Đặng Văn Việt (1920 – 25/9/2021) là một trung tá trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông từng được người Pháp mệnh danh là "Hùm xám đường 4" do thành tích chỉ huy đơn vị mình trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả hai chỉ huy binh đoàn Pháp là các trung tá Marcel Lepag và Pierre Charton.Đồng chí Đặng Văn Việt sinh năm 1920, là người làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông có nhiều người nổi tiếng và tài ba, nhiều người có chức sắc trong vùng.Thuở nhỏ, do truyền thống và điều kiện gia đình, ông theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan tại đây. Khi cha ông sang Pháp công tác, ông theo học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, ông học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định. Sau khi đỗ tú tài năm 1942, ông ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương.Tuy nhiên, tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, trường Y khoa phải đóng cửa. Ông cùng một số bạn hữu trở về Huế, sau đó tham gia các khóa huấn luyện của Đoàn Thanh niên tiền tuyến của Phan Anh, tham gia tổ Việt Minh bí mật trong lớp học.Nhiều vị tướng tương lai của Quân đội nhân dân Việt Nam là bạn học của ông tại đây như Cao Văn Khánh, Cao Pha, Đoàn Huyên...Ngày 17/8/1945, ông cùng người bạn học Cao Pha được giao nhiệm vụ treo cờ Việt Minh trước cửa Ngọ Môn, đánh dấu việc Mặt trận Việt Minh lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền thành công tại Huế.Ngay sau khi Pháp tái chiến Đông Dương, ông tham gia quân đội và trở thành một trong những chỉ huy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, do có nền tảng kiến thức tổng quát và quân sự cơ bản được đào tạo.Ông được chỉ định làm Phân đội trưởng Phân đội 1 (gồm 36 người) của Giải phóng quân, trấn giữ tại cửa Thuận An. Tại đây, ông đã chỉ huy bao vây chiếc tàu đầu tiên của Pháp định quay lại chiếm Huế, bắt sống một đại úy Pháp, đại đội trưởng thuộc Trung đoàn do tướng Alessandri chỉ huy.Khi quân Pháp chiếm Huế, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 9 (Hạ Lào 1945), rồi Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 7 (Thượng Lào 1946), thực hiện nhiều cuộc giao chiến làm giảm sức tiến công của quân Pháp. Sau đó, ông được điều ra Việt Bắc làm lãnh đạo Ban nghiên cứu trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Một thời gian ngắn ông được cử làm Chủ nhiệm Quân y.Về biệt danh “Hùm xám đường 4”. Năm 1947, Đặng Văn Việt được cử làm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường 4. Năm 1948, ông kiêm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28, ông đã chỉ huy quân đội Việt Minh hoạt động dọc tuyến đường số 4 từ Quảng Ninh đến Cao Bằng.Dưới sự chỉ huy của ông, đơn vị đã tổ chức nhiều trận phục kích và công đồn, gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng quân Pháp đồn trú tại đây, phần nào giảm bớt áp lực của quân Pháp ở chiến khu Việt Bắc.Do những chiến tích lẫy lừng trên đường số 4, đặc biệt với các trận phục kích trên đèo Bông Lau từ năm 1947 đến 1949, tiêu diệt hơn 100 xe giới quân sự Pháp, nhân dân vùng Cao-Bắc-Lạng xưng tụng ông là "Đệ tứ lộ Đại vương", còn các binh sĩ Pháp gọi ông với nhiều biệt danh khác nhau như "Hùm xám đường số 4" (le Tigre gris de la RC4), "tiểu tướng Napoléon"...Khi Trung đoàn 174 chủ lực được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1949, trên cơ sở hợp nhất lực lượng của 3 trung đoàn thuộc 3 tỉnh: Trung đoàn 74 (Cao Bằng), Trung đoàn 72 (Bắc Cạn), Trung đoàn 28 (Lạng Sơn); ông được cử làm Trung đoàn trưởng đầu tiên và Chu Huy Mân làm chính ủy đầu tiên.Ngày 16/9/1950, trung đoàn 174 phối hợp với trung đoàn 209, chủ động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, mở đầu Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, sau đó bao vây cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4.Chỉ trong vòng 1 tháng, chiến dịch kết thúc với thắng lợi rực rỡ của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có phần không nhỏ của Đặng Văn Việt và Trung đoàn 174 do ông chỉ huy.Sau chiến dịch Biên giới, ông tiếp tục chỉ huy Trung đoàn tham gia nhiều chiến dịch lớn khác như chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Hòa Bình, phá hủy căn cứ đồng bằng Bắc bộ của quân Pháp (1952)...Sau đó ông được điều sang Trung Quốc làm Trưởng phòng Huấn luyện của Trường Lục quân Việt Nam. Năm 1954, ông về nước tiếp tục làm Trưởng phòng Huấn luyện ở Trường Sĩ quan Lục quân. Năm 1958, ông được phong quân hàm trung tá. Năm 1960, ông xuất ngũ và được điều sang làm Cục phó Cục Vật liệu xây dựng, rồi Cục phó Cục Xây dựng thuộc ngành Thủy sản đến khi nghỉ hưu.Sau khi về hưu, cuộc sống ông có lúc khó khăn. Tuy nhiên, với tính lạc quan và cộng với nền tảng giáo dục của gia đình, ông có tinh thần học tập và phát triển kiến thức tốt. Ông nói thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và đọc được cả hai cổ ngữ là chữ Latin và chữ Hy Lạp cổ.Từ năm 1985, ông bắt đầu bước vào sự nghiệp văn chương. Do từng là một trong những sĩ quan cao cấp thời kỳ đầu và từng có thời gian gắn bó với chiến trường đường số 4, ông đã viết và dịch nhiều hồi ký liên quan đến con đường lịch sử này.Đặc biệt, với hồi ký "Đường số 4 rực lửa", ông đã được tặng giải thưởng cao nhất của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam vào năm 1999. Hồi ký được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đích thân viết lời tựa và Đại tướng Hoàng Văn Thái viết lời giới thiệu.Do tuổi cao sức yếu, ông Việt đã từ trần lúc 0h 55 phút ngày 25/9/2021, tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), hưởng Đại thọ 102 tuổi. Theo thông tin từ gia đình: Tang lễ của Trung tá Đặng Văn Việt sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, từ 7h30 đến 8h30, ngày 27/9/2021. Nguồn ảnh: TL. Những trận đánh hiển hách một thời của "Hùm xám đường số 4", khiến thực dân Pháp vừa kính nể, vừa kinh sợ. Nguồn: VTV1.
Đặng Văn Việt (1920 – 25/9/2021) là một trung tá trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông từng được người Pháp mệnh danh là "Hùm xám đường 4" do thành tích chỉ huy đơn vị mình trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả hai chỉ huy binh đoàn Pháp là các trung tá Marcel Lepag và Pierre Charton.
Đồng chí Đặng Văn Việt sinh năm 1920, là người làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông có nhiều người nổi tiếng và tài ba, nhiều người có chức sắc trong vùng.
Thuở nhỏ, do truyền thống và điều kiện gia đình, ông theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan tại đây. Khi cha ông sang Pháp công tác, ông theo học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, ông học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định. Sau khi đỗ tú tài năm 1942, ông ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương.
Tuy nhiên, tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, trường Y khoa phải đóng cửa. Ông cùng một số bạn hữu trở về Huế, sau đó tham gia các khóa huấn luyện của Đoàn Thanh niên tiền tuyến của Phan Anh, tham gia tổ Việt Minh bí mật trong lớp học.
Nhiều vị tướng tương lai của Quân đội nhân dân Việt Nam là bạn học của ông tại đây như Cao Văn Khánh, Cao Pha, Đoàn Huyên...Ngày 17/8/1945, ông cùng người bạn học Cao Pha được giao nhiệm vụ treo cờ Việt Minh trước cửa Ngọ Môn, đánh dấu việc Mặt trận Việt Minh lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền thành công tại Huế.
Ngay sau khi Pháp tái chiến Đông Dương, ông tham gia quân đội và trở thành một trong những chỉ huy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, do có nền tảng kiến thức tổng quát và quân sự cơ bản được đào tạo.
Ông được chỉ định làm Phân đội trưởng Phân đội 1 (gồm 36 người) của Giải phóng quân, trấn giữ tại cửa Thuận An. Tại đây, ông đã chỉ huy bao vây chiếc tàu đầu tiên của Pháp định quay lại chiếm Huế, bắt sống một đại úy Pháp, đại đội trưởng thuộc Trung đoàn do tướng Alessandri chỉ huy.
Khi quân Pháp chiếm Huế, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 9 (Hạ Lào 1945), rồi Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 7 (Thượng Lào 1946), thực hiện nhiều cuộc giao chiến làm giảm sức tiến công của quân Pháp. Sau đó, ông được điều ra Việt Bắc làm lãnh đạo Ban nghiên cứu trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Một thời gian ngắn ông được cử làm Chủ nhiệm Quân y.
Về biệt danh “Hùm xám đường 4”. Năm 1947, Đặng Văn Việt được cử làm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường 4. Năm 1948, ông kiêm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28, ông đã chỉ huy quân đội Việt Minh hoạt động dọc tuyến đường số 4 từ Quảng Ninh đến Cao Bằng.
Dưới sự chỉ huy của ông, đơn vị đã tổ chức nhiều trận phục kích và công đồn, gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng quân Pháp đồn trú tại đây, phần nào giảm bớt áp lực của quân Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
Do những chiến tích lẫy lừng trên đường số 4, đặc biệt với các trận phục kích trên đèo Bông Lau từ năm 1947 đến 1949, tiêu diệt hơn 100 xe giới quân sự Pháp, nhân dân vùng Cao-Bắc-Lạng xưng tụng ông là "Đệ tứ lộ Đại vương", còn các binh sĩ Pháp gọi ông với nhiều biệt danh khác nhau như "Hùm xám đường số 4" (le Tigre gris de la RC4), "tiểu tướng Napoléon"...
Khi Trung đoàn 174 chủ lực được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1949, trên cơ sở hợp nhất lực lượng của 3 trung đoàn thuộc 3 tỉnh: Trung đoàn 74 (Cao Bằng), Trung đoàn 72 (Bắc Cạn), Trung đoàn 28 (Lạng Sơn); ông được cử làm Trung đoàn trưởng đầu tiên và Chu Huy Mân làm chính ủy đầu tiên.
Ngày 16/9/1950, trung đoàn 174 phối hợp với trung đoàn 209, chủ động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, mở đầu Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, sau đó bao vây cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4.
Chỉ trong vòng 1 tháng, chiến dịch kết thúc với thắng lợi rực rỡ của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có phần không nhỏ của Đặng Văn Việt và Trung đoàn 174 do ông chỉ huy.
Sau chiến dịch Biên giới, ông tiếp tục chỉ huy Trung đoàn tham gia nhiều chiến dịch lớn khác như chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Hòa Bình, phá hủy căn cứ đồng bằng Bắc bộ của quân Pháp (1952)...
Sau đó ông được điều sang Trung Quốc làm Trưởng phòng Huấn luyện của Trường Lục quân Việt Nam. Năm 1954, ông về nước tiếp tục làm Trưởng phòng Huấn luyện ở Trường Sĩ quan Lục quân. Năm 1958, ông được phong quân hàm trung tá. Năm 1960, ông xuất ngũ và được điều sang làm Cục phó Cục Vật liệu xây dựng, rồi Cục phó Cục Xây dựng thuộc ngành Thủy sản đến khi nghỉ hưu.
Sau khi về hưu, cuộc sống ông có lúc khó khăn. Tuy nhiên, với tính lạc quan và cộng với nền tảng giáo dục của gia đình, ông có tinh thần học tập và phát triển kiến thức tốt. Ông nói thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và đọc được cả hai cổ ngữ là chữ Latin và chữ Hy Lạp cổ.
Từ năm 1985, ông bắt đầu bước vào sự nghiệp văn chương. Do từng là một trong những sĩ quan cao cấp thời kỳ đầu và từng có thời gian gắn bó với chiến trường đường số 4, ông đã viết và dịch nhiều hồi ký liên quan đến con đường lịch sử này.
Đặc biệt, với hồi ký "Đường số 4 rực lửa", ông đã được tặng giải thưởng cao nhất của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam vào năm 1999. Hồi ký được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đích thân viết lời tựa và Đại tướng Hoàng Văn Thái viết lời giới thiệu.
Do tuổi cao sức yếu, ông Việt đã từ trần lúc 0h 55 phút ngày 25/9/2021, tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), hưởng Đại thọ 102 tuổi. Theo thông tin từ gia đình: Tang lễ của Trung tá Đặng Văn Việt sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, từ 7h30 đến 8h30, ngày 27/9/2021. Nguồn ảnh: TL.
Những trận đánh hiển hách một thời của "Hùm xám đường số 4", khiến thực dân Pháp vừa kính nể, vừa kinh sợ. Nguồn: VTV1.