Bắt đầu từ cuối tháng 1/1968, trận chiến Khe Sanh được coi là một trong những trận đánh mang tính bước ngoặt của cả ta và Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.Nhiều sử gia thậm chí còn ví trận Khe Sanh với trận Điện Biên Phủ năm 1954, không chỉ vì tính chất quan trọng của cuộc chiến, mà còn vì bối cảnh cũng như trận địa có nhiều nét rất tương đồng.Trong trận đánh này, quân giải phóng chiếm thế thượng phong và là lực lượng chủ động tung các đòn tấn công vào căn cứ Khe Sanh của Mỹ.Tổng cộng có khoảng 45.000 lượt quân Mỹ được đưa tới Khe Sanh trong suốt thời gian diễn ra trận đánh.Mỹ ước tính đã thả xuống xung quanh Khe Sanh 100.000 tấn bom để yểm trợ cho căn cứ này trong cuộc giằng co với quân giải phóng Việt Nam.Trong khi đó, hơn 10.000 viên đạn pháo, pháo phản lực các loại của ta đã dội xuống căn cứ này, trung bình hơn 300 quả mỗi ngày.Quân đội Mỹ ghi nhận vào ngày cao điểm nhất, căn cứ Khe Sanh phải hứng chịu tới 1.300 quả đạn pháo, đạn pháo phản lực, pháo cối,... của quân giải phóng dội vào.Mặc dù phía Mỹ có tiến hành phản công bằng pháo từ trong căn cứ và bằng máy bay ném bom rải thảm, máy bay chiến thuật,... tuy nhiên việc ta nắm thế chủ động khiến cho Mỹ hoàn toàn không gặt hái được thành tích nào trong các pha phản công rời rạc, thiếu quyết đoán này.Phần lớn thời gian, lính thủy quân lục chiến Mỹ trong căn cứ Khe Sanh chỉ đào hào và ngồi trong chiến hào.Dù căn cứ được xây dựng rất kiên cố với cơ sở vật chất tốt, nhà ăn, nhà vệ sinh và doanh trại đầy đủ. Tuy nhiên trong thời gian bị quân giải phóng vây hãm và rót đạn pháo bất kể ngày đêm, mọi sinh hoạt của lính Mỹ đều diễn ra dưới chiến hào.Với việc bị dội hàng trăm trái bom mỗi ngày, lính Mỹ trong căn cứ Khe Sanh luôn bị căng thẳng thần kinh tột độ, không thể có nổi một giấc ngủ trọn vẹn.Cố vấn An ninh Quốc gia Walt Rostow đang chỉ có Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tình hình tác chiến tại căn cứ Khe Sanh.Bức ảnh nổi tiếng với dòng chữ "Làm Thủy quân Lục chiến ở Khe Sanh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn" - đây là câu khẩu hiệu ngày nay thường dùng để cảnh báo tác hại của thuốc lá.Một khẩu hiệu khác với nội dung tương đồng được treo dọc chiến hào ở Căn cứ Khe Sanh của lính Mỹ.Thủy quân Lục chiến Mỹ thậm chí còn đội mũ bảo hiểm của phi công vì tin rằng loại mũ này sẽ bảo vệ họ tốt hơn so với mũ sắt truyền thống.Thủy quân Lục chiến Mỹ ở căn cứ Khe Sanh sử dụng pháo 105mm để phản pháo lại hỏa lực của quân giải phóng.Một máy bay vận tải của Mỹ bị trượt khỏi đường băng trong nỗ lực hạ cánh không thành công do đường băng bị pháo kích của quân giải phóng.Quân Mỹ dùng phốt - pho trắng để tung hỏa mù trong nỗ lực "che mắt" pháo binh của quân giải phóng, tạo điều kiện cho máy bay vận tải hạ cánh.Dẫu vậy, vận tải cơ của Không quân Mỹ vẫn không dám hạ cánh mà thường chỉ thả hàng từ trên không. Nguồn ảnh: BI. Đường 9 - Khe Sanh: Nơi khẳng định bản lĩnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
Bắt đầu từ cuối tháng 1/1968, trận chiến Khe Sanh được coi là một trong những trận đánh mang tính bước ngoặt của cả ta và Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Nhiều sử gia thậm chí còn ví trận Khe Sanh với trận Điện Biên Phủ năm 1954, không chỉ vì tính chất quan trọng của cuộc chiến, mà còn vì bối cảnh cũng như trận địa có nhiều nét rất tương đồng.
Trong trận đánh này, quân giải phóng chiếm thế thượng phong và là lực lượng chủ động tung các đòn tấn công vào căn cứ Khe Sanh của Mỹ.
Tổng cộng có khoảng 45.000 lượt quân Mỹ được đưa tới Khe Sanh trong suốt thời gian diễn ra trận đánh.
Mỹ ước tính đã thả xuống xung quanh Khe Sanh 100.000 tấn bom để yểm trợ cho căn cứ này trong cuộc giằng co với quân giải phóng Việt Nam.
Trong khi đó, hơn 10.000 viên đạn pháo, pháo phản lực các loại của ta đã dội xuống căn cứ này, trung bình hơn 300 quả mỗi ngày.
Quân đội Mỹ ghi nhận vào ngày cao điểm nhất, căn cứ Khe Sanh phải hứng chịu tới 1.300 quả đạn pháo, đạn pháo phản lực, pháo cối,... của quân giải phóng dội vào.
Mặc dù phía Mỹ có tiến hành phản công bằng pháo từ trong căn cứ và bằng máy bay ném bom rải thảm, máy bay chiến thuật,... tuy nhiên việc ta nắm thế chủ động khiến cho Mỹ hoàn toàn không gặt hái được thành tích nào trong các pha phản công rời rạc, thiếu quyết đoán này.
Phần lớn thời gian, lính thủy quân lục chiến Mỹ trong căn cứ Khe Sanh chỉ đào hào và ngồi trong chiến hào.
Dù căn cứ được xây dựng rất kiên cố với cơ sở vật chất tốt, nhà ăn, nhà vệ sinh và doanh trại đầy đủ. Tuy nhiên trong thời gian bị quân giải phóng vây hãm và rót đạn pháo bất kể ngày đêm, mọi sinh hoạt của lính Mỹ đều diễn ra dưới chiến hào.
Với việc bị dội hàng trăm trái bom mỗi ngày, lính Mỹ trong căn cứ Khe Sanh luôn bị căng thẳng thần kinh tột độ, không thể có nổi một giấc ngủ trọn vẹn.
Cố vấn An ninh Quốc gia Walt Rostow đang chỉ có Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tình hình tác chiến tại căn cứ Khe Sanh.
Bức ảnh nổi tiếng với dòng chữ "Làm Thủy quân Lục chiến ở Khe Sanh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn" - đây là câu khẩu hiệu ngày nay thường dùng để cảnh báo tác hại của thuốc lá.
Một khẩu hiệu khác với nội dung tương đồng được treo dọc chiến hào ở Căn cứ Khe Sanh của lính Mỹ.
Thủy quân Lục chiến Mỹ thậm chí còn đội mũ bảo hiểm của phi công vì tin rằng loại mũ này sẽ bảo vệ họ tốt hơn so với mũ sắt truyền thống.
Thủy quân Lục chiến Mỹ ở căn cứ Khe Sanh sử dụng pháo 105mm để phản pháo lại hỏa lực của quân giải phóng.
Một máy bay vận tải của Mỹ bị trượt khỏi đường băng trong nỗ lực hạ cánh không thành công do đường băng bị pháo kích của quân giải phóng.
Quân Mỹ dùng phốt - pho trắng để tung hỏa mù trong nỗ lực "che mắt" pháo binh của quân giải phóng, tạo điều kiện cho máy bay vận tải hạ cánh.
Dẫu vậy, vận tải cơ của Không quân Mỹ vẫn không dám hạ cánh mà thường chỉ thả hàng từ trên không. Nguồn ảnh: BI.
Đường 9 - Khe Sanh: Nơi khẳng định bản lĩnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.