Hitler coi các lực lượng vũ trang của Liên Xô, có tổ chức kém, dễ dàng bị phân tán, chia cắt, bao vây và tiêu diệt, Hitler đã đúng một phần. Vì vậy, quân Đức đã cố gắng tiêu diệt Hồng quân Liên Xô bằng chiến tranh chớp nhoáng, kèm theo đó là tác động tâm lý mạnh mẽ lên người dân Liên Xô.Quân Đức đã sử dụng hết sức mạnh của lực lượng không quân, thể hiện tính khoa học trong việc tổ chức các cuộc tấn công như: Sử dụng tập trung lực lượng không quân, tiêu diệt chính xác các trọng điểm của phòng thủ của Liên Xô, sử dụng thông tin liên lạc và dẫn đường từ mặt đất.Lực lượng Không quân Liên Xô hầu như bị đánh bại, nhất là các sân bay gần biên giới phía tây. Máy bay ném bom bị bỏ lại vì không có máy bay chiến đấu bảo vệ. Các vụ ném bom của Đức ở Minsk, Kiev và các thành phố khác, có tính chất là đòn tâm lý, làm mất tinh thần, dẫn đến một sự hoảng loạn, bao trùm hàng triệu người.Lục quân Đức áp dụng hiệu quả của chiến tranh chớp nhoáng và vũ khí mới. Các đơn vị xe tăng và các sư đoàn cơ giới có tổ chức hoàn hảo. Các đơn vị cơ giới của Đức thua kém Liên Xô về số lượng xe tăng, nhưng lại vượt xa về tổ chức và tính hiện đại của vũ khí, trang bị; cũng như khả năng hiệp đồng quân binh chủng.Người Đức đã không tự ràng buộc trong việc chiếm các trận địa phòng ngự và các điểm kháng cự. Quân Đức khi gặp những điểm phòng thủ kiên cố, họ thường bỏ qua những khu vực như vậy, nhưng tìm ra được những điểm yếu, trong đội hình chiến đấu của đối phương và đột phá vào đó.Sự xuất hiện của xe tăng Đức ở hậu phương Liên Xô, thường khiến các sư đoàn dự bị của Liên Xô hoảng sợ, mất trật tự, kéo theo phòng thủ sụp đổ. Nhưng Quân đội Đức phạm sai lầm đã tiến quá xa, mà không dừng lại để củng cố chiến quả.Những tháng đầu cuôc chiến, Đức Quốc xã đã thực sự nghiền nát quân đội Xô Viết ở phía tây đất nước, gây ra một thảm họa quân sự kinh hoàng ở Belarus và Ukraine. Họ nhanh chóng chiếm được các nước Baltic bằng hải quân, làm tê liệt Hạm đội Baltic của Liên Xô.Sau những thành công đầu tiên, các sư đoàn Đức đột phá đến Leningrad, thủ đô thứ hai của Liên Xô, đánh chiếm Kiev và dự định kết thúc chiến tranh tại Moscow. Hướng phía nam, họ đột phá đến Crimea. Tuy nhiên, sai lầm chính của Hitler và Bộ tham mưu của ông, khi đánh giá giới tinh hoa quân sự của Liên Xô quá thấp.Stalin lãnh đạo chỉ có một mình. Ông không phải là một chính trị gia dân chủ phương Tây điển hình; Stalin giữ quyền kiểm soát tình hình và ngay từ ngày đầu tiên của cuộc Đại chiến, kiên quyết đẩy lùi cuộc xâm lược của Đức Quốc xã, vượt qua những thất bại khủng khiếp. Ý chí thép của Stalin đã đơm hoa kết trái.Bộ Tổng tham mưu, chính phủ, tổ chức đảng và bộ chỉ huy quân đội đã hoạt động hiệu quả. Các chỉ huy và những người lính Hồng quân đã chiến đấu quyết tử. Tại các thành phố và khu vực bị chiếm đóng, phong trào kháng chiến phát triển mạnh, gây cho quân Đức nhiều thiệt hại.Liên Xô cũng đã kiểm soát tốt chiến tranh thông tin, thứ mà người Đức đã sử dụng để gieo rắc nỗi kinh hoàng và hoảng sợ ở Tây Âu. Ở Liên Xô, thông tin hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Xô Viết. Người Đức chỉ còn lại những tờ rơi và những tin đồn thất thiệt, nên cả nước đã tránh được sự hoảng loạn và cuồng loạn.Lãnh đạo Liên Xô đã chuẩn bị cho đất nước và xã hội trước một cuộc chiến tranh lớn; ngay trong những năm 30, bất chấp tất cả các lợi ích kinh tế, nhiều cơ sở công nghiệp mới đã được tạo ra ở phía đông như Urals và Siberia. Mặc dù sản xuất ở phía đông đắt hơn ở phía tây của đất nước, nhưng Stalin vẫn kiên trì. Và điều này đã cứu đất nước vào năm 1941, khi Liên Xô mất toàn bộ phần phía tây vào tay Đức.Tuy nhiên Liên Xô vẫn không bao giờ tin Đức Quốc xã đã có thể tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào Liên Xô vào năm 1941; lý do Hitler đã tiến hành một cuộc chiến tranh tâm lý và thông tin thành công, khiến Moscow có cảm tưởng rằng, Hitler sẽ không tấn công trước.Cùng với đó tình báo Liên Xô cho biết, Đức chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tiêu hao kinh điển, không thực hiện tổng động viên. Quân đội Đức chưa sẵn sàng cho chiến dịch mùa đông khắc nghiệt của nước Nga, như không có quân phục mùa đông, chất bôi trơn chống đóng băng cho trang bị và vũ khí.Một sai lầm của Điện Kremlin, khi nghĩ là các tướng lĩnh Đức đều lo sợ về một cuộc chiến trên hai mặt trận, điều đã hủy diệt nước Đức trong Thế chiến thứ nhất. Lúc này Đức chưa khuất phục được nước Anh ở phía tây, thậm chí Anh sau đòn choáng váng ban đầu, đã phục hồi và tiến hành phản công.Dưới sự phối hợp của Mỹ, Anh đã mở những chiến dịch tại Bắc Phi, Trung Đông. Vì vậy, theo tính toán của Liên Xô, Đức sẽ không gây chiến với Nga cho đến khi Đức phải "giải quyết" xong đối thủ đầy duyên nợ Anh.Tình báo Liên Xô biết trước việc triển khai các sư đoàn Đức ở biên giới với Liên Xô. Tuy nhiên họ lại dự báo sai tình hình, vì nghĩ là Berlin có thể sợ một đòn tiến công bất ngờ từ Liên Xô, trong khi Đức đang mải đối phó với Anh. Stalin nghĩ rằng, việc Đức bố trí quân ở phía Đông là hợp lý. Với những sự thật trước mắt, nhà duy lý Stalin không tin vào cuộc tấn công của Hitler vào mùa xuân và mùa hè năm 1941. Vì tất cả các lý do đều là hợp lý, nên điều này không thể xảy ra. Stalin tính toán, nếu Hitler có tiến công Liên Xô, thì cũng vào khoảng năm 1942, khi Đức đã giải quyết xong vấn đề nước Anh.Vấn đề là Hitler không phải là người theo chủ nghĩa duy lý, tư duy của ông không phải là phân tích, mà là trực giác. Hitler lao vào trận chiến mà không đưa đất nước và nền kinh tế vào trạng thái sẵn sàng hoàn toàn, không có đủ nguyên liệu dự trữ, và thậm chí không chuẩn bị quân đội cho chiến dịch mùa đông. Những sai lầm của cả Liên Xô và Đức, đã gây ra những thiệt hại lớn cho cả hai phía; Quân đội Liên Xô đã phải lùi đến tận thủ đô Matxcova, còn Quân đội Đức đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân Liên Xô, sự trừng phạt của mùa đông nước Nga và sau này là sự xóa bỏ của một đế chế. Nguồn ảnh: Warhistory. Không quân Liên Xô và nỗi sợ hãi "từ trên trời rơi xuống" của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Hitler coi các lực lượng vũ trang của Liên Xô, có tổ chức kém, dễ dàng bị phân tán, chia cắt, bao vây và tiêu diệt, Hitler đã đúng một phần. Vì vậy, quân Đức đã cố gắng tiêu diệt Hồng quân Liên Xô bằng chiến tranh chớp nhoáng, kèm theo đó là tác động tâm lý mạnh mẽ lên người dân Liên Xô.
Quân Đức đã sử dụng hết sức mạnh của lực lượng không quân, thể hiện tính khoa học trong việc tổ chức các cuộc tấn công như: Sử dụng tập trung lực lượng không quân, tiêu diệt chính xác các trọng điểm của phòng thủ của Liên Xô, sử dụng thông tin liên lạc và dẫn đường từ mặt đất.
Lực lượng Không quân Liên Xô hầu như bị đánh bại, nhất là các sân bay gần biên giới phía tây. Máy bay ném bom bị bỏ lại vì không có máy bay chiến đấu bảo vệ. Các vụ ném bom của Đức ở Minsk, Kiev và các thành phố khác, có tính chất là đòn tâm lý, làm mất tinh thần, dẫn đến một sự hoảng loạn, bao trùm hàng triệu người.
Lục quân Đức áp dụng hiệu quả của chiến tranh chớp nhoáng và vũ khí mới. Các đơn vị xe tăng và các sư đoàn cơ giới có tổ chức hoàn hảo. Các đơn vị cơ giới của Đức thua kém Liên Xô về số lượng xe tăng, nhưng lại vượt xa về tổ chức và tính hiện đại của vũ khí, trang bị; cũng như khả năng hiệp đồng quân binh chủng.
Người Đức đã không tự ràng buộc trong việc chiếm các trận địa phòng ngự và các điểm kháng cự. Quân Đức khi gặp những điểm phòng thủ kiên cố, họ thường bỏ qua những khu vực như vậy, nhưng tìm ra được những điểm yếu, trong đội hình chiến đấu của đối phương và đột phá vào đó.
Sự xuất hiện của xe tăng Đức ở hậu phương Liên Xô, thường khiến các sư đoàn dự bị của Liên Xô hoảng sợ, mất trật tự, kéo theo phòng thủ sụp đổ. Nhưng Quân đội Đức phạm sai lầm đã tiến quá xa, mà không dừng lại để củng cố chiến quả.
Những tháng đầu cuôc chiến, Đức Quốc xã đã thực sự nghiền nát quân đội Xô Viết ở phía tây đất nước, gây ra một thảm họa quân sự kinh hoàng ở Belarus và Ukraine. Họ nhanh chóng chiếm được các nước Baltic bằng hải quân, làm tê liệt Hạm đội Baltic của Liên Xô.
Sau những thành công đầu tiên, các sư đoàn Đức đột phá đến Leningrad, thủ đô thứ hai của Liên Xô, đánh chiếm Kiev và dự định kết thúc chiến tranh tại Moscow. Hướng phía nam, họ đột phá đến Crimea. Tuy nhiên, sai lầm chính của Hitler và Bộ tham mưu của ông, khi đánh giá giới tinh hoa quân sự của Liên Xô quá thấp.
Stalin lãnh đạo chỉ có một mình. Ông không phải là một chính trị gia dân chủ phương Tây điển hình; Stalin giữ quyền kiểm soát tình hình và ngay từ ngày đầu tiên của cuộc Đại chiến, kiên quyết đẩy lùi cuộc xâm lược của Đức Quốc xã, vượt qua những thất bại khủng khiếp. Ý chí thép của Stalin đã đơm hoa kết trái.
Bộ Tổng tham mưu, chính phủ, tổ chức đảng và bộ chỉ huy quân đội đã hoạt động hiệu quả. Các chỉ huy và những người lính Hồng quân đã chiến đấu quyết tử. Tại các thành phố và khu vực bị chiếm đóng, phong trào kháng chiến phát triển mạnh, gây cho quân Đức nhiều thiệt hại.
Liên Xô cũng đã kiểm soát tốt chiến tranh thông tin, thứ mà người Đức đã sử dụng để gieo rắc nỗi kinh hoàng và hoảng sợ ở Tây Âu. Ở Liên Xô, thông tin hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Xô Viết. Người Đức chỉ còn lại những tờ rơi và những tin đồn thất thiệt, nên cả nước đã tránh được sự hoảng loạn và cuồng loạn.
Lãnh đạo Liên Xô đã chuẩn bị cho đất nước và xã hội trước một cuộc chiến tranh lớn; ngay trong những năm 30, bất chấp tất cả các lợi ích kinh tế, nhiều cơ sở công nghiệp mới đã được tạo ra ở phía đông như Urals và Siberia. Mặc dù sản xuất ở phía đông đắt hơn ở phía tây của đất nước, nhưng Stalin vẫn kiên trì. Và điều này đã cứu đất nước vào năm 1941, khi Liên Xô mất toàn bộ phần phía tây vào tay Đức.
Tuy nhiên Liên Xô vẫn không bao giờ tin Đức Quốc xã đã có thể tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào Liên Xô vào năm 1941; lý do Hitler đã tiến hành một cuộc chiến tranh tâm lý và thông tin thành công, khiến Moscow có cảm tưởng rằng, Hitler sẽ không tấn công trước.
Cùng với đó tình báo Liên Xô cho biết, Đức chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tiêu hao kinh điển, không thực hiện tổng động viên. Quân đội Đức chưa sẵn sàng cho chiến dịch mùa đông khắc nghiệt của nước Nga, như không có quân phục mùa đông, chất bôi trơn chống đóng băng cho trang bị và vũ khí.
Một sai lầm của Điện Kremlin, khi nghĩ là các tướng lĩnh Đức đều lo sợ về một cuộc chiến trên hai mặt trận, điều đã hủy diệt nước Đức trong Thế chiến thứ nhất. Lúc này Đức chưa khuất phục được nước Anh ở phía tây, thậm chí Anh sau đòn choáng váng ban đầu, đã phục hồi và tiến hành phản công.
Dưới sự phối hợp của Mỹ, Anh đã mở những chiến dịch tại Bắc Phi, Trung Đông. Vì vậy, theo tính toán của Liên Xô, Đức sẽ không gây chiến với Nga cho đến khi Đức phải "giải quyết" xong đối thủ đầy duyên nợ Anh.
Tình báo Liên Xô biết trước việc triển khai các sư đoàn Đức ở biên giới với Liên Xô. Tuy nhiên họ lại dự báo sai tình hình, vì nghĩ là Berlin có thể sợ một đòn tiến công bất ngờ từ Liên Xô, trong khi Đức đang mải đối phó với Anh. Stalin nghĩ rằng, việc Đức bố trí quân ở phía Đông là hợp lý.
Với những sự thật trước mắt, nhà duy lý Stalin không tin vào cuộc tấn công của Hitler vào mùa xuân và mùa hè năm 1941. Vì tất cả các lý do đều là hợp lý, nên điều này không thể xảy ra. Stalin tính toán, nếu Hitler có tiến công Liên Xô, thì cũng vào khoảng năm 1942, khi Đức đã giải quyết xong vấn đề nước Anh.
Vấn đề là Hitler không phải là người theo chủ nghĩa duy lý, tư duy của ông không phải là phân tích, mà là trực giác. Hitler lao vào trận chiến mà không đưa đất nước và nền kinh tế vào trạng thái sẵn sàng hoàn toàn, không có đủ nguyên liệu dự trữ, và thậm chí không chuẩn bị quân đội cho chiến dịch mùa đông.
Những sai lầm của cả Liên Xô và Đức, đã gây ra những thiệt hại lớn cho cả hai phía; Quân đội Liên Xô đã phải lùi đến tận thủ đô Matxcova, còn Quân đội Đức đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân Liên Xô, sự trừng phạt của mùa đông nước Nga và sau này là sự xóa bỏ của một đế chế. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không quân Liên Xô và nỗi sợ hãi "từ trên trời rơi xuống" của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.