-90M. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc không lựa chọn mua thiết giáp từ phương Tây được cho là cách mà quân đội Ấn Độ đảm bảo khả năng tương thích giữa các loại vũ khí đắt tiền mà nước này đã hiện đại hóa từ lâu. Nguồn ảnh: Pinterest.Ấn Độ, cùng với Việt Nam là hai quốc gia được hưởng đặc lợi từ Mỹ khi có thể chọn mua vũ khí từ cả Nga và Mỹ. Mọi quốc gia khác trên thế giới nếu mua vũ khí Nga, nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với cấm vận kinh tế từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Indonesia là một ví dụ điển hình, nước này đã đặt mua một loạt tiêm kích Su-35 từ phía Nga. Tuy nhiên sau khi bị sức ép từ Mỹ, Indonesia đã phải hủy hợp đồng. Nguồn ảnh: Pinterest.Về thương vụ mua 464 xe tăng chủ lực từ phía Nga, truyền thông Ấn Độ thậm chí còn khẳng định rằng nếu hợp đồng này không được ký kết, trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, New Delhi thậm chí sẽ thiếu xe tăng tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài xe tăng T-90, Ấn Độ cũng được xem là khách hàng tiềm năng của xe tăng T-14 Armata do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vậy, dàn trang bị đắt đỏ của quân đội Ấn Độ vẫn không được đánh giá cao, lý do là vì năng lực chiến đấu của quân đội nước này có phần khá "hời hợt" do nhiều lý do chủ quan. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của những chiếc xe tăng T-90 trong biên chế Lục quân Ấn Độ.
Truyền thông Ấn Độ cho biết Bộ Quốc phòng nước này vừa chính thức thông báo việc đặt mua cùng lúc 464 xe tăng Nga. Như thường lệ, loại xe tăng được nước này lựa chọn vẫn là T-90. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhà chức trách Ấn Độ khẳng định số lượng xe tăng này sẽ tăng cường sức mạnh cho lực lượng lục quân, góp phần củng cố an ninh quốc phòng nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện vẫn chưa rõ phiên bản xe tăng chủ lực T-90 mà Ấn Độ lựa chọn cho lần này. Tuy nhiên trong trường hợp New Delhi lựa chọn phiên bản T-90MS, tổng giá trị hợp đồng sẽ lên tới gần 3 tỷ USD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng cho biết, nước này loại trừ tất cả các khả năng mua phương tiện thiết giáp từ phương Tây trong thời điểm hiện tại, chỉ ưu tiên các phương tiện chiến đấu từ Nga, nhất là xe tăng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ấn Độ hiện cũng đã là khách quen mua xe tăng chủ lực T-90 của Nga. Tổng số xe tăng T-90 trong biên chế quân đội Ấn Độ hiện tại còn nhiều hơn số xe tăng T-90 phục vụ trong quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, Ấn Độ hiện đang sở hữu khoảng 1000 tới 1100 xe tăng T-90 bao gồm phiên bản MS và phiên bản Bhishma S được nước này tự lắp ráp. Trong khi đó phía Nga - quê hương sản sinh ra xe tăng T-90 chỉ có khoảng 500 chiếc bao gồm ba phiên bản T-90, T-90A và T-90M. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc không lựa chọn mua thiết giáp từ phương Tây được cho là cách mà quân đội Ấn Độ đảm bảo khả năng tương thích giữa các loại vũ khí đắt tiền mà nước này đã hiện đại hóa từ lâu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ấn Độ, cùng với Việt Nam là hai quốc gia được hưởng đặc lợi từ Mỹ khi có thể chọn mua vũ khí từ cả Nga và Mỹ. Mọi quốc gia khác trên thế giới nếu mua vũ khí Nga, nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với cấm vận kinh tế từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Indonesia là một ví dụ điển hình, nước này đã đặt mua một loạt tiêm kích Su-35 từ phía Nga. Tuy nhiên sau khi bị sức ép từ Mỹ, Indonesia đã phải hủy hợp đồng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về thương vụ mua 464 xe tăng chủ lực từ phía Nga, truyền thông Ấn Độ thậm chí còn khẳng định rằng nếu hợp đồng này không được ký kết, trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, New Delhi thậm chí sẽ thiếu xe tăng tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài xe tăng T-90, Ấn Độ cũng được xem là khách hàng tiềm năng của xe tăng T-14 Armata do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, dàn trang bị đắt đỏ của quân đội Ấn Độ vẫn không được đánh giá cao, lý do là vì năng lực chiến đấu của quân đội nước này có phần khá "hời hợt" do nhiều lý do chủ quan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của những chiếc xe tăng T-90 trong biên chế Lục quân Ấn Độ.