Tại triển lãm hàng không Chu Hải tổ chức từ 1-6/11/2016, Tổng công ty máy bay Thẩm Dương (SAC) đã giới thiệu mô hình thứ hai tiêm kích tàng hình FC-31 "Gyrfalcon" hướng ra thị trường xuất khẩu. Trước đó, mô hình FC-31 đã xuất hiện ở triển lãm Chu Hải năm 2014 và 2012. Nguồn ảnh: QQCác video giới thiệu tại Chu Hải Airshow 2016 cho thấy, phiên bản mới có khả năng được trang bị hệ thống cảnh báo sớm quang học DAS. Nguồn ảnh: QQĐoạn video cũng lần đầu tiên tiết lộ khoang vũ khí bên trong thân và trên cánh của tiêm kích tàng hình FC-31 gồm: 6 giá vũ khí bên trong cộng với 6 giá treo bổ trợ trên cánh mang tên lửa không đối không tầm trung; trong đó có 4 giá trong thân và 4 giá trên cánh có thể triển khai tên lửa không đối đất/đối hải siêu thanh; 4/6 giá trên cánh mang được bom xuyên boongke 500kg hoặc có thể mang 12 trong thân hoặc 18 trên cánh bom đường kính nhỏ. Nguồn ảnh: QQTiêm kích tàng hình FC-31 dự kiến sẽ được trang bị buồng lái tối tân với màn hình MFD và HUD, đặc biệt là mũ bay thông minh tương tự mũ Striker trên tiêm kích Typhoon của châu Âu. FC-31 cũng sẽ nhận radar mạng pha chủ động KLJ-7 của Viện nghiên cứu Nam Kinh được tuyên bố là ngang ngửa radar AN/APG-81 trên F-35. Nguồn ảnh: QQTuy nhiên, vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ trang bị loại động cơ nào cho tiêm kích tàng hình FC-31. Nguồn ảnh: QQNếu như Trung Quốc vẫn phải dùng động cơ tuốc bin phản lực RD-93 trên phiên bản nội địa J-31 thì thật khó để có quốc gia nào dám mua chiếc tiêm kích “giấu đầu hở đuôi” này. Nguồn ảnh: bbs.tiexueTrong cuộc bay biểu diễn lần đầu tiên tại Chu Hải Airshow 2014, tiêm kích tàng hình J-31 đã thực hiện màn bay trình diễn tồi tệ nhất lịch sử các dòng máy bay tàng hình. Được thiết kế khung thân, vật liệu tối ưu cho tàng hình nhưng động cơ của J-31 xả khói đen mù mịt trên không khiến nó dễ dàng bị phát hiện bởi hệ thống trinh sát hồng ngoại. Nguồn ảnh: bbs.tiexueNguyên nhân được cho là tới từ động cơ RD-93 – phiên bản của dòng động cơ phản lực RD-33 trên tiêm kích MiG-29 của Nga, vốn nổi tiếng xả nhiều khói. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, trong bối cảnh chưa tự chủ được động cơ cho không chỉ J-31 mà còn cả J-20 và các dòng tiêm kích thế hệ 4, Trung Quốc vẫn phải “cắn răng” xài động cơ của Nga. Đó là điểm yếu chết người với tham vọng xuất khẩu tiêm kích tàng hình FC-31 khi phải đối đầu với các tiêm kích tàng hình hoàn hảo Su T-50 (Nga) hay F-35 Mỹ. Nguồn ảnh: bbs.tiexueƯớc tính, FC-31 hay J-31 có thể đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 1,8 tức là 2.200km/h, tầm bay chiến đấu 1.200km. Nguồn ảnh: Sina
Tại triển lãm hàng không Chu Hải tổ chức từ 1-6/11/2016, Tổng công ty máy bay Thẩm Dương (SAC) đã giới thiệu mô hình thứ hai tiêm kích tàng hình FC-31 "Gyrfalcon" hướng ra thị trường xuất khẩu. Trước đó, mô hình FC-31 đã xuất hiện ở triển lãm Chu Hải năm 2014 và 2012. Nguồn ảnh: QQ
Các video giới thiệu tại Chu Hải Airshow 2016 cho thấy, phiên bản mới có khả năng được trang bị hệ thống cảnh báo sớm quang học DAS. Nguồn ảnh: QQ
Đoạn video cũng lần đầu tiên tiết lộ khoang vũ khí bên trong thân và trên cánh của tiêm kích tàng hình FC-31 gồm: 6 giá vũ khí bên trong cộng với 6 giá treo bổ trợ trên cánh mang tên lửa không đối không tầm trung; trong đó có 4 giá trong thân và 4 giá trên cánh có thể triển khai tên lửa không đối đất/đối hải siêu thanh; 4/6 giá trên cánh mang được bom xuyên boongke 500kg hoặc có thể mang 12 trong thân hoặc 18 trên cánh bom đường kính nhỏ. Nguồn ảnh: QQ
Tiêm kích tàng hình FC-31 dự kiến sẽ được trang bị buồng lái tối tân với màn hình MFD và HUD, đặc biệt là mũ bay thông minh tương tự mũ Striker trên tiêm kích Typhoon của châu Âu. FC-31 cũng sẽ nhận radar mạng pha chủ động KLJ-7 của Viện nghiên cứu Nam Kinh được tuyên bố là ngang ngửa radar AN/APG-81 trên F-35. Nguồn ảnh: QQ
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ trang bị loại động cơ nào cho tiêm kích tàng hình FC-31. Nguồn ảnh: QQ
Nếu như Trung Quốc vẫn phải dùng động cơ tuốc bin phản lực RD-93 trên phiên bản nội địa J-31 thì thật khó để có quốc gia nào dám mua chiếc tiêm kích “giấu đầu hở đuôi” này. Nguồn ảnh: bbs.tiexue
Trong cuộc bay biểu diễn lần đầu tiên tại Chu Hải Airshow 2014, tiêm kích tàng hình J-31 đã thực hiện màn bay trình diễn tồi tệ nhất lịch sử các dòng máy bay tàng hình. Được thiết kế khung thân, vật liệu tối ưu cho tàng hình nhưng động cơ của J-31 xả khói đen mù mịt trên không khiến nó dễ dàng bị phát hiện bởi hệ thống trinh sát hồng ngoại. Nguồn ảnh: bbs.tiexue
Nguyên nhân được cho là tới từ động cơ RD-93 – phiên bản của dòng động cơ phản lực RD-33 trên tiêm kích MiG-29 của Nga, vốn nổi tiếng xả nhiều khói. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, trong bối cảnh chưa tự chủ được động cơ cho không chỉ J-31 mà còn cả J-20 và các dòng tiêm kích thế hệ 4, Trung Quốc vẫn phải “cắn răng” xài động cơ của Nga. Đó là điểm yếu chết người với tham vọng xuất khẩu tiêm kích tàng hình FC-31 khi phải đối đầu với các tiêm kích tàng hình hoàn hảo Su T-50 (Nga) hay F-35 Mỹ. Nguồn ảnh: bbs.tiexue
Ước tính, FC-31 hay J-31 có thể đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 1,8 tức là 2.200km/h, tầm bay chiến đấu 1.200km. Nguồn ảnh: Sina