Từ cuộc CTTG 2, có thể nói lực lượng pháo binh Nga (Liên Xô cũ) đã trở thành cơn ác mộng đối với các thế lực đối địch trên chiến trường. Dù cho sau đó, sự phát triển của tên lửa đạn đạo có phần át bớt vai trò của pháo binh, thế nhưng từ thực tiễn các cuộc chiến tranh chứng minh rằng tên lửa khó có thể thay thế hoàn toàn sức mạnh của pháo binh – “ông vua chiến trường”. Cho tới tận hôm nay, pháo binh Nga vẫn được đầu tư phát triển mạnh mẽ, không ngừng được nâng cấp trang bị mới. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminThậm chí, không ít trang bị cũ từ thời Liên Xô tiếp tục được Quân đội Nga hiện đại trọng dụng. Tại triển lãm Army 2018 vừa diễn ra vào cuối tháng 8, pháo binh Nga đã giới thiệu hai “ông lão” Liên Xô vừa trải qua đợt “cải lão hoàn đồng” quy mô tại các “bệnh viện hiện đại nhất Quân đội Nga”. Trong ảnh, pháo tự hành 2S7M Malka hùng dũng hành tiến trên thao trường. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin2S7M Malka là phiên bản nâng cấp của khẩu 2S7 Pion - pháo tự hành lớn nhất từng được sản xuất dưới thời Liên Xô, với cỡ nòng pháo lên tới 203mm. Tới nay, chúng vẫn nắm giữ ngôi vương "pháo cỡ nòng lớn nhất ở Nga và toàn châu Âu". Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminSo với 2S7 Pion, 2S7M Malka được cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực, tăng tốc độ bắn lên 2,5 phát/phút và xe pháo có thể chở được 8 quả đạn cùng liều phóng. Pháo 203mm 2A44 có tầm bắn lên tới 37,5km với đạn thông thường hoặc 55,5km với đạn có động cơ rocket tăng tầm. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin"Ông lão" thứ 2 hồi sinh khiến thế giới phương Tây phải khiếp sợ là 2S4 Tyulpan - khẩu pháo cối tự hành lớn nhất từng được chế tạo ở nước Nga. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐược chế tạo ở Liên Xô từ năm 1969, tới nay ước tính số lượng 2S4 Tyulpan còn khoảng mấy chục khẩu hoạt động tại Nga và Syria. Tuy nhiên, Moscow đang có ý định hồi sinh 2S4 với số lượng hơn 400 khẩu còn nằm tại các kho bảo quản toàn Liên bang. Phiên bản 2S4 xuất hiện ở Army năm nay theo một số nguồn tin đã có sự nâng cấp đáng kể hệ thống điều khiển hỏa lực tăng khả năng tác chiến. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminSự xuất hiện của 2S4 là cái tin không vui với giới quân sự NATO khi mà người ta từng khiếp sợ uy lực công phá khủng khiếp của 2S4 ở chiến trường Afghanistan những năm 1980. Khi đó, bằng những viên đạn pháo có dẫn đường laser, 2S4 đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho các chiến binh phiến quân khi đang ẩn núp trong hang hốc. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin2S4 được trang bị khẩu pháo cối M-240 240mm nạp đạn bằng đuôi, tầm bắn với đạn nổ phá mảnh khoảng 9,6km và lên tới 20km với đạn có trợ lực tăng tầm. Đặc biệt, nó có thể bắn được cả đạn hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminNgoài 2 “ông lão” đáng sợ, pháo binh Nga tại Army 2018 tiếp tục giới thiệu với các đoàn khách quốc tế hàng loạt khí tài hiện đại và cũng có sức hủy diệt khủng khiếp. Ví dụ như tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong ảnh là xe tải - nạp đạn 9T234-2 chở các quả đạn phản lực có thể bay xa từ 20-50km. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminXe chiến đấu 2B17M của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt 9K51M Tornado-G đang bắn ồ ạt các viên đạn rocket. Tornado-G được xem là “kẻ thừa kế” xuất sắc của huyền thoại BM-21 Grad. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminXe chiến đấu BM-1 của tổ hợp phun lửa hạng nặng TOS-1A. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminNhững viên đạn nhiệt áp được bắn đi từ TOS-1A được ví như “vũ khí hạt nhân không phóng xạ” vì sức hủy diệt khủng khiếp của nó. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminMời độc giả xem video: Sức mạnh thật sự của lực lượng pháo binh Nga. (nguồn RT)
Từ cuộc CTTG 2, có thể nói lực lượng pháo binh Nga (Liên Xô cũ) đã trở thành cơn ác mộng đối với các thế lực đối địch trên chiến trường. Dù cho sau đó, sự phát triển của tên lửa đạn đạo có phần át bớt vai trò của pháo binh, thế nhưng từ thực tiễn các cuộc chiến tranh chứng minh rằng tên lửa khó có thể thay thế hoàn toàn sức mạnh của pháo binh – “ông vua chiến trường”. Cho tới tận hôm nay, pháo binh Nga vẫn được đầu tư phát triển mạnh mẽ, không ngừng được nâng cấp trang bị mới. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Thậm chí, không ít trang bị cũ từ thời Liên Xô tiếp tục được Quân đội Nga hiện đại trọng dụng. Tại triển lãm Army 2018 vừa diễn ra vào cuối tháng 8, pháo binh Nga đã giới thiệu hai “ông lão” Liên Xô vừa trải qua đợt “cải lão hoàn đồng” quy mô tại các “bệnh viện hiện đại nhất Quân đội Nga”. Trong ảnh, pháo tự hành 2S7M Malka hùng dũng hành tiến trên thao trường. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
2S7M Malka là phiên bản nâng cấp của khẩu 2S7 Pion - pháo tự hành lớn nhất từng được sản xuất dưới thời Liên Xô, với cỡ nòng pháo lên tới 203mm. Tới nay, chúng vẫn nắm giữ ngôi vương "pháo cỡ nòng lớn nhất ở Nga và toàn châu Âu". Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
So với 2S7 Pion, 2S7M Malka được cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực, tăng tốc độ bắn lên 2,5 phát/phút và xe pháo có thể chở được 8 quả đạn cùng liều phóng. Pháo 203mm 2A44 có tầm bắn lên tới 37,5km với đạn thông thường hoặc 55,5km với đạn có động cơ rocket tăng tầm. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
"Ông lão" thứ 2 hồi sinh khiến thế giới phương Tây phải khiếp sợ là 2S4 Tyulpan - khẩu pháo cối tự hành lớn nhất từng được chế tạo ở nước Nga. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Được chế tạo ở Liên Xô từ năm 1969, tới nay ước tính số lượng 2S4 Tyulpan còn khoảng mấy chục khẩu hoạt động tại Nga và Syria. Tuy nhiên, Moscow đang có ý định hồi sinh 2S4 với số lượng hơn 400 khẩu còn nằm tại các kho bảo quản toàn Liên bang. Phiên bản 2S4 xuất hiện ở Army năm nay theo một số nguồn tin đã có sự nâng cấp đáng kể hệ thống điều khiển hỏa lực tăng khả năng tác chiến. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Sự xuất hiện của 2S4 là cái tin không vui với giới quân sự NATO khi mà người ta từng khiếp sợ uy lực công phá khủng khiếp của 2S4 ở chiến trường Afghanistan những năm 1980. Khi đó, bằng những viên đạn pháo có dẫn đường laser, 2S4 đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho các chiến binh phiến quân khi đang ẩn núp trong hang hốc. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
2S4 được trang bị khẩu pháo cối M-240 240mm nạp đạn bằng đuôi, tầm bắn với đạn nổ phá mảnh khoảng 9,6km và lên tới 20km với đạn có trợ lực tăng tầm. Đặc biệt, nó có thể bắn được cả đạn hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Ngoài 2 “ông lão” đáng sợ, pháo binh Nga tại Army 2018 tiếp tục giới thiệu với các đoàn khách quốc tế hàng loạt khí tài hiện đại và cũng có sức hủy diệt khủng khiếp. Ví dụ như tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là xe tải - nạp đạn 9T234-2 chở các quả đạn phản lực có thể bay xa từ 20-50km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Xe chiến đấu 2B17M của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt 9K51M Tornado-G đang bắn ồ ạt các viên đạn rocket. Tornado-G được xem là “kẻ thừa kế” xuất sắc của huyền thoại BM-21 Grad. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Xe chiến đấu BM-1 của tổ hợp phun lửa hạng nặng TOS-1A. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Những viên đạn nhiệt áp được bắn đi từ TOS-1A được ví như “vũ khí hạt nhân không phóng xạ” vì sức hủy diệt khủng khiếp của nó. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Mời độc giả xem video: Sức mạnh thật sự của lực lượng pháo binh Nga. (nguồn RT)