Ngày 3/11, trang mạng Sina đã cho đăng tải một số hình ảnh về mẫu thử nghiệm J-31 mới nhất, còn được biết đến với tên gọi FC-31 biến thể dành cho xuất khẩu. Mẫu thử nghiệm mang màu sơn vàng xám đặc trưng thường thấy của các máy bay thử nghiệm ở Trung Quốc. Ảnh: Sina.Đây là mẫu thử nghiệm thứ 2 của chương trình chiến đấu cơ tàng hình J-31. Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển J-31 thành một sản phẩm tiêm kích thế hệ 5 xuất khẩu, tương tự F-35 của Mỹ. Ảnh: Sina.J-31 được trang bị 2 động cơ phản lực có thể là RD-93 của Nga, hoặc WS-13 đang sử dụng trên JF-17 sản xuất cho Pakistan. Cả hai loại động cơ này được cho là chưa đạt tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ 5. Ảnh: Sina.Điều này được minh chứng bằng việc động cơ này thường xã khói đen ngùm mỗi khi phi công nhấn ga. Điều này cho thấy mẫu thử nghiệm mới vẫn chưa được cải tiến về mặt động cơ. Ảnh: Sina.Trong lần công khai đầu tiên trước công chúng tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của J-31 mang số hiệu 31001 cũng gặp phải tình trạng động cơ xả khói đen ngùm khi bay. Ảnh: Sina.J-31 còn bị xem là biến thể sao chép F-35 của Mỹ, đặc biệt là phần mũi và cửa hút không khí cho động cơ. Các hacker Trung Quốc được cho là đã đánh cắp nhiều dữ liệu từ chương trình F-35. Tuy nhiên, phía Trung Quốc phủ nhận sự liên quan giữa dữ liệu F-35 bị đánh cắp và quá trình phát triển J-31. Ảnh: Sina. Dân mạng Trung Quốc gần đây còn chế ảnh J-31 hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh tương tự phiên bản F-35C của Hải quân Mỹ. Cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ phát triển J-31 thành chiến đấu cơ đa nhiệm nhiều phiên bản tương tự chương trình JSF F-35 của Mỹ. Ảnh: Sina. Hình ảnh các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc với mẫu thử nghiệm trên mặt đất của một nguyên mẫu J-31. Lin Zuoming, Chủ tịch Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, nhà sản xuất J-31 hy vọng sẽ sớm đưa các động cơ phản lực do Trung Quốc chế tạo vào sử dụng trên các chiến đấu cơ nước này. Ảnh: The Driver.Mẫu thử nghiệm J-31 đầu tiên trong một chuyến bay thử. Động cơ dường như là rào cản lớn nhất trong quá trình phát triển J-31 cũng như J-20, chương trình máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: Popsci.Một ảnh chế J-31 mang màu sơn của đội bay biểu diễn Bát Nhất. Trung Quốc dự định đưa J-31 vào trang bị trong năm 2018, hoặc 2019, tuy nhiên mốc thời gian này xem ra khó có thể thực hiện được. Ảnh: Sina.
Ngày 3/11, trang mạng Sina đã cho đăng tải một số hình ảnh về mẫu thử nghiệm J-31 mới nhất, còn được biết đến với tên gọi FC-31 biến thể dành cho xuất khẩu. Mẫu thử nghiệm mang màu sơn vàng xám đặc trưng thường thấy của các máy bay thử nghiệm ở Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Đây là mẫu thử nghiệm thứ 2 của chương trình chiến đấu cơ tàng hình J-31. Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển J-31 thành một sản phẩm tiêm kích thế hệ 5 xuất khẩu, tương tự F-35 của Mỹ. Ảnh: Sina.
J-31 được trang bị 2 động cơ phản lực có thể là RD-93 của Nga, hoặc WS-13 đang sử dụng trên JF-17 sản xuất cho Pakistan. Cả hai loại động cơ này được cho là chưa đạt tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ 5. Ảnh: Sina.
Điều này được minh chứng bằng việc động cơ này thường xã khói đen ngùm mỗi khi phi công nhấn ga. Điều này cho thấy mẫu thử nghiệm mới vẫn chưa được cải tiến về mặt động cơ. Ảnh: Sina.
Trong lần công khai đầu tiên trước công chúng tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của J-31 mang số hiệu 31001 cũng gặp phải tình trạng động cơ xả khói đen ngùm khi bay. Ảnh: Sina.
J-31 còn bị xem là biến thể sao chép F-35 của Mỹ, đặc biệt là phần mũi và cửa hút không khí cho động cơ. Các hacker Trung Quốc được cho là đã đánh cắp nhiều dữ liệu từ chương trình F-35. Tuy nhiên, phía Trung Quốc phủ nhận sự liên quan giữa dữ liệu F-35 bị đánh cắp và quá trình phát triển J-31. Ảnh: Sina.
Dân mạng Trung Quốc gần đây còn chế ảnh J-31 hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh tương tự phiên bản F-35C của Hải quân Mỹ. Cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ phát triển J-31 thành chiến đấu cơ đa nhiệm nhiều phiên bản tương tự chương trình JSF F-35 của Mỹ. Ảnh: Sina.
Hình ảnh các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc với mẫu thử nghiệm trên mặt đất của một nguyên mẫu J-31. Lin Zuoming, Chủ tịch Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, nhà sản xuất J-31 hy vọng sẽ sớm đưa các động cơ phản lực do Trung Quốc chế tạo vào sử dụng trên các chiến đấu cơ nước này. Ảnh: The Driver.
Mẫu thử nghiệm J-31 đầu tiên trong một chuyến bay thử. Động cơ dường như là rào cản lớn nhất trong quá trình phát triển J-31 cũng như J-20, chương trình máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: Popsci.
Một ảnh chế J-31 mang màu sơn của đội bay biểu diễn Bát Nhất. Trung Quốc dự định đưa J-31 vào trang bị trong năm 2018, hoặc 2019, tuy nhiên mốc thời gian này xem ra khó có thể thực hiện được. Ảnh: Sina.