Nếu như S-400 sẽ là cơn ác mộng với máy bay ném bom chiến lược Mỹ thì S-350E sẽ là thứ vũ khí khiến phi công tiêm kích chiến thuật Mỹ phải sợ hãi nhất. Dự kiến, cuối năm nay chương trình thử nghiệm cấp Nhà nước với tên lửa phòng không S-350E sẽ kết thúc. Và sau đó dĩ nhiên là chúng sẽ được sản xuất và biên chế cho Lực lượng Không gian – Vũ trụ Nga (VKS) hoặc Lục quân Nga. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoS-350E hay còn gọi là 50R6 Vityaz là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do GSKB Almaz-Antey phát triển nhằm thay thế các hệ thống S-300PS và S-300PT-1A - đây là phiên bản S-300 dành cho Lục quân Nga với tầm tác chiến 75km. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp tên lửa đất đối không S-350E Vityaz do GSKB Almaz-Antey thiết kế tổng thể, riêng MKB Fakel thiết kế đạn tên lửa. Cả hai đơn vị này đều thuộc công ty chuyên lĩnh vực phòng không và phòng thủ không gian vũ khí Almaz-Antey (nhà sản xuất S-300, S-400). Nguồn ảnh: WikipediaBiên chế một tiểu đoàn tên lửa S-350E được công bố gồm: 1-2 đài radar 50N6A; một trạm chỉ huy 50K6A và 1-8 bệ phóng tên lửa tự hành 50P6. Tất cả các khí tài đều đặt trên khung gầm xe việt dã BAZ – khung gầm này cũng sử dụng cho các hệ thống S-400 hoặc S-300PMU2. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoTrong ảnh là các module ống phóng tên lửa đặt trên bệ phóng tự hành 50P6A. Khác với S-300PS/PT-1A, các loại tên lửa dùng cho S-350E Vityaz nhỏ hơn nhưng có tầm bắn xa hơn, thông minh hơn. Việc đạn tên lửa có kích cỡ nhỏ cho phép mỗi bệ phóng triển khai đến 12 quả đạn. Nguồn ảnh: WikipediaS-350E sẽ được trang bị 2 kiểu đạn tên lửa gồm: 9M96/9M96E(E2) có tầm bắn từ 12-120km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bị động; 9M100 dùng đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 10-15km có thể tiêu diệt được tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật nhanh nhẹn... Nguồn ảnh: WikipediaTheo một số nguồn tin, tầm tác chiến với mục tiêu khí động của S-350E Vityaz là 1,5-120km, độ cao đánh chặn từ 10m tới 30km. Và với mục tiêu đạn đạo thì tầm bắn từ 1,5-30km, độ cao từ 2m tới 25km. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống S-50E có khả năng tấn công cùng lúc 16 mục tiêu khí động hoặc 12 mục tiêu tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là đài radar đa chức năng 50N6A làm nhiệm vụ phát hiện sớm, chỉ thị mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoĐài 50N6A có khả năng theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu, khóa cùng lúc 8 mục tiêu để chỉ đạo tên lửa tấn công. Nguồn ảnh: WikipediaCòn đây là trạm chỉ huy cơ động 50K6A. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Nếu như S-400 sẽ là cơn ác mộng với máy bay ném bom chiến lược Mỹ thì S-350E sẽ là thứ vũ khí khiến phi công tiêm kích chiến thuật Mỹ phải sợ hãi nhất. Dự kiến, cuối năm nay chương trình thử nghiệm cấp Nhà nước với tên lửa phòng không S-350E sẽ kết thúc. Và sau đó dĩ nhiên là chúng sẽ được sản xuất và biên chế cho Lực lượng Không gian – Vũ trụ Nga (VKS) hoặc Lục quân Nga. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
S-350E hay còn gọi là 50R6 Vityaz là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do GSKB Almaz-Antey phát triển nhằm thay thế các hệ thống S-300PS và S-300PT-1A - đây là phiên bản S-300 dành cho Lục quân Nga với tầm tác chiến 75km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp tên lửa đất đối không S-350E Vityaz do GSKB Almaz-Antey thiết kế tổng thể, riêng MKB Fakel thiết kế đạn tên lửa. Cả hai đơn vị này đều thuộc công ty chuyên lĩnh vực phòng không và phòng thủ không gian vũ khí Almaz-Antey (nhà sản xuất S-300, S-400). Nguồn ảnh: Wikipedia
Biên chế một tiểu đoàn tên lửa S-350E được công bố gồm: 1-2 đài radar 50N6A; một trạm chỉ huy 50K6A và 1-8 bệ phóng tên lửa tự hành 50P6. Tất cả các khí tài đều đặt trên khung gầm xe việt dã BAZ – khung gầm này cũng sử dụng cho các hệ thống S-400 hoặc S-300PMU2. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Trong ảnh là các module ống phóng tên lửa đặt trên bệ phóng tự hành 50P6A. Khác với S-300PS/PT-1A, các loại tên lửa dùng cho S-350E Vityaz nhỏ hơn nhưng có tầm bắn xa hơn, thông minh hơn. Việc đạn tên lửa có kích cỡ nhỏ cho phép mỗi bệ phóng triển khai đến 12 quả đạn. Nguồn ảnh: Wikipedia
S-350E sẽ được trang bị 2 kiểu đạn tên lửa gồm: 9M96/9M96E(E2) có tầm bắn từ 12-120km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bị động; 9M100 dùng đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 10-15km có thể tiêu diệt được tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật nhanh nhẹn... Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo một số nguồn tin, tầm tác chiến với mục tiêu khí động của S-350E Vityaz là 1,5-120km, độ cao đánh chặn từ 10m tới 30km. Và với mục tiêu đạn đạo thì tầm bắn từ 1,5-30km, độ cao từ 2m tới 25km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống S-50E có khả năng tấn công cùng lúc 16 mục tiêu khí động hoặc 12 mục tiêu tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là đài radar đa chức năng 50N6A làm nhiệm vụ phát hiện sớm, chỉ thị mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Đài 50N6A có khả năng theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu, khóa cùng lúc 8 mục tiêu để chỉ đạo tên lửa tấn công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Còn đây là trạm chỉ huy cơ động 50K6A. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko