Một lần nữa giới quan sát lo ngại căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại leo thang khi mới đây tài khoản Weibo của Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 8/9 công bố các bức ảnh cho thấy ít nhất ba oanh tạc cơ Tây An H-6 và một vận tải cơ Tây An Y-20 đỗ tại một sân bay.Cơ quan này chú thích rằng các máy bay trên đang tham gia huấn luyện trên "cao nguyên" và "khu vực có độ cao lớn".Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm không nêu cụ thể địa điểm triển khai của các oanh tạc cơ, nhưng thuật ngữ "cao nguyên" và "khu vực có độ cao lớn" thường được Trung Quốc sử dụng để chỉ khu tự trị Tây Tạng, gần biên giới với Ấn Độ.Các oanh tạc cơ trong ảnh chính là biến thể Tây An H-6K với tầm bay chiến đấu 2.500 km, có thể mang theo tên lửa không đối đất hoặc tên lửa chống hạm hạng nặng.Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây của PLA ngày 9-9 thông báo tổ chức một cuộc tập trận phòng không bắn đạn thật ở "sa mạc phía tây bắc", cụm từ thường chỉ khu tự trị Tân Cương giáp với vùng Ladakh của Ấn Độ.Thông tin Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm của PLA điều quân tới Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây được dư luận Trung Quốc đặc biệt quan tâm.Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm của PLA là lực lượng phòng thủ chính của Trung Quốc và cung cấp lực lượng dự bị chiến lược cho các bộ tư lệnh khác.H-6K là phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tu-16 Liên Xô trước đây.Những chiếc H-6K cải tiến được nâng cấp với động cơ D-30KP-2 mới từ Nga, cho tải trọng lớn hơn, tầm bay xa hơn so với trước đây.Bên cạnh đó nó còn được trang bị lại hệ thống thiết bị điện tử bao gồm cả hệ thống radar mới.H-6K được xem là “xương sống” và là niềm tự hào của lực lượng không quân Trung Quốc, nó không chỉ có thể mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình.Mỗi chiếc H-6K có thể mang theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/h.Tuy nhiên so với các máy bay ném bom chiến lược trên thế giới như B-52, B-1, B-2 của Mỹ, Tu-95MS, Tu-22M3, Tu-160M2 của Nga, thì H-6K Trung Quốc hoàn toàn lép vế cả về tầm bay, khả năng tải trọng bom đạn cũng như tốc độ bay.Nổi trội nhất trong số vũ khí mà H-6K được trang bị là tên lửa hành trình CJ-10. Nó có thể mang theo tới 6 quả tên lửa loại này.Tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 1.500km, được trang bị một đầu đạn thông thường nặng 500kg, hoặc đầu đạn hạt nhân.Bộ đôi H-6K và CJ-10 được đánh giá sẽ giúp Trung Quốc chiếm phần nào ưu thế trước một số đối thủ tiềm tàng.Căng thẳng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả ngày 15-6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ và Trung Quốc đều điều quân tăng viện lên biên giới, bất chấp trước đó đồng ý rút bớt lực lượng tiền tuyến. Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng và Tân Cương những tháng qua, đồng thời công bố thông tin rộng rãi.
Một lần nữa giới quan sát lo ngại căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại leo thang khi mới đây tài khoản Weibo của Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 8/9 công bố các bức ảnh cho thấy ít nhất ba oanh tạc cơ Tây An H-6 và một vận tải cơ Tây An Y-20 đỗ tại một sân bay.
Cơ quan này chú thích rằng các máy bay trên đang tham gia huấn luyện trên "cao nguyên" và "khu vực có độ cao lớn".
Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm không nêu cụ thể địa điểm triển khai của các oanh tạc cơ, nhưng thuật ngữ "cao nguyên" và "khu vực có độ cao lớn" thường được Trung Quốc sử dụng để chỉ khu tự trị Tây Tạng, gần biên giới với Ấn Độ.
Các oanh tạc cơ trong ảnh chính là biến thể Tây An H-6K với tầm bay chiến đấu 2.500 km, có thể mang theo tên lửa không đối đất hoặc tên lửa chống hạm hạng nặng.
Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây của PLA ngày 9-9 thông báo tổ chức một cuộc tập trận phòng không bắn đạn thật ở "sa mạc phía tây bắc", cụm từ thường chỉ khu tự trị Tân Cương giáp với vùng Ladakh của Ấn Độ.
Thông tin Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm của PLA điều quân tới Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây được dư luận Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm của PLA là lực lượng phòng thủ chính của Trung Quốc và cung cấp lực lượng dự bị chiến lược cho các bộ tư lệnh khác.
H-6K là phiên bản mới và hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tu-16 Liên Xô trước đây.
Những chiếc H-6K cải tiến được nâng cấp với động cơ D-30KP-2 mới từ Nga, cho tải trọng lớn hơn, tầm bay xa hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó nó còn được trang bị lại hệ thống thiết bị điện tử bao gồm cả hệ thống radar mới.
H-6K được xem là “xương sống” và là niềm tự hào của lực lượng không quân Trung Quốc, nó không chỉ có thể mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình.
Mỗi chiếc H-6K có thể mang theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/h.
Tuy nhiên so với các máy bay ném bom chiến lược trên thế giới như B-52, B-1, B-2 của Mỹ, Tu-95MS, Tu-22M3, Tu-160M2 của Nga, thì H-6K Trung Quốc hoàn toàn lép vế cả về tầm bay, khả năng tải trọng bom đạn cũng như tốc độ bay.
Nổi trội nhất trong số vũ khí mà H-6K được trang bị là tên lửa hành trình CJ-10. Nó có thể mang theo tới 6 quả tên lửa loại này.
Tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 1.500km, được trang bị một đầu đạn thông thường nặng 500kg, hoặc đầu đạn hạt nhân.
Bộ đôi H-6K và CJ-10 được đánh giá sẽ giúp Trung Quốc chiếm phần nào ưu thế trước một số đối thủ tiềm tàng.
Căng thẳng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả ngày 15-6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ và Trung Quốc đều điều quân tăng viện lên biên giới, bất chấp trước đó đồng ý rút bớt lực lượng tiền tuyến. Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng và Tân Cương những tháng qua, đồng thời công bố thông tin rộng rãi.