Trang nhất tạp chí National Geographic số ra tháng 6 tới có hình ảnh một chiếc túi nilon cùng dòng cảnh báo "nhựa hay hành tinh?" ám chỉ tác hại ghê gớm của nhựa đối với môi trường, ví như “sát thủ” tận diệt môi trường.Bức ảnh đầy ám ảnh về một chú cò bị kẹt trong một chiếc túi nilon tại một bãi rác ở Tây Ban Nha. Khác với các loại vật liệu khác, nhựa rất khó bị phân hủy và những chiếc túi nilon có thể trở thành "những cái bẫy chết người" đối với các loài sinh vật.Việc sử dụng tràn lan các loại túi, chai, đồ dùng bằng nhựa đã khiến nhiều khu vực trên thế giới trở thành "bãi thải nhựa".Đáng buồn là, người dân trên thế giới sử dụng rất nhiều đồ dùng bằng nhựa nhưng hầu như rất ít trong số này quan tâm đến việc tái chế nhựa dù hiểu rõ tác hại của nhựa đối với môi trường.Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường toàn cầu, một nhóm sưu tập nghệ thuật có tên Luzinterruptus đã dành nhiều công sức thu thập 60.000 vỏ chai nhựa bị vứt đi để đặt vào 3 đài phun nước ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha.Một chú rùa vướng vào một chiếc lưới nhựa bị vứt bỏ ngoài khơi Địa Trung Hải. Chú rùa này sẽ chết vì không thể ngoi lên mặt nước để thở. Rất may một nhiếp ảnh gia đã giải cứu chú.Các đồ dùng bằng nhựa bị vứt vương vãi đã khiến các loài sinh vật hoang dã dần dần phải thích nghi với cuộc sống mới nhiều rủi ro hơn.Bức ảnh chú hải mã dùng đuôi quấn một chiếc bông ngoáy tai chụp ở vùng biển bị ô nhiễm quanh đảo Sumbawa đã thức tỉnh rất nhiều người về việc cần phải chung tay bảo vệ môi trường.Hình ảnh một chú khỉ nhặt một chiếc chai nhựa cũng khiến nhiều người cảm thấy hổ thẹn vì ý thức bảo vệ môi trường còn quá kém của mình.Tờ National Geographic kêu gọi người dân toàn cầu chung tay bảo vệ môi trường, đừng để những loài động vật hoang dã như linh cẩu phải đi săn mồi trên đống rác thải do chính con người tạo ra.Cũng theo tạp chí này, người dân cần quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường biển trước sự "xâm lăng" mạnh mẽ của các loại rác thải từ nhựa.Ước tính có hàng trăm loài động vật dưới biển từng nuốt phải các loại rác thải bằng nhựa hoặc kẹt trong chúng.Tờ National Geographic nhấn mạnh, nếu không hành động mạnh mẽ, đến năm 2050, tất cả các loài chim trên Trái đất đều sẽ phải ăn nhựa.Theo thống kê, trong năm 2015, con người đã thải ra 6,9 tấn rác là các loại vật dụng bằng nhựa khác nhau. Chỉ có 9% trong số này được tái chế, 12% được chôn và có tới 79% tích tụ trong các đống rác hoặc nằm vương vãi ngoài môi trường.Không chỉ con người, nhiều loài động vật và chim đang cùng sinh sống trong những bãi rác thải ô nhiễm nghiêm trọng.Những người làm việc ở bãi rác thải ở Bangladesh cho biết, họ phải tỉ mẩn đem từng chiếc túi nhựa rửa sạch, phơi khô trước khi đem bán lại cho các nhà tái chế.Có khoảng 120.000 người làm việc trong lĩnh vực tái chế rác thải tại Dhaka (Bangladesh) nơi 18 triệu người dân thải ra tới 11.000 tấn rác thải hàng ngày.Hình ảnh một nhà máy tái chế rác thải ở San Francisco (Mỹ), chỉ trong vòng 20 năm qua, nhà máy này đã phải tăng gấp đôi lượng rác thải tái chế hàng ngày.Cũng giống như ở Bangladesh và Mỹ, các loại chai nhựa, túi nilon ở Philippines cũng được đưa đến các nhà máy tái chế với số lượng ngày một tăng.Người lao động trong các nhà máy tại Valenzuela (Philippines) phải làm việc cật lực để có thể xử lý hết "núi" rác khổng lồ là các chai và túi nhựa.Trung Quốc là nước sản xuất các vật dụng bằng nhựa nhiều nhất thế giới, chiếm 24% sản lượng toàn cầu
Trang nhất tạp chí National Geographic số ra tháng 6 tới có hình ảnh một chiếc túi nilon cùng dòng cảnh báo "nhựa hay hành tinh?" ám chỉ tác hại ghê gớm của nhựa đối với môi trường, ví như “sát thủ” tận diệt môi trường.
Bức ảnh đầy ám ảnh về một chú cò bị kẹt trong một chiếc túi nilon tại một bãi rác ở Tây Ban Nha. Khác với các loại vật liệu khác, nhựa rất khó bị phân hủy và những chiếc túi nilon có thể trở thành "những cái bẫy chết người" đối với các loài sinh vật.
Việc sử dụng tràn lan các loại túi, chai, đồ dùng bằng nhựa đã khiến nhiều khu vực trên thế giới trở thành "bãi thải nhựa".
Đáng buồn là, người dân trên thế giới sử dụng rất nhiều đồ dùng bằng nhựa nhưng hầu như rất ít trong số này quan tâm đến việc tái chế nhựa dù hiểu rõ tác hại của nhựa đối với môi trường.
Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường toàn cầu, một nhóm sưu tập nghệ thuật có tên Luzinterruptus đã dành nhiều công sức thu thập 60.000 vỏ chai nhựa bị vứt đi để đặt vào 3 đài phun nước ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha.
Một chú rùa vướng vào một chiếc lưới nhựa bị vứt bỏ ngoài khơi Địa Trung Hải. Chú rùa này sẽ chết vì không thể ngoi lên mặt nước để thở. Rất may một nhiếp ảnh gia đã giải cứu chú.
Các đồ dùng bằng nhựa bị vứt vương vãi đã khiến các loài sinh vật hoang dã dần dần phải thích nghi với cuộc sống mới nhiều rủi ro hơn.
Bức ảnh chú hải mã dùng đuôi quấn một chiếc bông ngoáy tai chụp ở vùng biển bị ô nhiễm quanh đảo Sumbawa đã thức tỉnh rất nhiều người về việc cần phải chung tay bảo vệ môi trường.
Hình ảnh một chú khỉ nhặt một chiếc chai nhựa cũng khiến nhiều người cảm thấy hổ thẹn vì ý thức bảo vệ môi trường còn quá kém của mình.
Tờ National Geographic kêu gọi người dân toàn cầu chung tay bảo vệ môi trường, đừng để những loài động vật hoang dã như linh cẩu phải đi săn mồi trên đống rác thải do chính con người tạo ra.
Cũng theo tạp chí này, người dân cần quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường biển trước sự "xâm lăng" mạnh mẽ của các loại rác thải từ nhựa.
Ước tính có hàng trăm loài động vật dưới biển từng nuốt phải các loại rác thải bằng nhựa hoặc kẹt trong chúng.
Tờ National Geographic nhấn mạnh, nếu không hành động mạnh mẽ, đến năm 2050, tất cả các loài chim trên Trái đất đều sẽ phải ăn nhựa.
Theo thống kê, trong năm 2015, con người đã thải ra 6,9 tấn rác là các loại vật dụng bằng nhựa khác nhau. Chỉ có 9% trong số này được tái chế, 12% được chôn và có tới 79% tích tụ trong các đống rác hoặc nằm vương vãi ngoài môi trường.
Không chỉ con người, nhiều loài động vật và chim đang cùng sinh sống trong những bãi rác thải ô nhiễm nghiêm trọng.
Những người làm việc ở bãi rác thải ở Bangladesh cho biết, họ phải tỉ mẩn đem từng chiếc túi nhựa rửa sạch, phơi khô trước khi đem bán lại cho các nhà tái chế.
Có khoảng 120.000 người làm việc trong lĩnh vực tái chế rác thải tại Dhaka (Bangladesh) nơi 18 triệu người dân thải ra tới 11.000 tấn rác thải hàng ngày.
Hình ảnh một nhà máy tái chế rác thải ở San Francisco (Mỹ), chỉ trong vòng 20 năm qua, nhà máy này đã phải tăng gấp đôi lượng rác thải tái chế hàng ngày.
Cũng giống như ở Bangladesh và Mỹ, các loại chai nhựa, túi nilon ở Philippines cũng được đưa đến các nhà máy tái chế với số lượng ngày một tăng.
Người lao động trong các nhà máy tại Valenzuela (Philippines) phải làm việc cật lực để có thể xử lý hết "núi" rác khổng lồ là các chai và túi nhựa.
Trung Quốc là nước sản xuất các vật dụng bằng nhựa nhiều nhất thế giới, chiếm 24% sản lượng toàn cầu