Theo tờ Wall Street Journal, đây là một phần trong những bước đi ban đầu của Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố Chiến lược Quốc phòng quốc gia (NSS) hồi tháng 1 vừa qua.
Chiến lược quốc phòng quốc gia xác định Nga và Trung Quốc là hai thách lực lớn nhất với chính quyền Mỹ, đồng thời cho rằng, sự có mặt của các Đơn vị lính viễn chinh ở Đông Á sẽ giúp quân đội Mỹ thuyết phục các quốc gia Thái Bình Dương “chọn Mỹ”, chứ không phải là Trung Quốc.
|
Sau Trung Đông, Đông Á sẽ là điểm đến tiếp theo của đội quân viễn chính của Washington. Nguồn ảnh: New York Daily News. |
Mỗi Đơn vị Lính thủy đánh bộ viễn chinh gồm một lực lượng đặc nhiệm không-bộ thủy quân lục chiến với sức mạnh lên đến 2.200 người. thường đóng quân trên tàu và có máy bay để di chuyển đến bất cứ nơi nào xảy ra khủng hoảng ngay khi được lệnh.
Đây được xem là một lực lượng phản ứng nhanh, có khả năng thực hiện mọi nhiêm vụ, từ ứng phó với khủng hoảng, chống khủng bố đến tác chiến với các lực lượng vũ trang khác trong những trận chiến quan trọng.
Theo Tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ Robert Neller, Chiến lược Quốc phòng quốc gia và những hướng dẫn khác đòi hỏi nước Mỹ phải có cái nhìn toàn cầu hơn và điều này sẽ định hình sự hiện diện của hải quân Mỹ trong tương lai, đặc biệt là khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, báo cáo không nêu chi tiết số lượng Đơn vị Lính thủy đánh bộ viễn chinh Mỹ dự định triển khai tới Đông Á.
Hiện có gần 50.000 lính Mỹ đang đóng quân tại Nhật Bản, cùng với gần 30.000 binh sĩ khác tại Hàn Quốc và hơn 7.000 ở Guam. Trong một diễn biến liên quan, quân đội Mỹ cũng sẽ mở rộng số lượng Thủy quân lục chiến chiển khai tại Darwin, Australia, bổ sung cho khoảng 1.250 binh sĩ hiện đang đóng quân tại đây, với các nhiệm vụ luân phiên, luân chuyển kéo dài 6 tháng mỗi năm./.