Theo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 chiếc Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam. Tới cuối những năm 1980, toàn bộ số Be-12 này được trả về cho Liên Xô.Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) là loại thủy phi cơ cỡ lớn do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô. Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, Be-12 thường xuyên tham gia hoạt động tuần tra lãnh hải và đặc biệt là bảo vệ khu vực quần đảo Trường Sa.Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m.Máy bay săn ngầm Be-12 được thiết kế với khoang vũ khí trong thân (nằm sau vị trí cặp cánh) có thể chứa 3-4 tấn vũ khí gồm: Ngư lôi tự dẫn AT-1 cỡ 450mm có tầm bắn 5km; ngư lôi tự dẫn AT-2 cỡ 533mm có tầm bắn 7km và bom chìm chống ngầm.Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển. Ảnh: Cận cảnh mũi bọc kính máy bay Be-12.Bên trong mũi bọc kính máy bay săn ngầm Be-12 – đây là vị trí ngồi của hoa tiêu dẫn đường.Bên trong phần mũi này có rất nhiều thiết bị máy móc.Một thiết bị nhìn như là kính ngắm.Một bảng điều khiển với nhiều nút bấm.Ngoài hoa tiêu, đây có thể là nơi làm việc của sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí. Ngay phía trên đầu họ là các cần đạp (dấu đỏ) của cơ trưởng – cơ phó máy bay.Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước.Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước.Cận cảnh buồng lái của thủy phi cơ chống ngầm Be-12.Để làm chủ buồng lái chiếc thủy phi cơ Be-12 này quả thực là cơn ác mộng “đồng hồ, nút gạt”.
Theo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 chiếc Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam. Tới cuối những năm 1980, toàn bộ số Be-12 này được trả về cho Liên Xô.
Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) là loại thủy phi cơ cỡ lớn do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô. Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, Be-12 thường xuyên tham gia hoạt động tuần tra lãnh hải và đặc biệt là bảo vệ khu vực quần đảo Trường Sa.
Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m.
Máy bay săn ngầm Be-12 được thiết kế với khoang vũ khí trong thân (nằm sau vị trí cặp cánh) có thể chứa 3-4 tấn vũ khí gồm: Ngư lôi tự dẫn AT-1 cỡ 450mm có tầm bắn 5km; ngư lôi tự dẫn AT-2 cỡ 533mm có tầm bắn 7km và bom chìm chống ngầm.
Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển. Ảnh: Cận cảnh mũi bọc kính máy bay Be-12.
Bên trong mũi bọc kính máy bay săn ngầm Be-12 – đây là vị trí ngồi của hoa tiêu dẫn đường.
Bên trong phần mũi này có rất nhiều thiết bị máy móc.
Một thiết bị nhìn như là kính ngắm.
Một bảng điều khiển với nhiều nút bấm.
Ngoài hoa tiêu, đây có thể là nơi làm việc của sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí. Ngay phía trên đầu họ là các cần đạp (dấu đỏ) của cơ trưởng – cơ phó máy bay.
Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước.
Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước.
Cận cảnh buồng lái của thủy phi cơ chống ngầm Be-12.
Để làm chủ buồng lái chiếc thủy phi cơ Be-12 này quả thực là cơn ác mộng “đồng hồ, nút gạt”.