Theo thông tin từ Topwar, lô xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M "Đột phá" mới nhất của Nga, đã được chuyển giao cho Quân đội Nga và nhiều khả năng sẽ được đưa tới chiến trường Donbass để tham chiến.T-90M là một mẫu cải tiến chuyên sâu của phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực T-90; điều đáng chú ý là T-90M đã có những cải tiến chuyên sâu, sau khi rút kinh nghiệm các bài học chiến đấu tại chiến trường Syria và đặc biệt là Ukraine trước đó.Những cải tiến lớn ở T-90M đã khơi dậy tinh thần cảnh giác của các chuyên gia quân sự Mỹ; một khi loại xe tăng này có thể kiềm chế hiệu quả các loại vũ khí chống tăng hiện có, nó sẽ làm thay đổi cục diện cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine.So với phiên bản T-90, T-90M đã có nhiều cải tiến để nâng cao khả năng sống sót. Ví dụ, hệ thống kính quan sát của trưởng xe đã được thay thế lớp vỏ bảo vệ mới; tháp pháo hình đĩa trước đây, được đổi thành tháp pháo hình nêm để giảm đòn đánh của tên lửa chống tăng.Ngoài ra, T-90M còn được trang bị trạm vũ khí điều khiển từ xa ở trên nóc tháp pháo; đặc biệt là hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit sử dụng radar bước sóng milimet và đạn lựu để phát hiện, theo dõi và đánh chặn hiệu quả nhiều loại tên lửa chống tăng khác nhau, ở khoảng cách từ 15 đến 20 mét.Có thể nói, T-90M là loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất (ngoại trừ xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Amatar), mà quân đội Nga có được hiện nay. Tất nhiên, giá của thiết bị tiên tiến là chi phí sản xuất tương đối cao.Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, không có cảnh chiến đấu xe tăng quy mô lớn nào; lý do là một mặt quân đội Ukraine thiếu các loại xe tăng chiến đấu chủ lực tương ứng; mặt khác, do các nước phương Tây đã viện trợ cho quân đội Ukraine một số lượng lớn các hệ thống vũ khí chống tăng tiên tiến.Trong những vũ khí chống tăng mà phương Tây viện trợ cho Ukraine đáng chú ý như tên lửa chống tăng Javelin và loại UAV tự sát Switchblade của Mỹ, NLAW của Anh và súng phóng lựu Tekken 3 do Đức cung cấp, đã khiến Nga thiệt hại về xe tăng và xe bọc thép. Theo thông tin của Oryx, quân đội Nga cho đến nay đã mất hơn 460 xe tăng và hơn 2.000 xe bọc thép chiến đấu. Trong đó, nguyên nhân cơ bản nhất là do các xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga chủ yếu là các mẫu đời cũ, hệ thống bảo vệ không hiệu quả trước vũ khí chống tăng phương Tây.Lấy ví dụ về tên lửa Javelin, mặc dù xe tăng Nga được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), nhưng Javelin được trang bị hai đầu đạn nổi tiếp, một đầu dùng để phá ERA và đầu thứ hai có thể xuyên thủng vỏ giáp sau lớp ERA. Do đó, T-90M phải được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit, thì mới có thể chống được Javelin.Không thể phủ nhận rằng, các hệ thống vũ khí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xung đột hiện đại, và chiến trường Nga-Ukraine là một trường hợp điển hình. Nếu không có sự hỗ trợ của các hệ thống vũ khí tối tân từ các nước phương Tây, quân đội Ukraine hoàn toàn không thể chống lại cuộc tấn công của Nga.Ngoài các loại vũ khí chống tăng cơ động, các hệ thống máy bay không người lái và hệ thống tên lửa tầm xa được dẫn đường chính xác, có tính cơ động cao như HIMARS, cũng đã góp phần quan trọng trong việc chế áp hiệu quả cuộc tấn công của quân đội Nga.Hơn nữa, để tránh làm Nga thêm kích động, các nước phương Tây cho đến nay vẫn chưa đồng ý cung cấp cho Ukraine các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng. Có thể nói, để giành được lợi thế trong mọi cuộc xung đột, trang bị tối tân là thứ không thể thiếu.Quân đội Mỹ đã bày tỏ sự cảnh giác cao độ về việc xe tăng T-90M được đưa Nga vào chiến trường Ukraine; đối với Mỹ, đây rõ ràng không phải là một tín hiệu tốt. Theo quan điểm của tờ Military, quân đội Nga đã nhận ra những thiếu sót trong vũ khí của chính mình và đã tiến hành cải tạo và nâng cấp có mục đích.Trước đây, một nguyên nhân quan trọng khiến quân đội Nga tấn công chậm là do việc liên lạc thông tin cấp cao của phía Nga không được thông suốt, dẫn đến việc cấp ra quyết định hàng đầu của Nga, không thể biết kịp thời và nhận biết chính xác tình hình chiến trường mới nhất.Tuy nhiên, có thể thấy từ việc xe tăng T-90M ra khỏi dây chuyền lắp ráp và việc Tổng thống Putin thay thế chỉ huy tác chiến hàng đầu tại chiến trường Ukraine, đã thực sự có những điều chỉnh tương ứng để đáp ứng nhu cầu thực tế trên chiến trường.
Theo thông tin từ Topwar, lô xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M "Đột phá" mới nhất của Nga, đã được chuyển giao cho Quân đội Nga và nhiều khả năng sẽ được đưa tới chiến trường Donbass để tham chiến.
T-90M là một mẫu cải tiến chuyên sâu của phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực T-90; điều đáng chú ý là T-90M đã có những cải tiến chuyên sâu, sau khi rút kinh nghiệm các bài học chiến đấu tại chiến trường Syria và đặc biệt là Ukraine trước đó.
Những cải tiến lớn ở T-90M đã khơi dậy tinh thần cảnh giác của các chuyên gia quân sự Mỹ; một khi loại xe tăng này có thể kiềm chế hiệu quả các loại vũ khí chống tăng hiện có, nó sẽ làm thay đổi cục diện cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine.
So với phiên bản T-90, T-90M đã có nhiều cải tiến để nâng cao khả năng sống sót. Ví dụ, hệ thống kính quan sát của trưởng xe đã được thay thế lớp vỏ bảo vệ mới; tháp pháo hình đĩa trước đây, được đổi thành tháp pháo hình nêm để giảm đòn đánh của tên lửa chống tăng.
Ngoài ra, T-90M còn được trang bị trạm vũ khí điều khiển từ xa ở trên nóc tháp pháo; đặc biệt là hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit sử dụng radar bước sóng milimet và đạn lựu để phát hiện, theo dõi và đánh chặn hiệu quả nhiều loại tên lửa chống tăng khác nhau, ở khoảng cách từ 15 đến 20 mét.
Có thể nói, T-90M là loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất (ngoại trừ xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Amatar), mà quân đội Nga có được hiện nay. Tất nhiên, giá của thiết bị tiên tiến là chi phí sản xuất tương đối cao.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, không có cảnh chiến đấu xe tăng quy mô lớn nào; lý do là một mặt quân đội Ukraine thiếu các loại xe tăng chiến đấu chủ lực tương ứng; mặt khác, do các nước phương Tây đã viện trợ cho quân đội Ukraine một số lượng lớn các hệ thống vũ khí chống tăng tiên tiến.
Trong những vũ khí chống tăng mà phương Tây viện trợ cho Ukraine đáng chú ý như tên lửa chống tăng Javelin và loại UAV tự sát Switchblade của Mỹ, NLAW của Anh và súng phóng lựu Tekken 3 do Đức cung cấp, đã khiến Nga thiệt hại về xe tăng và xe bọc thép.
Theo thông tin của Oryx, quân đội Nga cho đến nay đã mất hơn 460 xe tăng và hơn 2.000 xe bọc thép chiến đấu. Trong đó, nguyên nhân cơ bản nhất là do các xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga chủ yếu là các mẫu đời cũ, hệ thống bảo vệ không hiệu quả trước vũ khí chống tăng phương Tây.
Lấy ví dụ về tên lửa Javelin, mặc dù xe tăng Nga được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), nhưng Javelin được trang bị hai đầu đạn nổi tiếp, một đầu dùng để phá ERA và đầu thứ hai có thể xuyên thủng vỏ giáp sau lớp ERA. Do đó, T-90M phải được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit, thì mới có thể chống được Javelin.
Không thể phủ nhận rằng, các hệ thống vũ khí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xung đột hiện đại, và chiến trường Nga-Ukraine là một trường hợp điển hình. Nếu không có sự hỗ trợ của các hệ thống vũ khí tối tân từ các nước phương Tây, quân đội Ukraine hoàn toàn không thể chống lại cuộc tấn công của Nga.
Ngoài các loại vũ khí chống tăng cơ động, các hệ thống máy bay không người lái và hệ thống tên lửa tầm xa được dẫn đường chính xác, có tính cơ động cao như HIMARS, cũng đã góp phần quan trọng trong việc chế áp hiệu quả cuộc tấn công của quân đội Nga.
Hơn nữa, để tránh làm Nga thêm kích động, các nước phương Tây cho đến nay vẫn chưa đồng ý cung cấp cho Ukraine các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng. Có thể nói, để giành được lợi thế trong mọi cuộc xung đột, trang bị tối tân là thứ không thể thiếu.
Quân đội Mỹ đã bày tỏ sự cảnh giác cao độ về việc xe tăng T-90M được đưa Nga vào chiến trường Ukraine; đối với Mỹ, đây rõ ràng không phải là một tín hiệu tốt. Theo quan điểm của tờ Military, quân đội Nga đã nhận ra những thiếu sót trong vũ khí của chính mình và đã tiến hành cải tạo và nâng cấp có mục đích.
Trước đây, một nguyên nhân quan trọng khiến quân đội Nga tấn công chậm là do việc liên lạc thông tin cấp cao của phía Nga không được thông suốt, dẫn đến việc cấp ra quyết định hàng đầu của Nga, không thể biết kịp thời và nhận biết chính xác tình hình chiến trường mới nhất.
Tuy nhiên, có thể thấy từ việc xe tăng T-90M ra khỏi dây chuyền lắp ráp và việc Tổng thống Putin thay thế chỉ huy tác chiến hàng đầu tại chiến trường Ukraine, đã thực sự có những điều chỉnh tương ứng để đáp ứng nhu cầu thực tế trên chiến trường.