Bắt đầu được giới thiệu từ năm 2014, Phi cơ Cốt Ưng Shenyang J-31 là máy bay tiêm kích đa năng tàng hình mới nhất đang được Trung Quốc phát triển. Trước đây, phía Trung Quốc chỉ có một mẫu thử nghiệm duy nhất, tuy nhiên thời gian gần đây trên trang mạng Sina của nước này đã xuất hiện những hình ảnh mới nhất cùng thông tin về hai mẫu thử nghiệm khác đã được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.Phía Trung Quốc đã từng "mạnh dạn" tuyên bố những máy bay tàng hình J-31 của nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với F-35 của Mỹ trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, trái ngược lại với tuyên bố mạnh miệng này, những chiến đấu cơ J-31 lại không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài việc không đạt được các tiêu chuẩn về kỹ chiến thuật ban đầu đề ra, tiêm kích J-31 Trung Quốc cũng không được nội địa hóa hoàn toàn mà vẫn phải sử dụng động cơ véctơ trọng lực có điều khiển RD-93 do Nga chế tạo. Có thẻ nói, đến thời điểm này, ngoài việc sao chép được hình dáng bên ngoài của F-22 và F-35 ra thì chiến đấu cơ này của Trung Quốc hoàn toàn không có "cửa" so với F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, việc cho ra đời thêm hai mẫu thử nghiệm nữa chắc chắn sẽ đồng nghĩa với việc phía Trung Quốc đã có những cải tiến nhất định cho chiếc phi cơ tàng hình này, chỉ có điều những cải tiến đó vẫn chưa được tiết lộ ra ngoài. Nguồn ảnh: Aviation.Giới quan sát thế giới cũng cho rằng, chiếc tiêm kích J-31 của Trung Quốc sẽ không thể được xếp vào "ngang hàng" với F-35 vì thứ nhất, Trung Quốc chưa đủ khả năng chế tạo được vật liệu hấp thụ sóng radar để J-31 trở nên tàng hình; thứ hai, J-31 chưa thể bay được ở tốc độ siêu âm dù trên lý thuyết nó có thể bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1,8 và cuối cùng, J-31 không thể tàng hình được kể cả khi nó được trang bị lớp vỏ hấp thụ radar vì thiết kế hình dáng bên ngoài của J-31 không cho phép chiếc máy bay này "né" được sóng radar phản xạ như trên chiếc F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: Youtube.Phía Trung Quốc cũng đã xác định J-31 sẽ chỉ là máy bay được sản xuất ra với mục đích xuất khẩu, Không quân Trung Quốc sẽ không sử dụng loại máy bay này trong biên chế. Điều đó cho thấy, bản thân phía Trung Quốc cũng đã nhận ra sự yếu kém của chiếc chiến đấu cơ đã từng được kỳ vọng này. Nguồn ảnh: Asiadefence.Hiện tại, phía Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ các thông báo chính thức nào về việc hai mẫu thử nghiệm tiếp theo của J-31 đã được ra đời ngoài việc cung cấp một vài bức ảnh cho giới truyền thông của nước này. Có thể, phía Trung Quốc cũng không muốn "dính dáng" nhiều đến chiếc máy bay này khi giới báo chí Trung Quốc đang ví những bê bối trong việc chế tạo J-31 không khác gì những bê bối của Lockhead Martin khi chế tạo F-35. Nguồn ảnh: Sino.Buồng lái cực kỳ hiện đại của J-31 với các màn hình điện tử hiển thị toàn bộ tất cả mọi thông số kỹ thuật, không có bất cứ một đồng hồ cơ nào kể cả la bàn. Nguồn ảnh: Huanqiu.
Bắt đầu được giới thiệu từ năm 2014, Phi cơ Cốt Ưng Shenyang J-31 là máy bay tiêm kích đa năng tàng hình mới nhất đang được Trung Quốc phát triển. Trước đây, phía Trung Quốc chỉ có một mẫu thử nghiệm duy nhất, tuy nhiên thời gian gần đây trên trang mạng Sina của nước này đã xuất hiện những hình ảnh mới nhất cùng thông tin về hai mẫu thử nghiệm khác đã được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Trung Quốc đã từng "mạnh dạn" tuyên bố những máy bay tàng hình J-31 của nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với F-35 của Mỹ trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, trái ngược lại với tuyên bố mạnh miệng này, những chiến đấu cơ J-31 lại không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài việc không đạt được các tiêu chuẩn về kỹ chiến thuật ban đầu đề ra, tiêm kích J-31 Trung Quốc cũng không được nội địa hóa hoàn toàn mà vẫn phải sử dụng động cơ véctơ trọng lực có điều khiển RD-93 do Nga chế tạo. Có thẻ nói, đến thời điểm này, ngoài việc sao chép được hình dáng bên ngoài của F-22 và F-35 ra thì chiến đấu cơ này của Trung Quốc hoàn toàn không có "cửa" so với F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, việc cho ra đời thêm hai mẫu thử nghiệm nữa chắc chắn sẽ đồng nghĩa với việc phía Trung Quốc đã có những cải tiến nhất định cho chiếc phi cơ tàng hình này, chỉ có điều những cải tiến đó vẫn chưa được tiết lộ ra ngoài. Nguồn ảnh: Aviation.
Giới quan sát thế giới cũng cho rằng, chiếc tiêm kích J-31 của Trung Quốc sẽ không thể được xếp vào "ngang hàng" với F-35 vì thứ nhất, Trung Quốc chưa đủ khả năng chế tạo được vật liệu hấp thụ sóng radar để J-31 trở nên tàng hình; thứ hai, J-31 chưa thể bay được ở tốc độ siêu âm dù trên lý thuyết nó có thể bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1,8 và cuối cùng, J-31 không thể tàng hình được kể cả khi nó được trang bị lớp vỏ hấp thụ radar vì thiết kế hình dáng bên ngoài của J-31 không cho phép chiếc máy bay này "né" được sóng radar phản xạ như trên chiếc F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: Youtube.
Phía Trung Quốc cũng đã xác định J-31 sẽ chỉ là máy bay được sản xuất ra với mục đích xuất khẩu, Không quân Trung Quốc sẽ không sử dụng loại máy bay này trong biên chế. Điều đó cho thấy, bản thân phía Trung Quốc cũng đã nhận ra sự yếu kém của chiếc chiến đấu cơ đã từng được kỳ vọng này. Nguồn ảnh: Asiadefence.
Hiện tại, phía Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ các thông báo chính thức nào về việc hai mẫu thử nghiệm tiếp theo của J-31 đã được ra đời ngoài việc cung cấp một vài bức ảnh cho giới truyền thông của nước này. Có thể, phía Trung Quốc cũng không muốn "dính dáng" nhiều đến chiếc máy bay này khi giới báo chí Trung Quốc đang ví những bê bối trong việc chế tạo J-31 không khác gì những bê bối của Lockhead Martin khi chế tạo F-35. Nguồn ảnh: Sino.
Buồng lái cực kỳ hiện đại của J-31 với các màn hình điện tử hiển thị toàn bộ tất cả mọi thông số kỹ thuật, không có bất cứ một đồng hồ cơ nào kể cả la bàn. Nguồn ảnh: Huanqiu.