Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, ngày 13/1/1979, Không quân Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập gồm hai phi đội: Phi đội 1 gồm 6 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-25, căn cứ đóng quân ban đầu tại sân bay Kiến An sau đó chuyển về sân bay Cát Bi; Phi đội 2 gồm 4 máy bay vận tải tuần thám thủy phi cơ Be-12 ở Cam Ranh sau đó chuyển về Cát Bi. Nguồn ảnh: WikipediaKhông rõ các máy bay trực thăng săn ngầm Ka-25 tới Việt Nam khi nào, có thể là trong năm 1979 hoặc muộn lắm là năm 1980 – thời điểm mà quân đội ta nhận được các thủy phi cơ Be-12 cùng nhiều loại vũ khí khí tài hiện đại khác từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Авиару.рфCùng với Be-12, Ka-25 lúc bấy giờ là hai loại máy bay săn ngầm tốt và hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, Ka-25 cũng là trực thăng săn ngầm đầu tiên có mặt trong trang bị của quân đội ta trong suốt lịch sử phát triển, trưởng thành. Nguồn ảnh: pikabuTrong ảnh là trực thăng săn ngầm Ka-25 số hiệu 755 – một trong 6 chiếc mà ta nhận được từ Liên Xô. Theo thông tin của Bảo tàng PK-KQ, chiếc 755 trong suốt thời gian phục vụ đã tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc như trinh sát các mục tiêu trên biển, dưới mặt nước, chỉ huy, tìm kiếm, cứu hộ, tuần tra bảo vệ vùng biển và vùng trời. Thời gian đầu những năm 1980, hàng tuần có đến 8-10 chuyến bay Ka-25 trinh sát biển.Ka-25 (NATO định danh là "Hormone) là một thiết kế trực thăng hải quân, trực thăng săn ngầm đa năng có thể hoạt động trên hạm do hãng Kamov thiết kế, phát triển từ cuối những năm 1950, bay lần đầu tháng 4/1963 và chính thức gia nhập Hải quân Liên xô năm 1972. Ước tính 460 chiếc đã được sản xuất chỉ trong hơn 10 năm từ 1965-1977. Nguồn ảnh: toparmyDĩ nhiên vai trò của Kamov Ka-25 không gì khác là săn lùng các tàu ngầm Mỹ xâm phạm lãnh hải Liên Xô. Bên cạnh đó, với nhiều tính năng độc đáo, Ka-25 có thể đảm nhiệm vai trò tuần tra, trinh sát, đặc biệt là tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Nguồn ảnh: pikabuĐiểm độc đáo dễ nhận thấy nhất của Ka-25 chính là cơ cấu cánh quạt đồng trục thuộc hàng hiếm có thời bấy giờ. Thậm chí tới nay, cơ cấu cánh này hiếm được các quốc gia nào khác ngoài Nga áp dụng. Nguồn ảnh: weapon-RussiaKiểu cánh quạt đồng trục đem lại nhiều ưu điểm dù thiết kế rất phức tạp. Cụ thể, với hai cánh quạt nâng thì đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky. Nguồn ảnh: PikabuĐặc biệt, việc dùng kiểu cánh này giúp lược bỏ hoàn toạt cánh quạt đuôi triệt tiêu mô men xoay nên không ngán gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, và một ưu điểm nữa là vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn, phù hợp cho việc hạ cánh trên sân đáp hạm tàu. Trong ảnh, Ka-25 hạ cánh nhẹ nhàng trên mặt nước biển. Nguồn ảnh: PikabuVề khí tài săn ngầm, Ka-25 được trang bị hệ thống định vị thủy âm OKA-2, cảm biến quang điện "nhìn xuống dưới" (đặt ở đuôi) và cảm biến phát hiện từ tính bất thường. Trong ảnh, cận cảnh nơi chứa khí tài trinh sát – săn ngầm trực thăng Ka-25 Việt Nam.Về vũ khí, Ka-25 được thiết kế khoang trong thân và giá treo bên ngoài cho phép mang tối đa 1,9 tấn đạn dược gồm từ 1-2 quả ngư lôi 450mm AT-1/1M (tầm bắn 10km). Trong ảnh, Ka-25 đang thả ngư lôi AT-1 ở độ cao chỉ vài chục mét. Nguồn ảnh: Army-warGiá treo ngoài có thể mang 2-4 quả bom nổ phá thông thường.Trở lại với câu chuyện Ka-25 ở Việt Nam, không rõ Ka-25 hoạt động tới năm nào trong hải quân ta, chỉ biết rằng hiện nay chúng ta chỉ có thể ngắm nhìn nó trong viện bảo tàng. Chiếc máy bay săn ngầm danh tiếng một thời xem ra đã hết hạn sử dụng và buộc phải dừng hoạt động có thể là vào những năm 1990.Thay thế cho Ka-25 hiện tại là các trực thăng săn ngầm Ka-28 – phiên bản xuất khẩu của dòng Ka-27 phục vụ trong Hải quân Nga hiện nay. So với Ka-25, Ka-28 hiện đại hơn về khí tài trinh sát, phát hiện tàu ngầm cũng như một số tính năng khác. Gần đây, theo một số nguồn tin, chùng ta còn tiến hành sửa chữa lớn và nâng cấp Ka-28. Nguồn ảnh: QPVNCác trực thăng Ka-28 ngoài việc xuất phát từ đất liền hiện đã được trang bị cho các tàu chiến có sân đỗ phục vụ tác chiến ngoài biển xa. Ảnh: Ka-28 bay trên đầu tàu hộ vệ Gepard 3.9.Mời độc giả xem video hoạt động của Ka-25 trong Hải quân Liên Xô. Nguồn: Youtube
Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, ngày 13/1/1979, Không quân Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập gồm hai phi đội: Phi đội 1 gồm 6 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-25, căn cứ đóng quân ban đầu tại sân bay Kiến An sau đó chuyển về sân bay Cát Bi; Phi đội 2 gồm 4 máy bay vận tải tuần thám thủy phi cơ Be-12 ở Cam Ranh sau đó chuyển về Cát Bi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không rõ các máy bay trực thăng săn ngầm Ka-25 tới Việt Nam khi nào, có thể là trong năm 1979 hoặc muộn lắm là năm 1980 – thời điểm mà quân đội ta nhận được các thủy phi cơ Be-12 cùng nhiều loại vũ khí khí tài hiện đại khác từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Авиару.рф
Cùng với Be-12, Ka-25 lúc bấy giờ là hai loại máy bay săn ngầm tốt và hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, Ka-25 cũng là trực thăng săn ngầm đầu tiên có mặt trong trang bị của quân đội ta trong suốt lịch sử phát triển, trưởng thành. Nguồn ảnh: pikabu
Trong ảnh là trực thăng săn ngầm Ka-25 số hiệu 755 – một trong 6 chiếc mà ta nhận được từ Liên Xô. Theo thông tin của Bảo tàng PK-KQ, chiếc 755 trong suốt thời gian phục vụ đã tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc như trinh sát các mục tiêu trên biển, dưới mặt nước, chỉ huy, tìm kiếm, cứu hộ, tuần tra bảo vệ vùng biển và vùng trời. Thời gian đầu những năm 1980, hàng tuần có đến 8-10 chuyến bay Ka-25 trinh sát biển.
Ka-25 (NATO định danh là "Hormone) là một thiết kế trực thăng hải quân, trực thăng săn ngầm đa năng có thể hoạt động trên hạm do hãng Kamov thiết kế, phát triển từ cuối những năm 1950, bay lần đầu tháng 4/1963 và chính thức gia nhập Hải quân Liên xô năm 1972. Ước tính 460 chiếc đã được sản xuất chỉ trong hơn 10 năm từ 1965-1977. Nguồn ảnh: toparmy
Dĩ nhiên vai trò của Kamov Ka-25 không gì khác là săn lùng các tàu ngầm Mỹ xâm phạm lãnh hải Liên Xô. Bên cạnh đó, với nhiều tính năng độc đáo, Ka-25 có thể đảm nhiệm vai trò tuần tra, trinh sát, đặc biệt là tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Nguồn ảnh: pikabu
Điểm độc đáo dễ nhận thấy nhất của Ka-25 chính là cơ cấu cánh quạt đồng trục thuộc hàng hiếm có thời bấy giờ. Thậm chí tới nay, cơ cấu cánh này hiếm được các quốc gia nào khác ngoài Nga áp dụng. Nguồn ảnh: weapon-Russia
Kiểu cánh quạt đồng trục đem lại nhiều ưu điểm dù thiết kế rất phức tạp. Cụ thể, với hai cánh quạt nâng thì đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky. Nguồn ảnh: Pikabu
Đặc biệt, việc dùng kiểu cánh này giúp lược bỏ hoàn toạt cánh quạt đuôi triệt tiêu mô men xoay nên không ngán gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, và một ưu điểm nữa là vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn, phù hợp cho việc hạ cánh trên sân đáp hạm tàu. Trong ảnh, Ka-25 hạ cánh nhẹ nhàng trên mặt nước biển. Nguồn ảnh: Pikabu
Về khí tài săn ngầm, Ka-25 được trang bị hệ thống định vị thủy âm OKA-2, cảm biến quang điện "nhìn xuống dưới" (đặt ở đuôi) và cảm biến phát hiện từ tính bất thường. Trong ảnh, cận cảnh nơi chứa khí tài trinh sát – săn ngầm trực thăng Ka-25 Việt Nam.
Về vũ khí, Ka-25 được thiết kế khoang trong thân và giá treo bên ngoài cho phép mang tối đa 1,9 tấn đạn dược gồm từ 1-2 quả ngư lôi 450mm AT-1/1M (tầm bắn 10km). Trong ảnh, Ka-25 đang thả ngư lôi AT-1 ở độ cao chỉ vài chục mét. Nguồn ảnh: Army-war
Giá treo ngoài có thể mang 2-4 quả bom nổ phá thông thường.
Trở lại với câu chuyện Ka-25 ở Việt Nam, không rõ Ka-25 hoạt động tới năm nào trong hải quân ta, chỉ biết rằng hiện nay chúng ta chỉ có thể ngắm nhìn nó trong viện bảo tàng. Chiếc máy bay săn ngầm danh tiếng một thời xem ra đã hết hạn sử dụng và buộc phải dừng hoạt động có thể là vào những năm 1990.
Thay thế cho Ka-25 hiện tại là các trực thăng săn ngầm Ka-28 – phiên bản xuất khẩu của dòng Ka-27 phục vụ trong Hải quân Nga hiện nay. So với Ka-25, Ka-28 hiện đại hơn về khí tài trinh sát, phát hiện tàu ngầm cũng như một số tính năng khác. Gần đây, theo một số nguồn tin, chùng ta còn tiến hành sửa chữa lớn và nâng cấp Ka-28. Nguồn ảnh: QPVN
Các trực thăng Ka-28 ngoài việc xuất phát từ đất liền hiện đã được trang bị cho các tàu chiến có sân đỗ phục vụ tác chiến ngoài biển xa. Ảnh: Ka-28 bay trên đầu tàu hộ vệ Gepard 3.9.
Mời độc giả xem video hoạt động của Ka-25 trong Hải quân Liên Xô. Nguồn: Youtube