Mới đây, Thiếu tướng Igor Kozhin - phụ trách nội dung tờ Red Star thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tiết lộ, Không quân Hải quân Nga sẽ tiếp nhận chiếc máy bay săn ngầm Berive Be-12 nâng cấp đầu tiên trong năm nay. Nguồn ảnh: Airrecognition"Chúng tôi đang đưa Be-12 trở thành máy bay săn ngầm hiện đại. Chiếc máy bay được nâng cấp đầu tiên sẽ được biên chế cho Hạm đội biển Đen trong năm nay", ông Kozhin cho hay. Nguồn ảnh: Airliners.netĐây là tin vui với Không quân Hải quân Nga nói chung và với Hạm đội biển Đen nói riêng trong bối cảnh các lực lượng tuần tra biển của nước Nga thiếu vắng máy bay tuần tra – chống ngầm tầm xa. Hiện nay, để bảo vệ vùng biển rộng lớn, Nga chỉ hi vọng vào chưa tới 50 máy bay Il-38 và Tu-142 cũng ra đời từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.netNgoài giá trị với chính nước Nga, thông tin Nga đang nâng cấp hồi sinh dòng máy bay săn ngầm Be-12 cũng là tin vui với các quốc gia đang sở hữu loại thủy phi cơ khổng lồ thời Liên Xô này. Bởi Việt Nam hiện cũng là một trong các nước từng có trong trang bị Be-12 và vì nhiều lý do mà hiện chũng cũng không hoạt động. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 chiếc Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam và được chúng ta sử dụng trong thời gian dài tới tận cuối những năm 1980 phải dừng hoạt động vì nhiều lý do. Và giờ đây, chúng ta có thể hồi sinh chúng với gói nâng cấp của Nga. Nguồn ảnh: Lịch sử KQNDVNBe-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) là loại thủy phi cơ cỡ lớn do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô. Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, Be-12 thường xuyên tham gia hoạt động tuần tra lãnh hải và đặc biệt là bảo vệ khu vực quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Airliners.netBe-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển. Nguồn ảnh: Airliners.netBe-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Nguồn ảnh: Airliners.netThủy phi cơ Be-12 chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m. Nguồn ảnh: Airliners.netMáy bay săn ngầm Be-12 được thiết kế với khoang vũ khí trong thân (nằm sau vị trí cặp cánh) có thể chứa 3-4 tấn vũ khí gồm: Ngư lôi tự dẫn AT-1 cỡ 450mm có tầm bắn 5km; ngư lôi tự dẫn AT-2 cỡ 533mm có tầm bắn 7km và bom chìm chống ngầm. Nguồn ảnh: Airliners.netThân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định. Nguồn ảnh: Airliners.netMặc dù có kích cỡ khổng lồ dài 30m, sải cánh 29,84m, cao 7,94m, trọng lượng rỗng 24 tấn, thế nhưng để vận hành Be-12 thì chỉ cần phi hành đoàn 4 người. Ảnh ca bin của Be-12. Nguồn ảnh: Airliners.netCận cảnh một chuyến bay của thủy phi cơ Be-12. Nguồn: Zvezda
Mới đây, Thiếu tướng Igor Kozhin - phụ trách nội dung tờ Red Star thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tiết lộ, Không quân Hải quân Nga sẽ tiếp nhận chiếc máy bay săn ngầm Berive Be-12 nâng cấp đầu tiên trong năm nay. Nguồn ảnh: Airrecognition
"Chúng tôi đang đưa Be-12 trở thành máy bay săn ngầm hiện đại. Chiếc máy bay được nâng cấp đầu tiên sẽ được biên chế cho Hạm đội biển Đen trong năm nay", ông Kozhin cho hay. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đây là tin vui với Không quân Hải quân Nga nói chung và với Hạm đội biển Đen nói riêng trong bối cảnh các lực lượng tuần tra biển của nước Nga thiếu vắng máy bay tuần tra – chống ngầm tầm xa. Hiện nay, để bảo vệ vùng biển rộng lớn, Nga chỉ hi vọng vào chưa tới 50 máy bay Il-38 và Tu-142 cũng ra đời từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ngoài giá trị với chính nước Nga, thông tin Nga đang nâng cấp hồi sinh dòng máy bay săn ngầm Be-12 cũng là tin vui với các quốc gia đang sở hữu loại thủy phi cơ khổng lồ thời Liên Xô này. Bởi Việt Nam hiện cũng là một trong các nước từng có trong trang bị Be-12 và vì nhiều lý do mà hiện chũng cũng không hoạt động. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 chiếc Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam và được chúng ta sử dụng trong thời gian dài tới tận cuối những năm 1980 phải dừng hoạt động vì nhiều lý do. Và giờ đây, chúng ta có thể hồi sinh chúng với gói nâng cấp của Nga. Nguồn ảnh: Lịch sử KQNDVN
Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) là loại thủy phi cơ cỡ lớn do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô. Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, Be-12 thường xuyên tham gia hoạt động tuần tra lãnh hải và đặc biệt là bảo vệ khu vực quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Airliners.net
Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển. Nguồn ảnh: Airliners.net
Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thủy phi cơ Be-12 chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m. Nguồn ảnh: Airliners.net
Máy bay săn ngầm Be-12 được thiết kế với khoang vũ khí trong thân (nằm sau vị trí cặp cánh) có thể chứa 3-4 tấn vũ khí gồm: Ngư lôi tự dẫn AT-1 cỡ 450mm có tầm bắn 5km; ngư lôi tự dẫn AT-2 cỡ 533mm có tầm bắn 7km và bom chìm chống ngầm. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định. Nguồn ảnh: Airliners.net
Mặc dù có kích cỡ khổng lồ dài 30m, sải cánh 29,84m, cao 7,94m, trọng lượng rỗng 24 tấn, thế nhưng để vận hành Be-12 thì chỉ cần phi hành đoàn 4 người. Ảnh ca bin của Be-12. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cận cảnh một chuyến bay của thủy phi cơ Be-12. Nguồn: Zvezda