S-300PM Syria đứng đâu trong đại gia đình "rồng lửa" S-300 (kỳ 2)

Google News

(Kiến Thức) - Theo truyền thông Nga, các tổ hợp tên lửa S-300PM mà nước này chuyển giao cho Quân đội Syria sẽ được nâng cấp khả năng chiến đấu tương đương với các biến thể S-300PMU1/2 của Iran, Việt Nam hay Trung Quốc.
 

Cụ thể hiện nay các chuyên gia kỹ thuật Nga còn đang tiến hành chuyển đổi mã nguồn và thuật toán trên tổ hợp S-300PM của Syria khiến nó kết nối được với S-400 của Nga.
Căn cứ theo thông tin mà phía Nga đưa ra thì khả năng cao hệ thống S-300PM của Syria được trang bị đài radar trinh sát 96L6E thay vì 64N6E, đi kèm radar điều khiển hỏa lực 30N6E2, đây chính là thành phần của S-300PMU-2.
Với các đài radar thành phần của S-300PMU-2 và được sửa đổi thuật toán cũng như máy tính, tính năng S-300PM Syria được đánh giá tốt hơn cả phiên bản xuất khẩu thông dụng.
S-300PM Syria dung dau trong dai gia dinh
 Đài radar trinh sát 96L6E dự kiến sẽ được Nga trang bị cho các tổ hợp S-300PM của Syria.
Tuy nhiên, dù nâng cấp để có thể tương thích với các tổ hợp S-400 của Nga ở Syria hiện tại đi nữa thì các tổ hợp tên lửa S-300PM của Syria vẫn mang các đặc tính năng kỹ chiến thuật của các tổ hợp S-300 thế hệ cũ.
Con mồi ưa thích của tổ hợp tên lửa S-300
Tùy thuộc vào từng biến thể, mỗi hệ thống S-300 có khả năng phát hiện mục tiêu tối đa từ 200 - 250km; vùng hỏa lực tiêu diệt mục tiêu bay đường không 200km; độ cao đánh chặn từ 0,025 - 30km; tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích là 4.500m/s; diện tích phản xạ radar của mục tiêu 0,02m2; cự ly phóng tối đa của tên lửa đường đạn đối phương trong khả năng đánh chặn của hệ thống là 2.500km; số mục tiêu có thể bị dẫn bắn cùng lúc 24 mục tiêu; số đạn tên lửa có thể được dẫn bắn cùng lúc 48 tên lửa; thời gian chuẩn bị phần tử phóng 7,5 giây; thời gian triển khai - thu hồi khí tài 5 phút; thời gian trực chiến đấu liên tục 48 giờ.
Quy trình hoạt động cơ bản của một hệ thống S-300 gồm 3 bước. Đầu tiên, các radar giám sát tầm xa xác định mục tiêu và chuyển tiếp thông tin về các xe chỉ huy để tiến hành đánh giá, phân tích. Các radar của S-300 tùy phiên bản sẽ sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét một vòng mỗi 12 giây, qua đó có thể giúp phát hiện các lớp mục tiêu tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên tới 1.000km đang bay với tốc độ tới 10.000km/h và các lớp mục tiêu tên lửa hành trình ở khoảng cách tới 300km. Đối với mục tiêu là tên lửa bay thấp, nếu tên lửa bay ở độ cao 60m thì có thể phát hiện được từ cự ly 20km; ở độ cao 100m thì có thể phát hiện được từ cự ly 30km và độ cao lớn thì có thể phát hiện được từ cự ly tới 175km.
S-300PM Syria dung dau trong dai gia dinh
 Ngay từ khi phát triển đối tượng tác chiến chính của S-300 đã được xác định Quân đội Mỹ, và nó có đủ năng lực đánh chặn hầu hết các loại vũ khí đường không của Washington.
Sau khi xác nhận mục tiêu, xe chỉ huy sẽ truyền lệnh bắn tới radar điều hướng của tiểu đoàn tên lửa ở vị trí thuận lợi nhất có thể tiêu diệt mục tiêu. Lúc này, hệ thống chỉ huy điều khiển bắn tự động sẽ được kích hoạt, kết hợp với các tham số được radar trinh sát cung cấp, hệ thống điều khiển bắn sẽ quyết định cần phải phóng bao nhiêu tên lửa để tiêu diệt mục tiêu. Tất cả các thông tin được về số lượng mục tiêu, tọa độ... sẽ được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc dữ liệu.
Sau khi nhận được lệnh bắn, tiểu đoàn tên lửa ở vị trí thuận lợi nhất sẽ thực hiện lệnh phóng. Lúc này, tên lửa đánh chặn của S-300 được điều khiển trong suốt toàn bộ quỹ đạo bay bởi radar điều hướng khi tới mục tiêu. Đồng thời, các radar trinh sát cũng sẽ liên tục cập nhật thông tin về tham số mục tiêu để cung cấp cho tên lửa hiệu chỉnh đường đạn. Với khả năng bám bắt được các mục tiêu có chỉ số RCS chỉ 0,1m2 thì khó có mục tiêu nào có đủ khả năng thoát khỏi tầm hỏa lực của S-300.
Các mục tiêu mà các hệ thống S-300 thường nhắm tới là Máy bay ném bom chiến lược như các loại B1 Lancer, FB-111, B-52; các máy bay phục vụ cho tác chiến điện tử ví dụ EF-111A, EA-6; áy bay trinh sát tỉ như TR-1; máy bay cảnh báo sớm sử dụng rađa như E3-A, E2-C; máy bay tiêm kích ví dụ F-15, F-16, F-22 Lockheed Martin F-35 Lightning II; máy bay tàng hình ví dụ B-2, F-117A; tên lửa hành trình chiến lược tỉ như Tomahawk; tên lửa đạn đạo (tầm bắn lên tới 3500km). Hầu hết trong số các mục tiêu này đều có nguồn gốc từ Mỹ cũng là đối tượng tác chiến chính của phòng không Liên Xô trước đây và Nga sau này.
Thành phần chiến đấu của tổ hợp S-300 Syria
Trái tim của S-300 là các đài radar phát hiện mục tiêu và đạn tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên, tùy thuộc và từng phiên bản, hệ thống S-300 được trang bị những phiên bản radar và đạn tên lửa khác nhau với các thông số kỹ thuật, tính năng kỹ chiến thuật khác nhau. Theo đó, đối với radar, S-300 chủ yếu sử dụng 2 loại radar là 36D6 Tin Shield và 76N6 Clam Shell. Đối với đạn tên lửa, S-300 thường sử dụng siêu tên lửa đánh chặn 40N6 với tầm bắn lên đến 400km, sử dụng đầu đạn định vị rađa chủ động. Ngoài ra, S-300 còn có thể bắn được nhiều loại đạn tên lửa khác nhau gồm: Tên lửa tầm xa 48N6DM có tầm bắn 250km, sử dụng đầu đạn định vị ra đa bán chủ động; tên lửa 48N6E3/48N6E2, tầm bắn 250 - 200km, có thể hạ mục tiêu bay với vận tốc 4800 - 2800m/s hoặc tên lửa bay với vận tốc 2000m/s; tên lửa 9M96E2 có thể bắn hạ mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 120km, trần bay từ khoảng 5m - 30km; tên lửa 9M96E có tầm bắn 40km, trần bay 20km, nặng 333kg, sử dụng đầu đạn định vị ra đa chủ động; tên lửa 9M96 tầm bắn 120km.
Đài radar 36D6 Tin Shield
Đài 36D6 Tin Shield thuộc loại radar giám sát không phận, được thiết kế để sử dụng như một thành phần của hệ thống phòng không tích hợp. Tin Shield có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu thụ động mạnh. Đây là một radar di động 3 tham số, hoạt động ở băng tần S, với dải tần từ 2700 - 2900MHz, có thể làm việc một cách độc lập trong vai trò giám sát không phận, phát hiện địch - ta, bám bắt các mục tiêu bay thấp và rất thấp.
Đài 36D6 cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống tên lửa phòng không, hỗ trợ dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt. Ăng ten và buồng điều khiển được đặt trên khung gầm xe đầu kéo Kraz-255 hoặc Kraz-260, mang lại khả năng cơ động cao. Khi cần thiết, ăng ten có thể triển khai trên tháp 40B6M1 với chiều cao 23m nhằm tăng cường năng lực bắt thấp của hệ thống.
Ưu điểm của đài 36D6 là có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động rất cao. Mục tiêu trước tiên được lọc qua thiết bị xử lý dữ liệu thô, cho phép loại bỏ các mục tiêu giả trong môi trường lộn xộn. Bên cạnh đó, bộ vi xử lý kỹ thuật số sẽ nhận diện đối tượng một cách chính xác với đầy đủ 3 tham số. Radar có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu, trong đó 30 - 60 mục tiêu được xử lý trong chế độ tự động. Các dữ liệu được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số, tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc thông tin. Tính năng này cho phép lựa chọn đúng mục tiêu nguy hiểm nhất trong các đợt tập kích đường không quy mô lớn.
Một ưu điểm khác của radar 36D6 là khả năng quét chùm tia điện tử ở độ cao từ -20o - +30o, tốc độ quét 360o trong vòng 5 - 10 giây. Radar 36D6 phát hiện, bám bắt được mục tiêu có RCS 0,1 m2 từ khoảng cách 27 - 80 km tùy thuộc vào độ cao. Với mục tiêu có RCS 1 m2 bay ở độ cao 50m, tầm trinh sát là 31km; ở độ cao 10 m, tầm trinh sát là 46km. Nếu mục tiêu ở độ cao trên 1.000m, tầm trinh sát từ 110 - 115km; còn khi mục tiêu ở độ cao từ 6 - 18km, tầm trinh sát đạt tới 147 - 175km.
S-300PM Syria dung dau trong dai gia dinh
Đài radar 76N6 Clam Shell trông một tổ hợp S-300 chuyên bắt mục tiêu tầm thấp.
Đài radar 76N6 Clam Shell
76N6 Clam Shell là đài radar chuyên bắt mục tiêu tầm thấp với khả năng biến tần liên tục, được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp có diện tích phản xạ radar nhỏ, đặc biệt là tên lửa hành trình trong môi trường điện từ phức tạp gần mặt đất cũng như trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. 
Ăng ten FA-51MU của 76N6 Clam Shell gồm 2 bộ phận truyền và nhận, ngăn cách bởi một tấm chắn ở giữa để tránh tràn tín hiệu từ máy phát vào máy thu. Ăng ten thường gắn trên tháp 40V6M cao 28m hoặc tháp 40V6MD cao 40m.
Ăng ten FA-51MU có khả năng quét 360o cung cấp đầy đủ 3 tham số với độ phân giải cao. Radar có thể phân biệt môi trường hỗn tạp gần mặt đất, đặc điểm địa hình, lượng mưa, nhận biết mục tiêu trong các đám mây nhiễu mật độ cao cũng như các biện pháp chế áp khác. Phòng điều khiển có thể bố trí cách nơi đặt trạm ăng ten 500m, quá trình điều khiển radar được thực hiện thông qua cáp kết nối.
76N6 Clam Shell phát hiện được các mục tiêu có RCS chỉ 0,02m2 di chuyển ở tốc độ 722m/s. Mục tiêu bay ở độ cao 450m sẽ bị 76N6 Clam Shell phát hiện từ khoảng cách 92,6km, nếu mục tiêu bay ở độ cao 914m, tầm trinh sát không dưới 120,38km. Theo công bố của Nga, hệ thống có mức tiêu thụ điện năng khoảng 1,4kW, thời gian xảy ra lỗi kỹ thuật dự kiến không thấp hơn 100 giờ.
Đạn tên lửa 40N6
Đối với đạn tên lửa 40N6 có khả năng đánh chặn được mục tiêu trong bán kính 400km và độ cao tối đa 185km. Mục tiêu tiêu diệt của 40N6 không phải là những mục tiêu dễ đoán trước được quỹ đạo như các vệ tinh quay quanh trái đất, mà nó được thiết kế nhằm đánh chặn các đầu đạn tên lửa tầm trung tại kì cuối và các máy bay trong phạm vi tấn công. 
Tùy theo phiên bản, đầu đạn nguyên bản ban đầu nặng 100kg, các đầu đạn trung gian nặng 133kg và các đầu đạn mới nhất nặng 143kg. Tất cả đều được trang bị một kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc. Các tên lửa nặng trong khoảng 1.450kg - 1.800kg. Các tên lửa được đặt trong ống và được phóng thẳng đứng. Các tên lửa được điều khiển bằng một bộ cánh đuôi và qua các van phụt chỉnh hướng. Các đoạn bên dưới cung cấp thông tin kỹ thuật chính xác về radar và tên lửa của các phiên bản S-300 khác nhau. Từ phiên bản S-300PM, hầu hết các phương tiện và tên lửa đều có thể được chuyển đổi sử dụng qua lại lẫn giữa các phiên bản.
So với loại tên lửa đánh chặn hiện đại nhất của Nga là 48N6E2 mới chỉ có tầm bắn 200km. Với tầm bắn gấp đôi - 400km và trang bị đầu đạn định vị radar chủ động, khả năng của 40N6 sẽ ngang bằng phiên bản mới nhất của tên lửa Standard Missile 3 (SM-3) Block IA-IB phóng từ biển của Mỹ, mới được biên chế vào tháng 4/2014. 

Mời độc giả xem video: Nga chuyển giao tổ hợp tên lửa S-300PM cho Syria. (nguồn RT)

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)