Người Pháp bố trí binh lực ra sao trong lòng chảo Điện Biên Phủ?

Google News

(Kiến Thức) - Với kinh nghiệm của mình, người Pháp tin rằng Tập đoàn Căn cứ điểm Điện Biên Phủ mà họ dày công xây dựng sẽ sớm trở thành "máy xay thịt", nghiền nát các đơn vị bộ đội chủ lực của Việt Minh dám tiến đánh "con nhím" này.

Điện Biên Phủ được các nhà quân sự đánh giá là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra ở lòng chảo Mường Thanh, tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc, Việt Nam.
Trong trận chiến này, Pháp là bên có nhiều lợi thế hơn khi chọn đặt trận địa tại Điện Biên Phủ và xây dựng căn cứ điểm này trước, trong khi lực lượng Việt Minh lại ở thế bị động.
Lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ
Lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, trong quá trình chiến dịch diễn ra lực lượng này được tăng viện thêm 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù.
Ngoài ra, Pháp còn có 2 tiểu đoàn pháo 105 mm với 24 khẩu tổng cộng, 1 đại đội pháo 155mm với 4 khẩu, 2 đại đội súng cối 120mm với 20 khẩu, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn gồm 18 chiếc M24 Chaffee – loại xe tăng hạng nhẹ của Mỹ, một đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc trong đó có 7 chiếc tiêm kích, 6 chiếc liên lạc và 1 chiếc trực thăng. Tổng cộng quân lực của Pháp tại đây có 16.200 quân (chưa kể quân tiếp viện).
Nguoi Phap bo tri binh luc ra sao trong long chao Dien Bien Phu?
 Quân Pháp nhảy dù xuống cụm tập đoàn căn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu.
Từ lực lượng này, quân Pháp đã lợi dụng địa hình để thiết lập tập đoàn căn cứ điểm dọc sông Nậm Rốn bên cạnh đường 19. Các cụm căn cứ có trách nhiệm hỗ trợ với trái tim của toàn bộ Tập đoàn căn cứ điểm này là sân bay Mường Thanh cạnh hầm chỉ huy.
“Tác phẩm” tập đoàn căn cứ điểm
Lịch sử cho thấy, người Pháp dường như rất thích xây dựng các cụm phòng thủ tập trung quy mô hoành tráng rồi ngồi… chờ quân địch xông vào. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, người Pháp đã tự tin rằng hàng rào phòng thủ Magiot của mình đủ sức chặn đứng mọi cuộc tấn công của người Đức. Đáng tiếc là người Đức đã đi đường vòng qua Bỉ sau đó đánh thẳng vào Paris mà không cần phải tốn quân ở Magiot.
Ở Điện Biên Phủ thì hoàn toàn ngược lại, Pháp đặt một cụm tập đoàn căn cứ điểm giữa Điện Biên và tin rằng các đơn vị chủ lực của Việt Minh sẽ bị nghiền nát ở đây. Khác với Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng ta không thể… đi đường vòng ở Điện Biên Phủ và ta đã đánh thẳng vào Điện biên đúng như ý đồ của đối phương. Tuy nhiên kết quả lại khá… ngược khi kẻ bị nghiền nát lại là lực lượng Pháp đồn trú tại đây.
Nguoi Phap bo tri binh luc ra sao trong long chao Dien Bien Phu?-Hinh-2
 Sơ đồ bố phòng trận địa của Pháp, mỗi một khu vực màu xanh là một cụm phòng thủ. Ảnh: TL.
Dọc theo con sông Nậm Rốn, trận địa của Pháp được bố trí như sau:
- Phân khu Bắc: Bao gồm các cụm phòng thủ Beatrice, Gabrielle và Anne Marie. Cụm phòng thủ Gabrielle có nhiệm vụ án ngữ ở điểm cực Bắc của trận địa, chặn con đường bộ từ Lai Châu về Điện Biên Phủ.
Trung tâm đề kháng của Phân khu Bắc là Beatrice, kết hợp với cụm phòng thủ Gabrielle và Anne Marie có nhiệm vụ chặn hướng tấn công của Việt Minh từ phía Tuần Giáo vào trận địa.
Lực lượng Pháp tại Phân khu Bắc bao gồm Tiểu đoàn số 3 án ngữ ở Anne Marie, tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn bộ binh Algerie số 7 đóng tại Gabrielle và Tiểu đoàn 3 thuộc bán lữ đoàn Lê Dương số 13 đóng tại Beatrice.
Điểm quan trọng nhất trong Phân khu Bắc của địch đó là cả ba cụm phòng thủ đều nằm tách biệt nhau hoàn toàn và cũng tách biệt hoàn toàn với phân khu trung tâm. Điều này có nghĩa là chỉ cần ta chiếm được một cụm phòng thủ, địch sẽ rất khó có thể chiếm lại được còn ta có thể tận dụng cả ba cụm phòng thủ này (sau khi chiếm lĩnh được) làm bàn đạp đánh thẳng vào Phân khu trung tâm.
- Phân khu Trung tâm là trái tim trận địa của địch, khu vực này bao gồm hai phần quan trọng nhất trong trận địa của Pháp đó là sân bay Mường Thanh cùng điểm thả tiếp tế không vận lớn nhất mang tên Natasha. Cần phải nhấn mạnh, đường không là đường tiếp tế quan trọng nhất và duy nhất của Pháp khi trận Điện Biên Phủ diễn ra nên hai yếu tố đường băng cũng như điểm thả dù chính là hai phần quan trọng nhất trong tác phẩm Tập đoàn cứ điểm này.
Nguoi Phap bo tri binh luc ra sao trong long chao Dien Bien Phu?-Hinh-3
 Đường bay từ Hà Nội và Hải Phòng lên Điện Biên Phủ. Ảnh: TL.
Hiểu được điều đó, Pháp dùng tới… 2/3 lực lượng tại đây để bảo vệ phân khu trung tâm với năm cụm phòng thủ lần lượt là Francoise, Huguette, Claidine, Dominique và Eliane.
Trong đó, điểm phòng thủ Claudine bao gồm Tiểu đoàn 1 thuộc Bán Lữ đoàn Lê Dương số 13 trấn giữ; điểm phòng thủ Dominique có Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh Thuộc địa Algerie số 3 phòng thủ.
Riêng cụm phòng thủ Eliane với trọng trách bảo vệ đại bản doanh và đánh tiếp viện cho các cụm khác khi cần có lực lượng đông gấp đôi với hai tiểu đoàn, bao gồm Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa Ma-rốc số 4 và Tiểu đoàn 2.
Hai cụm phòng thủ còn lại là Huguette và Francoise mỗi cứ điểm bao gồm một tiểu đoàn phòng ngự trong đó có cứ điểm Francoise được phòng thu bởi lực lượng Biệt kích Cơ động với quân số chỉ là 3 đại đội.
- Phân khu Nam của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ có một cụm phòng thủ duy nhất mang tên Isabella với hai tiểu đoàn án ngữ. Giữa phân khu trung tâm và phân khu nam là hai bãi nhận hàng dù tiếp tế phụ phục vụ cho việc tiếp tế đường không trong trường hợp bãi tiếp tế chính ở Phân khu Trung tâm “có vấn đề”.
Nguoi Phap bo tri binh luc ra sao trong long chao Dien Bien Phu?-Hinh-4
 Xe tăng hạng nhẹ Chaffe được Mỹ viện trợ cho Pháp tham chiến ở Điện Biên Phủ. Ảnh: TL.
Hoả lực pháo binh của Pháp được chia làm hai phân khu là cụm A và cụm B. Trong đó hoả lực cụm A có tầm bắn bao trùm toàn bộ phân khu Bắc cũng như phân khu Trung Tâm còn hoả lực của cụm B đặt tại Isabella chịu trách nhiệm phòng thủ cho toàn bộ khu vực phía Nam. Mặc dù vậy cả hai cụm A và cụm B đều có thể bắn yểm trợ cho nhau khi cần.
Điểm đặc biệt trong cách bố phòng của Pháp đó là mỗi phân khu đều có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần và đặc biệt là các cụm phòng thủ hoàn toàn có thể tự tác chiến độc lập, nhiều cụm kết hợp với nhau tạo thành trung tâm đề kháng theo kiểu phức hợp. Mỗi trung tâm này có lực lượng cơ động riêng, hoả lực riêng và hệ thống công sự vững chắc, có thể tự đánh để giải vây ra ngoài hoặc đánh hỗ trợ sang các cụm đề kháng khác một cách hoàn toàn độc lập mà không phụ thuộc vào yểm trợ hoả lực hay nhân lực từ các khu vực lân cận.
Mặc dù vậy, sai lầm lớn nhất của Pháp đó là ước lượng lực lượng của ta không chính xác, kết quả là phải hứng chịu những đòn chí tử từ các đơn vị chủ lực của ta mà không có cách nào chống đỡ được.

Mời độc giả xem Video: Đoạn kết của chiến dịch Điện Biên Phủ. Trích phim: Điện Biên Phủ.


Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)