Vào thời nước Nga Sa hoàng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất, xã hội phần lớn có quan điểm rằng mặt trận không dành cho phụ nữ. Họ có thể trở thành các sơ và chăm sóc cho những người bị thương ở hậu phương, nhưng rất ít khi được tham gia ở phía trước tiền tuyến.Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều sẵn sàng chịu đựng tình trạng như vậy. Họ cũng có khao khát được chiến đấu với kẻ thù chứ không phải ngồi ngoài cuộc chiến trong bệnh viện.Kira Bashirova, đã chứng kiến cuộc chiến bắt đầu ở Vilno (Vilnius ngày nay) từ năm 16 tuổi. Khi đó, cô đang là học viên tại một Học viện Phụ nữ của địa phương.Biết rằng mình sẽ không bao giờ được phép ra tiền tuyến, Kira quyết định trốn thoát khỏi đây. Sau khi cắt ổ khóa và bán một phần tư trang cá nhân, cô đã có đủ tiền để mua một bộ quân phục.Sau đó, cô lấy thẻ sinh viên của người anh họ là Nikolay Popov và lên đường đến Lodza, nơi đóng quân của Trung đoàn bộ binh Petrovsky 88. Việc cải trang đã phát huy tác dụng và Bashkirova được đưa vào làm tình nguyện viên."Nikolay” đã chiến đấu anh dũng và thường xuyên tham gia các nhiệm vụ do thám. Trong một lần lúc đi tuần đêm, cô gái trẻ thậm chí còn nhận được huy chương vẻ vang nhờ tinh thần quả cảm, khi một mình đối đầu với kẻ địch, trong lúc hầu hết đồng đội của cô đã bị thương trước đó.Trong một thời gian dài, Kira đã cố gắng che giấu danh tính của mình bằng nhiều cách như: Cô tắm riêng biệt với những người còn lại, học nói bằng giọng nam và cố gắng hết sức để không bị lộ thân phận phụ nữ.Cô đã tiết lộ mọi chuyện với những người thân yêu của mình trong những bức thư và gia đình không thể làm gì để ngăn cô, ngoài việc làm hòa với sự lựa chọn của cô gái.Sự thật cuối cùng cũng lộ ra khi Kira phải nhập viện vì một cơn bạo bệnh. Bộ Tư lệnh bị sốc và đã kịp thời ra lệnh đưa cô trở về hậu phương. Tuy nhiên, họ đã không tước đoạt giải thưởng quân sự của cô ấy và thậm chí còn gửi thêm một lá thư cảm ơn vì sự phục vụ của cô cho tổ quốc.“Người phụ nữ trẻ dũng cảm đã không trở về nhà, và một lần nữa, đóng giả Nikolay Popov, đăng ký làm tình nguyện viên vào một đơn vị mới, nơi cô bị thương khi đối mặt với kẻ thù và được đưa đến một trong những bệnh viện,” tạp chí Zadushevnoe Pismo viết về chiến công của nữ anh hùng này vào năm 1915.Sau khi cô bị tiết lộ là một phụ nữ và được đưa về nhà, Bashkirova đã trả lời bằng cách viết một yêu cầu chính thức để tham gia lại trận chiến, sử dụng tên của chính cô. Trước sự vui mừng khôn xiết, yêu cầu của cô đã được chấp thuận và cho đến tháng 10 năm 1917, cô đã chiến đấu hợp pháp với Trung đoàn bộ binh Siberia số 30.Sau khi Thế chiến I kết thúc, Kira trong nhiều năm đã quên đi việc gia nhập quân đội, thay vào đó tập trung vào công việc chăm sóc trẻ em mồ côi và thành lập một trại trẻ mồ côi ở Poltava, Ukraine.Khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô vào mùa hè năm 1941, Kira Bashkirova (lúc đó đã kết hôn với chồng và lấy họ Lopatina) lại một lần nữa tham chiến.Là bà mẹ hai con, tất nhiên, Kira Lopatina, 40 tuổi, đã chọn không lặp lại một số chiến tích như thời trẻ trung và táo bạo hơn của mình, nhưng cuối cùng vẫn góp phần vào chiến thắng của Liên Xô lúc bấy giờ.Trong vai trò là y tá cấp cao của bệnh viện quân sự Murmansk, cô chăm sóc cho những người lính bị thương, thường xuyên tiếp nhận những trường hợp xấu nhất. Cô thường hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật trong quá trình phẫu thuật giữa cuộc không kích của quân Đức đang diễn ra.Sự phục vụ và hy sinh của Kira Lopatina đã được Quốc gia ghi nhận. Cô đã được trao huy chương "Vì sự nghiệp Vẻ vang" và "Vì sự bảo vệ của Zapolyarye". Nguồn ảnh: RBTH. Những khoảnh khắc giao tranh ác liệt trong Chiến tranh Thế giới thứ hai qua những thước phim tư liệu cực hiếm. Nguồn: TheArchive.
2 Files1- MP4 File 47.96 MB
2- MP4 File 47.96 MB
Vào thời nước Nga Sa hoàng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất, xã hội phần lớn có quan điểm rằng mặt trận không dành cho phụ nữ. Họ có thể trở thành các sơ và chăm sóc cho những người bị thương ở hậu phương, nhưng rất ít khi được tham gia ở phía trước tiền tuyến.
Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều sẵn sàng chịu đựng tình trạng như vậy. Họ cũng có khao khát được chiến đấu với kẻ thù chứ không phải ngồi ngoài cuộc chiến trong bệnh viện.
Kira Bashirova, đã chứng kiến cuộc chiến bắt đầu ở Vilno (Vilnius ngày nay) từ năm 16 tuổi. Khi đó, cô đang là học viên tại một Học viện Phụ nữ của địa phương.
Biết rằng mình sẽ không bao giờ được phép ra tiền tuyến, Kira quyết định trốn thoát khỏi đây. Sau khi cắt ổ khóa và bán một phần tư trang cá nhân, cô đã có đủ tiền để mua một bộ quân phục.
Sau đó, cô lấy thẻ sinh viên của người anh họ là Nikolay Popov và lên đường đến Lodza, nơi đóng quân của Trung đoàn bộ binh Petrovsky 88. Việc cải trang đã phát huy tác dụng và Bashkirova được đưa vào làm tình nguyện viên.
"Nikolay” đã chiến đấu anh dũng và thường xuyên tham gia các nhiệm vụ do thám. Trong một lần lúc đi tuần đêm, cô gái trẻ thậm chí còn nhận được huy chương vẻ vang nhờ tinh thần quả cảm, khi một mình đối đầu với kẻ địch, trong lúc hầu hết đồng đội của cô đã bị thương trước đó.
Trong một thời gian dài, Kira đã cố gắng che giấu danh tính của mình bằng nhiều cách như: Cô tắm riêng biệt với những người còn lại, học nói bằng giọng nam và cố gắng hết sức để không bị lộ thân phận phụ nữ.
Cô đã tiết lộ mọi chuyện với những người thân yêu của mình trong những bức thư và gia đình không thể làm gì để ngăn cô, ngoài việc làm hòa với sự lựa chọn của cô gái.
Sự thật cuối cùng cũng lộ ra khi Kira phải nhập viện vì một cơn bạo bệnh. Bộ Tư lệnh bị sốc và đã kịp thời ra lệnh đưa cô trở về hậu phương. Tuy nhiên, họ đã không tước đoạt giải thưởng quân sự của cô ấy và thậm chí còn gửi thêm một lá thư cảm ơn vì sự phục vụ của cô cho tổ quốc.
“Người phụ nữ trẻ dũng cảm đã không trở về nhà, và một lần nữa, đóng giả Nikolay Popov, đăng ký làm tình nguyện viên vào một đơn vị mới, nơi cô bị thương khi đối mặt với kẻ thù và được đưa đến một trong những bệnh viện,” tạp chí Zadushevnoe Pismo viết về chiến công của nữ anh hùng này vào năm 1915.
Sau khi cô bị tiết lộ là một phụ nữ và được đưa về nhà, Bashkirova đã trả lời bằng cách viết một yêu cầu chính thức để tham gia lại trận chiến, sử dụng tên của chính cô. Trước sự vui mừng khôn xiết, yêu cầu của cô đã được chấp thuận và cho đến tháng 10 năm 1917, cô đã chiến đấu hợp pháp với Trung đoàn bộ binh Siberia số 30.
Sau khi Thế chiến I kết thúc, Kira trong nhiều năm đã quên đi việc gia nhập quân đội, thay vào đó tập trung vào công việc chăm sóc trẻ em mồ côi và thành lập một trại trẻ mồ côi ở Poltava, Ukraine.
Khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô vào mùa hè năm 1941, Kira Bashkirova (lúc đó đã kết hôn với chồng và lấy họ Lopatina) lại một lần nữa tham chiến.
Là bà mẹ hai con, tất nhiên, Kira Lopatina, 40 tuổi, đã chọn không lặp lại một số chiến tích như thời trẻ trung và táo bạo hơn của mình, nhưng cuối cùng vẫn góp phần vào chiến thắng của Liên Xô lúc bấy giờ.
Trong vai trò là y tá cấp cao của bệnh viện quân sự Murmansk, cô chăm sóc cho những người lính bị thương, thường xuyên tiếp nhận những trường hợp xấu nhất. Cô thường hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật trong quá trình phẫu thuật giữa cuộc không kích của quân Đức đang diễn ra.
Sự phục vụ và hy sinh của Kira Lopatina đã được Quốc gia ghi nhận. Cô đã được trao huy chương "Vì sự nghiệp Vẻ vang" và "Vì sự bảo vệ của Zapolyarye". Nguồn ảnh: RBTH.
Những khoảnh khắc giao tranh ác liệt trong Chiến tranh Thế giới thứ hai qua những thước phim tư liệu cực hiếm. Nguồn: TheArchive.
2 Files
1- MP4 File 47.96 MB
2- MP4 File 47.96 MB