Trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế 2018 (Army 2018), tập đoàn Rostec đã giới thiệu tổ hợp phòng không tầm thấp di động Sosna mới. Ảnh: bmpd.livejournal.Tổ hợp tên lửa Sosna được lắp trên khung gầm xe bánh xích đa năng MT-LB đem lại khả năng cơ động cao trên nhiều địa hình. Hệ thống được chế tạo cho nhiệm vụ thiết lập ô phòng không tầm thấp bảo vệ đội hình chiến đấu. Ảnh: bmpd.livejournal.Hệ thống sử dụng tháp pháo có khả năng bao quát 360 độ. Ở giữa lắp hệ thống cảm biến quang-hồng ngoại tiên tiến để tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu. Mỗi bên lắp 6 đạn tên lửa Sosna-R. Ảnh: saidpvo.livejournal.Sosna-R (9M337) thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, được thiết kế để đánh chặn máy bay, trực thăng bay thấp và vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Ảnh: saidpvo.livejournal.Hệ thống có thể tiêu diệt các mục tiêu đường không ở cự ly 8-10 km, tầm cao 5 km và có thể chiến đấu bất kể ngày đêm. Ảnh: saidpvo.livejournal.Sosna được thiết kế để thay thế cho hệ thống Strela-10M trong nhiệm vụ phòng không tầm thấp, bảo vệ đội hình chiến đấu tăng thiết giáp. Ảnh: saidpvo.livejournal.Hỏa lực mạnh, cơ động cao, Sosna sẽ tạo nên chiếc ô phòng không tầm thấp bảo vệ cho đội hình chiến đấu trước các mối đe dọa từ trên không. Ảnh: saidpvo.livejournal.Nga đang muốn giới thiệu hệ thống này đến các khách hàng đang sử dụng hệ thống Strela-10M, bao gồm Việt Nam. Đây là ứng viên sáng giá cho vũ khí phòng không tầm thấp mới của Việt Nam. Ảnh: bmpd.livejournal.Sp với các tổ hợp phòng không tầm thấp cùng loại Sosna được đánh giá cơ động và ưu việt hơn hẳn, phù hợp với các quốc gia có quy mô quân đội nhỏ và vừa với chi phí vận hành không quá đắt đỏ. Ảnh: bmpd.livejournal.Đạn tên lửa Sosna-R của tổ hợp phòng không Sosna, được Rostec giới thiệu tại Army 2018. Ảnh: saidpvo.livejournal.Mời độc giả xem video: Rostec thử nghiệm tổ hợp phòng không Sosna trên thực địa.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế 2018 (Army 2018), tập đoàn Rostec đã giới thiệu tổ hợp phòng không tầm thấp di động Sosna mới. Ảnh: bmpd.livejournal.
Tổ hợp tên lửa Sosna được lắp trên khung gầm xe bánh xích đa năng MT-LB đem lại khả năng cơ động cao trên nhiều địa hình. Hệ thống được chế tạo cho nhiệm vụ thiết lập ô phòng không tầm thấp bảo vệ đội hình chiến đấu. Ảnh: bmpd.livejournal.
Hệ thống sử dụng tháp pháo có khả năng bao quát 360 độ. Ở giữa lắp hệ thống cảm biến quang-hồng ngoại tiên tiến để tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu. Mỗi bên lắp 6 đạn tên lửa Sosna-R. Ảnh: saidpvo.livejournal.
Sosna-R (9M337) thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, được thiết kế để đánh chặn máy bay, trực thăng bay thấp và vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Ảnh: saidpvo.livejournal.
Hệ thống có thể tiêu diệt các mục tiêu đường không ở cự ly 8-10 km, tầm cao 5 km và có thể chiến đấu bất kể ngày đêm. Ảnh: saidpvo.livejournal.
Sosna được thiết kế để thay thế cho hệ thống Strela-10M trong nhiệm vụ phòng không tầm thấp, bảo vệ đội hình chiến đấu tăng thiết giáp. Ảnh: saidpvo.livejournal.
Hỏa lực mạnh, cơ động cao, Sosna sẽ tạo nên chiếc ô phòng không tầm thấp bảo vệ cho đội hình chiến đấu trước các mối đe dọa từ trên không. Ảnh: saidpvo.livejournal.
Nga đang muốn giới thiệu hệ thống này đến các khách hàng đang sử dụng hệ thống Strela-10M, bao gồm Việt Nam. Đây là ứng viên sáng giá cho vũ khí phòng không tầm thấp mới của Việt Nam. Ảnh: bmpd.livejournal.
Sp với các tổ hợp phòng không tầm thấp cùng loại Sosna được đánh giá cơ động và ưu việt hơn hẳn, phù hợp với các quốc gia có quy mô quân đội nhỏ và vừa với chi phí vận hành không quá đắt đỏ. Ảnh: bmpd.livejournal.
Đạn tên lửa Sosna-R của tổ hợp phòng không Sosna, được Rostec giới thiệu tại Army 2018. Ảnh: saidpvo.livejournal.
Mời độc giả xem video: Rostec thử nghiệm tổ hợp phòng không Sosna trên thực địa.