Được phát triển dựa trên cơ sở của chiếc MiG-23, cường kích Liên Xô - MiG-27 ra đời vào những năm cuối của Chiến tranh Lạnh khiến cả phương Tây toát mồ hôi hột. Nguồn ảnh: Wiki.Giờ đây, phương Tây sẽ không chỉ phải đối đầu với một mà là hai cường kích cơ chiến lược của Liên Xô, bao gồm MiG-27 và cả Su-25 đã ra đời trước đó - vốn là câu trả lời cho cường kích A-10 của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Trong khi Su-25 được thiết kế phục vụ cho các nhiệm vụ cường kích nói chung thì MIG-27 - lại được thiết kế riêng biệt để phục vụ cho các nhiệm vụ chống tăng. MiG-27 làm tốt đến nỗi, cả phía Liên Xô lẫn phương Tây đều phải gật đầu công nhận nó là sát thủ diệt tăng. Nguồn ảnh: Ynef.Dù chỉ là một phiên bản cải tiến từ MiG-23, tuy nhiên hoả lực của MiG-27 lại được tối ưu hoá cho việc diệt tăng. Cụ thể, với khẩu pháo chính của mình, hầu hết các loại phương tiện thiết giáp dưới mặt đất bao gồm cả những chiếc xe tăng giáp dày nhất thời bấy giờ cũng đều sẽ bị MiG-27 xuyên thủng một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Flickr.Trong khi A-10 của Mỹ chọn loại GAU-8 với cơ số đạn 1174 viên cỡ 30mm làm vũ khí chính thì MiG-27 lại lựa chọn GSh-6-30 sử dụng cỡ đạn 30x165mm với tốc độ bắn lên tới 5000 viên mỗi phút. Điểm yếu nhất của MiG-27 đó là nó chỉ mang được 260 viên đạn pháo - nghĩa là bắn được khoảng 3 giây là hết đạn. Nguồn ảnh: BI.Với những mục tiêu mà khẩu pháo 30mm của cường kích cơ MiG-27 không thể làm gì được thì nó vẫn còn có thể mang theo một loạt các loại tên lửa chống tăng bao gồm AS-7 Kerry hay AS-14 Kedge - vốn đều là các loại tên lửa tấn công mặt đất cực kỳ lợi hại của Liên Xô. Nguồn ảnh: Militarytoday.Cường kích cơ MiG-27 còn có thể mang theo một loạt các loại bom bao gồm tối đa 6 quả bom 500 kg hoặc 4 pod gắn pháo phản lực phóng loạt loại UB-32-57, mỗi pod giữ được 32 quả pháo phản lực loại S-5, mỗi loại pháo phản lực S-5 lại có tới 9 loại đầu đạn khác nhau, mỗi loại đầu đạn phù hợp với một loại giáp xe tăng khác nhau. Nguồn ảnh: Jetphoto.Tổng cộng, 7 giá treo vũ khí của MiG-27 có khả năng mang theo tối đa 4 tấn vũ khí các loại. Điểm đặc biệt của MiG-27 đó là thiết kế cánh cụp cánh xoè của nó nên dù chỉ có một động cơ, hiệu suất bay của MiG-27 vẫn là khá vượt trội. Nguồn ảnh: RusAF.Cụ thể, trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này vào khoảng 12 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó có thể lên tới 20,7 tấn. Tốc độ cực đại của MiG-27 vào khoảng Mach 1.1 ở độ cao mặt đất và lên tới tối đa Mach 1.7 ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Wiki.Tầm bay chiến đấu của MiG-27 vào khoảng 780 km trong khi đó, khi bay tuần tiễu nó có thể đạt tầm bay lên tới 2500 km với trần bay tối đa 14.000 mét và vận tốc lên cao tối đa 200 mét/giây. MiG-27 trrong biên chế Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Peter Davis.Mặc dù vậy, do Su-25 đã tỏ ra quá vượt trội và vị thế của MiG-27 dần lu mờ. Tới ngày nay, toàn bộ các máy bay MiG-27 trong biên chế của Nga và Ukraine đã bị cho về hưu. Ấn Độ vẫn tiếp tục sử dụng loại chiến đấu cơ này nhờ việc được Liên Xô chuyển giao công nghệ lắp ráp trong quá khứ tuy nhiên tới ngày 29/12/2017 vừa qua, chiếc MiG-27 cuối cùng của Ấn Độ cũng được cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cường kích A-10 của Mỹ diệt khủng bố bằng loạt đạn pháo 30mm nổ tung nóc nhà.
Được phát triển dựa trên cơ sở của chiếc MiG-23, cường kích Liên Xô - MiG-27 ra đời vào những năm cuối của Chiến tranh Lạnh khiến cả phương Tây toát mồ hôi hột. Nguồn ảnh: Wiki.
Giờ đây, phương Tây sẽ không chỉ phải đối đầu với một mà là hai cường kích cơ chiến lược của Liên Xô, bao gồm MiG-27 và cả Su-25 đã ra đời trước đó - vốn là câu trả lời cho cường kích A-10 của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Trong khi Su-25 được thiết kế phục vụ cho các nhiệm vụ cường kích nói chung thì MIG-27 - lại được thiết kế riêng biệt để phục vụ cho các nhiệm vụ chống tăng. MiG-27 làm tốt đến nỗi, cả phía Liên Xô lẫn phương Tây đều phải gật đầu công nhận nó là sát thủ diệt tăng. Nguồn ảnh: Ynef.
Dù chỉ là một phiên bản cải tiến từ MiG-23, tuy nhiên hoả lực của MiG-27 lại được tối ưu hoá cho việc diệt tăng. Cụ thể, với khẩu pháo chính của mình, hầu hết các loại phương tiện thiết giáp dưới mặt đất bao gồm cả những chiếc xe tăng giáp dày nhất thời bấy giờ cũng đều sẽ bị MiG-27 xuyên thủng một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong khi A-10 của Mỹ chọn loại GAU-8 với cơ số đạn 1174 viên cỡ 30mm làm vũ khí chính thì MiG-27 lại lựa chọn GSh-6-30 sử dụng cỡ đạn 30x165mm với tốc độ bắn lên tới 5000 viên mỗi phút. Điểm yếu nhất của MiG-27 đó là nó chỉ mang được 260 viên đạn pháo - nghĩa là bắn được khoảng 3 giây là hết đạn. Nguồn ảnh: BI.
Với những mục tiêu mà khẩu pháo 30mm của cường kích cơ MiG-27 không thể làm gì được thì nó vẫn còn có thể mang theo một loạt các loại tên lửa chống tăng bao gồm AS-7 Kerry hay AS-14 Kedge - vốn đều là các loại tên lửa tấn công mặt đất cực kỳ lợi hại của Liên Xô. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Cường kích cơ MiG-27 còn có thể mang theo một loạt các loại bom bao gồm tối đa 6 quả bom 500 kg hoặc 4 pod gắn pháo phản lực phóng loạt loại UB-32-57, mỗi pod giữ được 32 quả pháo phản lực loại S-5, mỗi loại pháo phản lực S-5 lại có tới 9 loại đầu đạn khác nhau, mỗi loại đầu đạn phù hợp với một loại giáp xe tăng khác nhau. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Tổng cộng, 7 giá treo vũ khí của MiG-27 có khả năng mang theo tối đa 4 tấn vũ khí các loại. Điểm đặc biệt của MiG-27 đó là thiết kế cánh cụp cánh xoè của nó nên dù chỉ có một động cơ, hiệu suất bay của MiG-27 vẫn là khá vượt trội. Nguồn ảnh: RusAF.
Cụ thể, trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này vào khoảng 12 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó có thể lên tới 20,7 tấn. Tốc độ cực đại của MiG-27 vào khoảng Mach 1.1 ở độ cao mặt đất và lên tới tối đa Mach 1.7 ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Wiki.
Tầm bay chiến đấu của MiG-27 vào khoảng 780 km trong khi đó, khi bay tuần tiễu nó có thể đạt tầm bay lên tới 2500 km với trần bay tối đa 14.000 mét và vận tốc lên cao tối đa 200 mét/giây. MiG-27 trrong biên chế Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Peter Davis.
Mặc dù vậy, do Su-25 đã tỏ ra quá vượt trội và vị thế của MiG-27 dần lu mờ. Tới ngày nay, toàn bộ các máy bay MiG-27 trong biên chế của Nga và Ukraine đã bị cho về hưu. Ấn Độ vẫn tiếp tục sử dụng loại chiến đấu cơ này nhờ việc được Liên Xô chuyển giao công nghệ lắp ráp trong quá khứ tuy nhiên tới ngày 29/12/2017 vừa qua, chiếc MiG-27 cuối cùng của Ấn Độ cũng được cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cường kích A-10 của Mỹ diệt khủng bố bằng loạt đạn pháo 30mm nổ tung nóc nhà.