Theo thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng (09/11/1953): “Việc vận chuyển cần phải tăng cường các thứ xe cộ, thuyền, để bớt sức dân, bất kỳ chỗ nào hễ có điều kiện dùng xe đạp, thì phải cố gắng dùng cho được. Kinh nghiệm thời gian vừa qua cho thấy rằng dùng xe đạp thồ là tốt nhất".Do đó để đảm bảo hậu cần của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trong 210 ngày (từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1954) khoảng 252.000 dân công cùng trên 22.000 xe đạp thồ đã được huy động chở lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến dịch.Những chiếc xe đạp mỏng manh do chính người Pháp sản xuất đều được gia cố lại.Từ vành, săm, lốp, nan hoa.…cho đến ghi đông, tay cầm...vv.Nhằm mục tiêu chở thồ cao gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ, giảm được mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở.Có những chiếc xe chở kỷ lục lên đến 370kg như của ông Ma Văn Thắng, dân công xã Thanh Lâu, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Xe đạp thồ có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe ô tô không thể đi được. Chính vì vậy đã gây nên bất ngờ lớn ngoài tầm dự tính của các chỉ huy Pháp.Từ lễ hội hoa Ban 2017, tỉnh Điện Biên cũng đã lồng ghép phần thi đẩy xe đạp thồ lên dốc vào các hoạt động văn hóa chính nhằm tạo cho du khách những trải niệm về công sức của thế hệ cha anh đi trước.Ngoài xe đạp thồ chủ lực, lực lượng dân công còn dùng nhiều hình thức, phương tiện vận chuyển quân nhu khác như: bè mảng, ngựa thồ, xe cút kít, xe trâu, xe quệt, 1 đội vận tải ô tô 446 xe… Tổng khối lượng cung cấp cho chiến dịch là 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.Công binh dùng mảng vượt sông Nậm Na đưa hàng về Điện Biên Phủ. Tổng số bè mảng sử dụng trong chiến dịch là 11.800 bè.Hơn 1.800 xe trâu được đưa vào mặt trận. Trong ảnh: Dân công hỏa tuyến dùng xe trâu vận chuyển vũ khí ra mặt trận.Xe cút kít do ông Trịnh Đình Bầm, dân công xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tự tay đóng phục vụ chở gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ba mảnh ghép nên xe, có một mảnh được lấy từ bàn thờ cúng tổ tiên của gia đình. Số lượng xe cút kít huy động trong chiến dịch là hơn 7.000 xe.Để thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược vào trận địa, bộ đội, dân công, thanh niên xung phong đã làm mới 89km và sửa chữa, củng cố 500km đường.Nhờ đó tổng khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ đạt khoảng 4.450.000 tấn/km, gấp 36 lần khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Biên Giới.Chiến dịch Điện Biên Phủ có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Trong số 260.000 dân công phục vụ chiến dịch có gần 90.000 người là đồng bào các dân tộc ít người mà một bộ phận là đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đặc biệt có cụ già 70 tuổi vẫn đi dân công.Đóng góp trên 43% số gạo sử dụng tại mặt trận, hàng trăm tấn thịt, rau xanh… và khoảng 550.000 ngày công.Từ đó thể hiện sự quyết tâm cao của hậu phương chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
Theo thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng (09/11/1953): “Việc vận chuyển cần phải tăng cường các thứ xe cộ, thuyền, để bớt sức dân, bất kỳ chỗ nào hễ có điều kiện dùng xe đạp, thì phải cố gắng dùng cho được. Kinh nghiệm thời gian vừa qua cho thấy rằng dùng xe đạp thồ là tốt nhất".
Do đó để đảm bảo hậu cần của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trong 210 ngày (từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1954) khoảng 252.000 dân công cùng trên 22.000 xe đạp thồ đã được huy động chở lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến dịch.
Những chiếc xe đạp mỏng manh do chính người Pháp sản xuất đều được gia cố lại.
Từ vành, săm, lốp, nan hoa.
…cho đến ghi đông, tay cầm...vv.
Nhằm mục tiêu chở thồ cao gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ, giảm được mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở.
Có những chiếc xe chở kỷ lục lên đến 370kg như của ông Ma Văn Thắng, dân công xã Thanh Lâu, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Xe đạp thồ có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe ô tô không thể đi được. Chính vì vậy đã gây nên bất ngờ lớn ngoài tầm dự tính của các chỉ huy Pháp.
Từ lễ hội hoa Ban 2017, tỉnh Điện Biên cũng đã lồng ghép phần thi đẩy xe đạp thồ lên dốc vào các hoạt động văn hóa chính nhằm tạo cho du khách những trải niệm về công sức của thế hệ cha anh đi trước.
Ngoài xe đạp thồ chủ lực, lực lượng dân công còn dùng nhiều hình thức, phương tiện vận chuyển quân nhu khác như: bè mảng, ngựa thồ, xe cút kít, xe trâu, xe quệt, 1 đội vận tải ô tô 446 xe… Tổng khối lượng cung cấp cho chiến dịch là 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.
Công binh dùng mảng vượt sông Nậm Na đưa hàng về Điện Biên Phủ. Tổng số bè mảng sử dụng trong chiến dịch là 11.800 bè.
Hơn 1.800 xe trâu được đưa vào mặt trận. Trong ảnh: Dân công hỏa tuyến dùng xe trâu vận chuyển vũ khí ra mặt trận.
Xe cút kít do ông Trịnh Đình Bầm, dân công xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tự tay đóng phục vụ chở gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ba mảnh ghép nên xe, có một mảnh được lấy từ bàn thờ cúng tổ tiên của gia đình. Số lượng xe cút kít huy động trong chiến dịch là hơn 7.000 xe.
Để thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược vào trận địa, bộ đội, dân công, thanh niên xung phong đã làm mới 89km và sửa chữa, củng cố 500km đường.
Nhờ đó tổng khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ đạt khoảng 4.450.000 tấn/km, gấp 36 lần khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Biên Giới.
Chiến dịch Điện Biên Phủ có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Trong số 260.000 dân công phục vụ chiến dịch có gần 90.000 người là đồng bào các dân tộc ít người mà một bộ phận là đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đặc biệt có cụ già 70 tuổi vẫn đi dân công.
Đóng góp trên 43% số gạo sử dụng tại mặt trận, hàng trăm tấn thịt, rau xanh… và khoảng 550.000 ngày công.
Từ đó thể hiện sự quyết tâm cao của hậu phương chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.