Các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga luôn được coi là hiện đại nhất thế giới, bản thân tên lửa S-400 hiện cũng đã được coi là không có đối thủ, khiến cho việc ra đời của tên lửa S-550 trở nên khá khó hiểu.Tờ RBTH của Nga cho biết, nếu tên lửa phòng không S-550 chỉ làm nhiệm vụ phòng không thông thường, thì sẽ là điều khá thừa thãi, vì bản thân S-500, S-400 hay thậm chí S-350 cũng đã quá đủ để đáp ứng nhu cầu này.Một vài chuyên gia giải thích, việc ra đời của hệ thống S-550, có thể coi là một phiên bản "nâng cấp nhẹ" của tổ hợp S-500 Prometheus - tổ hợp tên lửa di động đầu tiên trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu vượt âm.Dmitry Litokin, tổng biên tập của tờ Independent Military Review cho biết, tên lửa S-500 có khả năng tấn công cả mục tiêu đạn đạo và vệ tinh, tuy nhiên quân đội Nga đã tách rời hai loại mục tiêu riêng biệt, và cho ra đời thêm phiên bản S-550 để phục vụ riêng cho từng mục đích.Litovkin cũng tin rằng, tổ hợp S-550 của Nga được phát triển từ phiên bản A-235 Nudol ra đời từ thời Liên Xô - đây là loại vũ khí được sử dụng để phóng hạ các loại vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp.Chuyên gia cho biết, Nudol là loại tên lửa đánh chặn vệ tinh hiệu quả, nhưng nhược điểm cực lớn của nó là không có khả năng cơ động. Loại tên lửa này cần có giếng phóng cố định, khiến nó dễ bị tiêu diệt từ trước khi kịp rời bệ phóng.Trong khi đó, S-550 là một hệ thống đời mới, cải tiến đáng giá nhất của tổ hợp này đó là nó có khả năng cơ động. Hiểu một cách đơn giản, S-550 hoàn toàn có thể là một tổ hợp Nudol có kèm khả năng cơ động.Mặc dù các thông số của tổ hợp S-550 là khá mù mờ. Tuy nhiên, để có thể đánh chặn mục tiêu bay trên quỹ đạo thấp, S-550 ít nhất phải có khả năng tương đương với tên lửa Nudol - đó là đạt tốc độ 5,5 km/giây trong vòng 3 giây sau khi phóng.Ivan Konavalov - Giám đốc Quỹ phát triển Công nghệ Thế kỷ 21 lại tin tưởng rằng, tổ hợp S-550 là một nâng cấp cực kỳ đáng giá của S-500, nó đi trước thời đại - nhưng không hẳn là thừa thãi.Konovalov cho biết, với trình độ và khả năng của quân đội Nga ở thời điểm hiện tại, S-550 hoàn toàn có thể có khả năng bắn hạ cùng lúc nhiều mục tiêu bay - nhờ vào việc mang theo cùng lúc nhiều đầu đạn.Cụ thể, tên lửa S-550 sẽ hoạt động như một dạng "tên lửa mẹ", mang nhiều đầu đạn tới gần mục tiêu, sau đó thả hàng loạt "tên lửa con". Mỗi "tên lửa con" sẽ có khả năng tự tìm mục tiêu cho riêng mình.Nếu đặc tính "viễn tưởng" này thực sự được áp dụng trên tên lửa S-550, rõ ràng Nga đã đi trước thời đại quá xa, đưa tên lửa S-550 trở thành thứ vũ khí có thể chống lại tiêm kích thế hệ thứ 6 - vốn được coi là thứ vũ khí không người lái hoàn toàn, sử dụng với số lượng lớn theo kiểu "biển máy bay". Nguồn ảnh: RBTH.
Các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga luôn được coi là hiện đại nhất thế giới, bản thân tên lửa S-400 hiện cũng đã được coi là không có đối thủ, khiến cho việc ra đời của tên lửa S-550 trở nên khá khó hiểu.
Tờ RBTH của Nga cho biết, nếu tên lửa phòng không S-550 chỉ làm nhiệm vụ phòng không thông thường, thì sẽ là điều khá thừa thãi, vì bản thân S-500, S-400 hay thậm chí S-350 cũng đã quá đủ để đáp ứng nhu cầu này.
Một vài chuyên gia giải thích, việc ra đời của hệ thống S-550, có thể coi là một phiên bản "nâng cấp nhẹ" của tổ hợp S-500 Prometheus - tổ hợp tên lửa di động đầu tiên trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu vượt âm.
Dmitry Litokin, tổng biên tập của tờ Independent Military Review cho biết, tên lửa S-500 có khả năng tấn công cả mục tiêu đạn đạo và vệ tinh, tuy nhiên quân đội Nga đã tách rời hai loại mục tiêu riêng biệt, và cho ra đời thêm phiên bản S-550 để phục vụ riêng cho từng mục đích.
Litovkin cũng tin rằng, tổ hợp S-550 của Nga được phát triển từ phiên bản A-235 Nudol ra đời từ thời Liên Xô - đây là loại vũ khí được sử dụng để phóng hạ các loại vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp.
Chuyên gia cho biết, Nudol là loại tên lửa đánh chặn vệ tinh hiệu quả, nhưng nhược điểm cực lớn của nó là không có khả năng cơ động. Loại tên lửa này cần có giếng phóng cố định, khiến nó dễ bị tiêu diệt từ trước khi kịp rời bệ phóng.
Trong khi đó, S-550 là một hệ thống đời mới, cải tiến đáng giá nhất của tổ hợp này đó là nó có khả năng cơ động. Hiểu một cách đơn giản, S-550 hoàn toàn có thể là một tổ hợp Nudol có kèm khả năng cơ động.
Mặc dù các thông số của tổ hợp S-550 là khá mù mờ. Tuy nhiên, để có thể đánh chặn mục tiêu bay trên quỹ đạo thấp, S-550 ít nhất phải có khả năng tương đương với tên lửa Nudol - đó là đạt tốc độ 5,5 km/giây trong vòng 3 giây sau khi phóng.
Ivan Konavalov - Giám đốc Quỹ phát triển Công nghệ Thế kỷ 21 lại tin tưởng rằng, tổ hợp S-550 là một nâng cấp cực kỳ đáng giá của S-500, nó đi trước thời đại - nhưng không hẳn là thừa thãi.
Konovalov cho biết, với trình độ và khả năng của quân đội Nga ở thời điểm hiện tại, S-550 hoàn toàn có thể có khả năng bắn hạ cùng lúc nhiều mục tiêu bay - nhờ vào việc mang theo cùng lúc nhiều đầu đạn.
Cụ thể, tên lửa S-550 sẽ hoạt động như một dạng "tên lửa mẹ", mang nhiều đầu đạn tới gần mục tiêu, sau đó thả hàng loạt "tên lửa con". Mỗi "tên lửa con" sẽ có khả năng tự tìm mục tiêu cho riêng mình.
Nếu đặc tính "viễn tưởng" này thực sự được áp dụng trên tên lửa S-550, rõ ràng Nga đã đi trước thời đại quá xa, đưa tên lửa S-550 trở thành thứ vũ khí có thể chống lại tiêm kích thế hệ thứ 6 - vốn được coi là thứ vũ khí không người lái hoàn toàn, sử dụng với số lượng lớn theo kiểu "biển máy bay". Nguồn ảnh: RBTH.