Là một hoạt động thường niên do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức – Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế “ARMY” được xem là dịp để các công ty quốc phòng Nga phô diễn các công nghệ quân sự tiên tiến nhất của mình, và một trong số đó có Russian Helicopters – Tập đoàn Trực thăng Nga với dàn trực thăng vũ trang mạnh nhất nhì thế giới khiến bao quốc gia thèm muốn sở hữu. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Dẫn đầu phi đội trực thăng vũ trang mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Russian Helicopters trên thị trường xuất khẩu có thể nói đến trực thăng tấn công Mi-28NE, với các hợp đồng tỷ USD cho Quân đội Iraq và Algeria. Và để phục vụ tốt hơn cho các khách hàng của mình, Russian Helicopters thậm chí còn cải tiến Mi-28NE để nó có thể chinh phục được các khách hàng khó tính nhất. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của Mi-28NE trên chiến trường chính là khả năng mang vác vũ khí ấn tượng của dòng trực thăng này, một chiếc Mi-28 ở biến thể thông thường đã có thể “xách” theo 2.3 tấn vũ khí các loại chỉ với bốn giá treo vũ khí ở hai bên cạnh phụ của nó. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Vào theo như trong hình một chiếc trực thăng Mi-28NE có thể mang theo 4 tên lửa chống tăng 9M123 Khrizantema có tầm bắn lên đến 6.000m, 2 pod rocket 80mm, 6 tên lửa không đối không Igla-V, và một pháo tự động 30mm cùng 250 viên đạn. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Chưa dừng lại đó chiếc trực thăng tấn công này còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động và áp chế điện tử trên không Richag-AV, giúp bảo vệ Mi-28NE trước mọi đòn tấn công đến từ dưới mặt đất cho đến trên không. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Càng đáng ngạc nhiên hơn là Mi-28NE còn có thể mang theo các loại bom thông dụng hoặc bom dẫn đường cho các nhiệm vụ không kích, trọng lượng các quả bom Mi-28NE có thể mang theo là từ 100kg, 250kg đến 500kg. Với bán kính chiến đấu 200km cùng 10 phút không chiến, chừng đó cũng đã quá đủ cho Mi-28NE dội lên đầu kẻ thù toàn bộ số vũ khí mà nó mang theo. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Sau Mi-28NE thì cái tên tiếp theo cũng giúp Russian Helicopters kiếm về không ít các hợp đồng xuất khẩu trực thăng trong thời gian gần đây là Mi-35M – dòng trực thăng tấn công hiện đại được thiết kế dựa trên thành công của trực thăng tấn công Mi-24 do Liên Xô phát triển trước đây. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Mi-35M trang bị pháo nòng kép GSh-23V cỡ 23mm với cơ số đạn 450-470 viên, mẫu trực thăng vũ trang này có thể mang 8 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-V hoặc Shturm-V. Đặc biệt, nó còn mang được tên lửa không đối không Igla-V để tự vệ trên không và các loại rocket S-8 80mm hoặc S-13 122mm và pod súng máy cỡ nòng 23mm. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Khác với các loại trực thăng tấn công khác, ngoài khả năng tấn công mạnh mẽ, Mi-35M còn có thể sơ tán binh lính khi cần thiết tương tự như Mi-24. Nó có thể mang tới 8 lính dù đầy đủ vũ trang hoặc 4 lính bị thương trên cáng. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Ngoài Mi-35M đầy mạnh mẽ, Russian Helicopters còn sản xuất cả biến thể “giá rẻ” của dòng trực thăng này là Mi-35P hướng tới các đối tương khách hàng có ngân sách quốc phòng eo hẹp. Về cơ bản Mi-35P là một biến thể nâng cấp từ những chiếc Mi-24 cũ chứ không phải được sản xuất mới. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Mi-35P được trang bị cấu hình vũ khí gần như tương tự Mi-35M cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hoàn toàn mới, ở biến thể này người ta khó có thể nhận ra đây là một chiếc trực thăng đã có tuổi đời phục vụ hàng chục năm. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Mặc dù không được vũ trang nhưng Mi-26T2S vẫn được Russian Helicopters giới thiệu chung với Mi-28NE, Mi-35M và Mi-35P, có lẽ một phần vì đây là dòng trực thăng vận tải quân sự lớn nhất của Nga hiện tại. Khả năng mang vác lên đến 20 tấn hàng hóa của Mi-26T2S cũng mang lại cho Nga nhiều hợp đồng xuất khẩu quan trọng. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Và cái tên cuối cùng trong danh sách này chính là Mi-171Sh-VN - phiên bản trực thăng vũ trang được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chống khủng bố, phát triển dựa trên kinh nghiệm tích lũy trên thực tế tác chiến ở Syria của lực lượng trực thăng Nga. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Mi-171Sh-VN mang được đủ loại vũ khí hiện có trên trực thăng tấn công chuyên nhiệm Mi-28, Ka-52 vốn đang ngày đêm "ra uy" ở Syria, từ tên lửa chống tăng có điều khiển Akata, bom 250kg, rocket không điều khiển, pháo 23mm, cho tới súng máy hạng nặng Kord 12,7mm ở hai cửa lên xuống,... Với hỏa lực mạnh như vậy, Mi-171Sh-VN xứng đáng là loại trực thăng vũ trang đa năng uy lực nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.Mời độc giả xem video: Quang cảnh bên trong Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY 2018 (nguồn DefenseWebTV)
Là một hoạt động thường niên do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức – Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế “ARMY” được xem là dịp để các công ty quốc phòng Nga phô diễn các công nghệ quân sự tiên tiến nhất của mình, và một trong số đó có Russian Helicopters – Tập đoàn Trực thăng Nga với dàn trực thăng vũ trang mạnh nhất nhì thế giới khiến bao quốc gia thèm muốn sở hữu. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Dẫn đầu phi đội trực thăng vũ trang mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Russian Helicopters trên thị trường xuất khẩu có thể nói đến trực thăng tấn công Mi-28NE, với các hợp đồng tỷ USD cho Quân đội Iraq và Algeria. Và để phục vụ tốt hơn cho các khách hàng của mình, Russian Helicopters thậm chí còn cải tiến Mi-28NE để nó có thể chinh phục được các khách hàng khó tính nhất. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của Mi-28NE trên chiến trường chính là khả năng mang vác vũ khí ấn tượng của dòng trực thăng này, một chiếc Mi-28 ở biến thể thông thường đã có thể “xách” theo 2.3 tấn vũ khí các loại chỉ với bốn giá treo vũ khí ở hai bên cạnh phụ của nó. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Vào theo như trong hình một chiếc trực thăng Mi-28NE có thể mang theo 4 tên lửa chống tăng 9M123 Khrizantema có tầm bắn lên đến 6.000m, 2 pod rocket 80mm, 6 tên lửa không đối không Igla-V, và một pháo tự động 30mm cùng 250 viên đạn. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Chưa dừng lại đó chiếc trực thăng tấn công này còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động và áp chế điện tử trên không Richag-AV, giúp bảo vệ Mi-28NE trước mọi đòn tấn công đến từ dưới mặt đất cho đến trên không. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Càng đáng ngạc nhiên hơn là Mi-28NE còn có thể mang theo các loại bom thông dụng hoặc bom dẫn đường cho các nhiệm vụ không kích, trọng lượng các quả bom Mi-28NE có thể mang theo là từ 100kg, 250kg đến 500kg. Với bán kính chiến đấu 200km cùng 10 phút không chiến, chừng đó cũng đã quá đủ cho Mi-28NE dội lên đầu kẻ thù toàn bộ số vũ khí mà nó mang theo. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Sau Mi-28NE thì cái tên tiếp theo cũng giúp Russian Helicopters kiếm về không ít các hợp đồng xuất khẩu trực thăng trong thời gian gần đây là Mi-35M – dòng trực thăng tấn công hiện đại được thiết kế dựa trên thành công của trực thăng tấn công Mi-24 do Liên Xô phát triển trước đây. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Mi-35M trang bị pháo nòng kép GSh-23V cỡ 23mm với cơ số đạn 450-470 viên, mẫu trực thăng vũ trang này có thể mang 8 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-V hoặc Shturm-V. Đặc biệt, nó còn mang được tên lửa không đối không Igla-V để tự vệ trên không và các loại rocket S-8 80mm hoặc S-13 122mm và pod súng máy cỡ nòng 23mm. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Khác với các loại trực thăng tấn công khác, ngoài khả năng tấn công mạnh mẽ, Mi-35M còn có thể sơ tán binh lính khi cần thiết tương tự như Mi-24. Nó có thể mang tới 8 lính dù đầy đủ vũ trang hoặc 4 lính bị thương trên cáng. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Ngoài Mi-35M đầy mạnh mẽ, Russian Helicopters còn sản xuất cả biến thể “giá rẻ” của dòng trực thăng này là Mi-35P hướng tới các đối tương khách hàng có ngân sách quốc phòng eo hẹp. Về cơ bản Mi-35P là một biến thể nâng cấp từ những chiếc Mi-24 cũ chứ không phải được sản xuất mới. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Mi-35P được trang bị cấu hình vũ khí gần như tương tự Mi-35M cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hoàn toàn mới, ở biến thể này người ta khó có thể nhận ra đây là một chiếc trực thăng đã có tuổi đời phục vụ hàng chục năm. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Mặc dù không được vũ trang nhưng Mi-26T2S vẫn được Russian Helicopters giới thiệu chung với Mi-28NE, Mi-35M và Mi-35P, có lẽ một phần vì đây là dòng trực thăng vận tải quân sự lớn nhất của Nga hiện tại. Khả năng mang vác lên đến 20 tấn hàng hóa của Mi-26T2S cũng mang lại cho Nga nhiều hợp đồng xuất khẩu quan trọng. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Và cái tên cuối cùng trong danh sách này chính là Mi-171Sh-VN - phiên bản trực thăng vũ trang được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chống khủng bố, phát triển dựa trên kinh nghiệm tích lũy trên thực tế tác chiến ở Syria của lực lượng trực thăng Nga. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Mi-171Sh-VN mang được đủ loại vũ khí hiện có trên trực thăng tấn công chuyên nhiệm Mi-28, Ka-52 vốn đang ngày đêm "ra uy" ở Syria, từ tên lửa chống tăng có điều khiển Akata, bom 250kg, rocket không điều khiển, pháo 23mm, cho tới súng máy hạng nặng Kord 12,7mm ở hai cửa lên xuống,... Với hỏa lực mạnh như vậy, Mi-171Sh-VN xứng đáng là loại trực thăng vũ trang đa năng uy lực nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Aeropress-BG.
Mời độc giả xem video: Quang cảnh bên trong Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY 2018 (nguồn DefenseWebTV)