Theo Lịch sử KQND Việt Nam, cuối những năm 1970, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Tuy nhiên, phải tới năm 1981, trung đoàn mới có khí tài khi Liên Xô chuyển giao 4 chiếc Be-12. Nguồn ảnh: Russia NavyTrong ảnh là tư liệu đặc biệt hiếm hoi về máy bay Be-12 trong biên chế KQND Việt Nam. Phi hành đoàn 4 sĩ quan vừa thực hiện chuyến bay tuần tra quần đảo Trường Sa trên Be-12 trở về. Nguồn ảnh: Lịch sử KQND Việt NamThời bấy giờ và thậm chí cho tới hôm nay, Be-12 được xem là máy bay săn ngầm hiện đại nhất, có tính năng kỹ thuật tác chiến tốt nhất từng được trang bị cho Không quân và Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.netBe-12 được Phòng thiết kế thử nghiệm OKB Beriev phát triển theo kiểu thủy phi cơ với kích thước cực kỳ lớn, thuộc top các thủy phi cơ lớn nhất giai đoạn những năm 1950-1960. Nó có chiều dài lên tới 30,11m, sải cánh 29,84m, cao 7,94m, trọng lượng rỗng tới 24 tấn, trọng lượng tối đa đến 36 tấn. Nguồn ảnh: Navy RecognitionDù nặng và đồ sộ tới vậy, nhưng Beriev Be-12 có thể nổi trên mặt nước như tàu thuyền bình thường nhờ kết cấu khoang kín nước hoàn toàn. Máy bay có thể cất và hạ cánh trên mặt nước nhờ phần thân làm như các loại tàu bè thông thường. Nguồn ảnh: ERTheo thiết kế, cự ly chạy đà cất cánh và quãng đường hạ cánh cho Be-12 trên mặt nước lên tới 2.300m. Nguồn ảnh: Navy RecognitionThân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định. Nguồn ảnh: WikipediaCánh của Be-12 trông rất độc đáo với hình dạng cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Nguồn ảnh: ERKết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển. Nguồn ảnh: Airliners.netBe-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Nguồn ảnh: WikipediaMáy bay có khả năng mang 3-4 tấn vũ khí trong khoang thân gồm: ngư lôi AT-1 450mm (tầm bắn 5km) hoặc ngư lôi AT-2 533mm (tầm bắn 7km) cùng bom chìm chống ngầm. Với tầm bay xa, kho vũ khí lớn, Be-12 khi đó được kỳ vọng là nhằm truy lùng, săn đuổi các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ lén lút xâm phạm lãnh hải Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.netTrở lại câu chuyện Be-12 ở Việt Nam, nhìn chung là không có nhiều tài liệu ghi nhận rõ về giai đoạn này. Chỉ biết rằng, vì nhiều lý do mà có lẽ phần nhiều do thiếu phụ tùng linh kiện hoặc khó bảo dưỡng đã khiến chúng ta trả toàn bộ số Be-12 về Liên Xô vào cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Airplane PicturesCận cảnh một chuyến bay của Be-12. Nguồn: Zvezda
Theo Lịch sử KQND Việt Nam, cuối những năm 1970, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Tuy nhiên, phải tới năm 1981, trung đoàn mới có khí tài khi Liên Xô chuyển giao 4 chiếc Be-12. Nguồn ảnh: Russia Navy
Trong ảnh là tư liệu đặc biệt hiếm hoi về máy bay Be-12 trong biên chế KQND Việt Nam. Phi hành đoàn 4 sĩ quan vừa thực hiện chuyến bay tuần tra quần đảo Trường Sa trên Be-12 trở về. Nguồn ảnh: Lịch sử KQND Việt Nam
Thời bấy giờ và thậm chí cho tới hôm nay, Be-12 được xem là máy bay săn ngầm hiện đại nhất, có tính năng kỹ thuật tác chiến tốt nhất từng được trang bị cho Không quân và Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.net
Be-12 được Phòng thiết kế thử nghiệm OKB Beriev phát triển theo kiểu thủy phi cơ với kích thước cực kỳ lớn, thuộc top các thủy phi cơ lớn nhất giai đoạn những năm 1950-1960. Nó có chiều dài lên tới 30,11m, sải cánh 29,84m, cao 7,94m, trọng lượng rỗng tới 24 tấn, trọng lượng tối đa đến 36 tấn. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Dù nặng và đồ sộ tới vậy, nhưng Beriev Be-12 có thể nổi trên mặt nước như tàu thuyền bình thường nhờ kết cấu khoang kín nước hoàn toàn. Máy bay có thể cất và hạ cánh trên mặt nước nhờ phần thân làm như các loại tàu bè thông thường. Nguồn ảnh: ER
Theo thiết kế, cự ly chạy đà cất cánh và quãng đường hạ cánh cho Be-12 trên mặt nước lên tới 2.300m. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cánh của Be-12 trông rất độc đáo với hình dạng cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Nguồn ảnh: ER
Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển. Nguồn ảnh: Airliners.net
Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy bay có khả năng mang 3-4 tấn vũ khí trong khoang thân gồm: ngư lôi AT-1 450mm (tầm bắn 5km) hoặc ngư lôi AT-2 533mm (tầm bắn 7km) cùng bom chìm chống ngầm. Với tầm bay xa, kho vũ khí lớn, Be-12 khi đó được kỳ vọng là nhằm truy lùng, săn đuổi các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ lén lút xâm phạm lãnh hải Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.net
Trở lại câu chuyện Be-12 ở Việt Nam, nhìn chung là không có nhiều tài liệu ghi nhận rõ về giai đoạn này. Chỉ biết rằng, vì nhiều lý do mà có lẽ phần nhiều do thiếu phụ tùng linh kiện hoặc khó bảo dưỡng đã khiến chúng ta trả toàn bộ số Be-12 về Liên Xô vào cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Airplane Pictures
Cận cảnh một chuyến bay của Be-12. Nguồn: Zvezda