Truyền thông khu vực cho biết, vào tháng 6/2020, quân đội Mỹ đã thành công trong việc đưa một tổ hợp Pantsir-S1 do Nga sản xuất ra khỏi chiến trường Libya.Chiến dịch bí mật này được Mỹ thực hiện với có mục tiêu trực tiếp là ngăn không cho vũ khí trên rơi vào tay các tay súng đối lập, có thể được sử dụng để gây hại cho Quân đội Mỹ và đồng minh.Tuy nhiên giới phân tích cho rằng lợi ích rõ ràng từ việc nghiên cứu vũ khí xuất khẩu tối tân của Nga là không thể bỏ qua. Hiện tại, hệ thống được đặt tại căn cứ Ramstein ở Đức, tờ The Drive cho biết.Trong khi đó, tờ The Times của Anh là ấn phẩm đầu tiên đưa tin về nhiệm vụ bí mật của Mỹ diễn ra vào tháng 6/2020 nhằm đánh cắp tổ hợp phòng không Pantsir-S1.Khi đó một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của không quân Mỹ được cho là đã bay vào sân bay quốc tế Zuwara, phía Tây Tripoli, để tiếp nhận hệ thống Pantsir-S1, sau đó nó được đưa đến căn cứ không quân Ramstein ở Đức.Không rõ người Mỹ đang sở hữu phiên bản cải tiến nào của tổ hợp pháo - tên lửa Pantsir-S1. Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Haftar chỉ huy đã nhận được một số hệ thống này từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.Đặc điểm nổi bật của chúng là sử dụng khung gầm xe tải việt dã bọc thép MAN SX 8x8 do Đức sản xuất. Đây là biến thể thương mại cao cấp nhất của hệ thống phòng không Pantsir-S1 được Nga cung cấp cho nước ngoài.Trước tình hình trên, chuyên gia quân sự Alexei Valyuzhenich cho rằng Lầu Năm Góc khó có thể thu được thông tin quý giá từ chiến tích của mình. Lý do chính là sự khác biệt giữa phiên bản xuất khẩu của tổ hợp phòng không Pantsir và bản gốc.“Khi vũ khí hiện đại được xuất khẩu, chúng tôi luôn tính đến khả năng chúng sẽ rơi vào tay kẻ thù tiềm tàng. Điều này được thực hiện ở cả nước ta và Mỹ. Không ai gửi những thứ tốt nhất để bán”.“Ví dụ như hệ thống phòng không S-400 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, về chức năng của chúng kém hơn so với hệ thống phòng không của chúng ta. Tương tự, điều này cũng xảy ra với phiên bản xuất khẩu của Pantsir".“Nó không sử dụng nhiều loại đạn như vậy và theo tôi nghĩ, nó có thiết bị điện tử và linh kiện cơ bản ít hiện đại hơn. Vì vậy điều duy nhất mà người Mỹ có thể học là cách hoạt động của vũ khí này", chuyên gia Valyuzhenich lưu ý.Trước đó, cũng có những bức ảnh chụp từ Libya cho thấy Pantsir-S1 trên khung gầm của một chiếc xe tải 8x8 KamAZ-6560. Trang bị này được sử dụng trong Lực lượng vũ trang Nga và khả năng cao là do lính đánh thuê Wagner vận hành.Phiên bản Pantsir-S1 của UAE là biến thể xuất khẩu ít nhiều có khác biệt so với loại quân đội Nga đang sử dụng, nhưng nếu thực sự phía Mỹ thu được hệ thống do lính đánh thuê Wagner bỏ lại thì Washington sẽ có cơ hội nắm được nhiều công nghệ tuyệt mật.Các phương tiện truyền thông tin rằng ngay cả nghiên cứu đơn giản về các vật liệu được sử dụng để chế tạo một số bộ phận cũng như chất lượng sản xuất chúng cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về khả năng tổ hợp công nghiệp - quân sự hiện tại của Nga.
Truyền thông khu vực cho biết, vào tháng 6/2020, quân đội Mỹ đã thành công trong việc đưa một tổ hợp Pantsir-S1 do Nga sản xuất ra khỏi chiến trường Libya.
Chiến dịch bí mật này được Mỹ thực hiện với có mục tiêu trực tiếp là ngăn không cho vũ khí trên rơi vào tay các tay súng đối lập, có thể được sử dụng để gây hại cho Quân đội Mỹ và đồng minh.
Tuy nhiên giới phân tích cho rằng lợi ích rõ ràng từ việc nghiên cứu vũ khí xuất khẩu tối tân của Nga là không thể bỏ qua. Hiện tại, hệ thống được đặt tại căn cứ Ramstein ở Đức, tờ The Drive cho biết.
Trong khi đó, tờ The Times của Anh là ấn phẩm đầu tiên đưa tin về nhiệm vụ bí mật của Mỹ diễn ra vào tháng 6/2020 nhằm đánh cắp tổ hợp phòng không Pantsir-S1.
Khi đó một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của không quân Mỹ được cho là đã bay vào sân bay quốc tế Zuwara, phía Tây Tripoli, để tiếp nhận hệ thống Pantsir-S1, sau đó nó được đưa đến căn cứ không quân Ramstein ở Đức.
Không rõ người Mỹ đang sở hữu phiên bản cải tiến nào của tổ hợp pháo - tên lửa Pantsir-S1. Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Haftar chỉ huy đã nhận được một số hệ thống này từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Đặc điểm nổi bật của chúng là sử dụng khung gầm xe tải việt dã bọc thép MAN SX 8x8 do Đức sản xuất. Đây là biến thể thương mại cao cấp nhất của hệ thống phòng không Pantsir-S1 được Nga cung cấp cho nước ngoài.
Trước tình hình trên, chuyên gia quân sự Alexei Valyuzhenich cho rằng Lầu Năm Góc khó có thể thu được thông tin quý giá từ chiến tích của mình. Lý do chính là sự khác biệt giữa phiên bản xuất khẩu của tổ hợp phòng không Pantsir và bản gốc.
“Khi vũ khí hiện đại được xuất khẩu, chúng tôi luôn tính đến khả năng chúng sẽ rơi vào tay kẻ thù tiềm tàng. Điều này được thực hiện ở cả nước ta và Mỹ. Không ai gửi những thứ tốt nhất để bán”.
“Ví dụ như hệ thống phòng không S-400 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, về chức năng của chúng kém hơn so với hệ thống phòng không của chúng ta. Tương tự, điều này cũng xảy ra với phiên bản xuất khẩu của Pantsir".
“Nó không sử dụng nhiều loại đạn như vậy và theo tôi nghĩ, nó có thiết bị điện tử và linh kiện cơ bản ít hiện đại hơn. Vì vậy điều duy nhất mà người Mỹ có thể học là cách hoạt động của vũ khí này", chuyên gia Valyuzhenich lưu ý.
Trước đó, cũng có những bức ảnh chụp từ Libya cho thấy Pantsir-S1 trên khung gầm của một chiếc xe tải 8x8 KamAZ-6560. Trang bị này được sử dụng trong Lực lượng vũ trang Nga và khả năng cao là do lính đánh thuê Wagner vận hành.
Phiên bản Pantsir-S1 của UAE là biến thể xuất khẩu ít nhiều có khác biệt so với loại quân đội Nga đang sử dụng, nhưng nếu thực sự phía Mỹ thu được hệ thống do lính đánh thuê Wagner bỏ lại thì Washington sẽ có cơ hội nắm được nhiều công nghệ tuyệt mật.
Các phương tiện truyền thông tin rằng ngay cả nghiên cứu đơn giản về các vật liệu được sử dụng để chế tạo một số bộ phận cũng như chất lượng sản xuất chúng cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về khả năng tổ hợp công nghiệp - quân sự hiện tại của Nga.