Trong một đoạn video mới đây được diễn đàn quân sự Military Armed Forces đăng tải cho thấy Quân đội Lào đang gấp rút chuẩn bị cho lễ duyệt binh kỷ 70 năm thành lập Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào (LPAF) vào ngày 20/1/2019 tới đây, tuy nhiên điều khiến giới quan sát quan tâm tới đoạn video này chính là việc Lào lần đầu tiên để lộ các hệ thống phòng không hiện đại nhất của mình. Nguồn ảnh: MAF.Theo đó Viêng Chăn lần đầu tiên cho cả thế giới thấy dàn vũ khí phòng không cực xịn của mình trong đó hầu hết có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc. Dù vậy gây ấn tượng nhất vẫn là hệ thống tên lửa phòng không di động Yitian lần đầu xuất hiện trong biên chế Quân đội Nhân dân Lào. Nguồn ảnh: MAF.Tham gia duyệt binh vào 20/1 tới, đội hình phương tiện cơ giới của Phòng không Lào được dẫn đầu bởi ba hệ thống phòng không Yitian, kế đến là 9K35 Strela-10 và S-125 Neva/Pechora của Nga (hoặc Liên Xô). Trong số vũ khí trên Yitian được đánh giá là hiện đại nhất khi đây là một trong những sản phẩm mới nhất của Tập đoàn quốc phòng Norinco, Trung Quốc. Nguồn ảnh: MAF.Theo đó hệ thống phòng không trên của Lào sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh lốp chở quân 6x6 WZ-551 do Tập đoàn Norinco của Trung Quốc chế tạo. Nó được trang bị trang bị 8 tên lửa đất đối không Tianlong 6 được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa không đối không TY-90 hay Sky Swallow-90 có tầm bắn hiệu quả từ 300m đến 6.000m với các mục tiêu có độ cao lên đến 4.000m. Nguồn ảnh: Sina.Tên gọi chính thức của hệ thống tên lửa phòng không di động này hiện vẫn còn đang gây tranh cãi khi trên trang chủ của Norinco nó được giới thiệu là Yitian, trong khi đó trong các triển lãm quốc phòng ở Trung Quốc lại được gọi là Tianlong 6. Nguồn ảnh: Sina.Nếu Tianlong 6 có tầm bắn chỉ 6.000m, thì cái tên này sẽ hỗ trợ nó trong nhiệm vụ phòng không đa tầng đó là 9K35 Strela-10 một tổ hợp phòng không tầm thấp do Liên Xô phát triển có tầm bắn hiệu quả từ 500-5.000m. Trên nhiều phương diện mà nói Strela-10 thua kém Tianlong 6 về năng lực tác chiến phòng không cả về tầm tác chiến lẫn khả năng tác chiến điện tử. Nguồn ảnh: MAF.Theo đó cả 9K35 Strela-10 và Tianlong 6 đều đóng vai trò là “cái ô” bảo vệ đội hình xe tăng, bộ binh trong hành quân hoặc đóng vai trò bảo vệ cho các tổ hợp phòng không tầm trung và tầm xa. Hiện tại vẫn chưa rõ số lượng 9K35 Strela-10 có trong biên chế Quân đội Lào và thông tin về chúng cũng cực kỳ ít ỏi. Nguồn ảnh: MAF.Xe chiến đấu tổ hợp tên lửa Strela-10 được kết cấu đơn giản, được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB. Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng. Bên trong xe là cabin điều khiển với kíp trắc thủ 3 người. Nguồn ảnh: Pinterest.Cận cảnh giá phóng tên lửa với 4 hộp chứa đạn 9M37 - dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m. Nguồn ảnh: Pinterest.Cái tên tiếp theo có thể là hệ thống phòng không mạnh nhất của Lào cho đến thời điểm hiện tại - S-125 Neva/Pechora tổ hợp phòng không tầm trung do Liên Xô phát triển. Giống như Strela-10, hình ảnh về S-125 trong biên chế Quân đội Lào khá ít ỏi và thông tin về chúng gần như không có cho tới khi xuất hiện trong video của Military Armed Forces. Nguồn ảnh: MAF.Sự xuất hiện của một loạt các hệ thống phòng không tiên tiến trong biên chế Quân đội Lào có thể khiến giới quan sát phải đánh giá lại năng lực quốc phòng của Viêng Chăn vốn luôn bị xếp gần cuối Đông Nam Á. Cần phải nhấn mạnh một điều là trong những năm gần đây Trung Quốc có tác động lớn đến tốc độ hiện đại hóa của Quân đội Lào, khi Bắc Kinh luôn hào phóng chi hàng triệu USD viện trợ quân sự cho Viêng Chăn. Nguồn ảnh: MAF.Các loại vũ khí mới của Lào trong những năm gần đây đều có nguồn gốc từ Trung Quốc mà hệ thống phòng không Yitian là cái tên mới nhất bên cạnh súng trường tấn công QBZ-95 hay trực thăng vũ trang Harbin Z-9. Nguồn ảnh: Sina.Mô tả video
Trong một đoạn video mới đây được diễn đàn quân sự Military Armed Forces đăng tải cho thấy Quân đội Lào đang gấp rút chuẩn bị cho lễ duyệt binh kỷ 70 năm thành lập Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào (LPAF) vào ngày 20/1/2019 tới đây, tuy nhiên điều khiến giới quan sát quan tâm tới đoạn video này chính là việc Lào lần đầu tiên để lộ các hệ thống phòng không hiện đại nhất của mình. Nguồn ảnh: MAF.
Theo đó Viêng Chăn lần đầu tiên cho cả thế giới thấy dàn vũ khí phòng không cực xịn của mình trong đó hầu hết có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc. Dù vậy gây ấn tượng nhất vẫn là hệ thống tên lửa phòng không di động Yitian lần đầu xuất hiện trong biên chế Quân đội Nhân dân Lào. Nguồn ảnh: MAF.
Tham gia duyệt binh vào 20/1 tới, đội hình phương tiện cơ giới của Phòng không Lào được dẫn đầu bởi ba hệ thống phòng không Yitian, kế đến là 9K35 Strela-10 và S-125 Neva/Pechora của Nga (hoặc Liên Xô). Trong số vũ khí trên Yitian được đánh giá là hiện đại nhất khi đây là một trong những sản phẩm mới nhất của Tập đoàn quốc phòng Norinco, Trung Quốc. Nguồn ảnh: MAF.
Theo đó hệ thống phòng không trên của Lào sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh lốp chở quân 6x6 WZ-551 do Tập đoàn Norinco của Trung Quốc chế tạo. Nó được trang bị trang bị 8 tên lửa đất đối không Tianlong 6 được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa không đối không TY-90 hay Sky Swallow-90 có tầm bắn hiệu quả từ 300m đến 6.000m với các mục tiêu có độ cao lên đến 4.000m. Nguồn ảnh: Sina.
Tên gọi chính thức của hệ thống tên lửa phòng không di động này hiện vẫn còn đang gây tranh cãi khi trên trang chủ của Norinco nó được giới thiệu là Yitian, trong khi đó trong các triển lãm quốc phòng ở Trung Quốc lại được gọi là Tianlong 6. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu Tianlong 6 có tầm bắn chỉ 6.000m, thì cái tên này sẽ hỗ trợ nó trong nhiệm vụ phòng không đa tầng đó là 9K35 Strela-10 một tổ hợp phòng không tầm thấp do Liên Xô phát triển có tầm bắn hiệu quả từ 500-5.000m. Trên nhiều phương diện mà nói Strela-10 thua kém Tianlong 6 về năng lực tác chiến phòng không cả về tầm tác chiến lẫn khả năng tác chiến điện tử. Nguồn ảnh: MAF.
Theo đó cả 9K35 Strela-10 và Tianlong 6 đều đóng vai trò là “cái ô” bảo vệ đội hình xe tăng, bộ binh trong hành quân hoặc đóng vai trò bảo vệ cho các tổ hợp phòng không tầm trung và tầm xa. Hiện tại vẫn chưa rõ số lượng 9K35 Strela-10 có trong biên chế Quân đội Lào và thông tin về chúng cũng cực kỳ ít ỏi. Nguồn ảnh: MAF.
Xe chiến đấu tổ hợp tên lửa Strela-10 được kết cấu đơn giản, được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB. Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng. Bên trong xe là cabin điều khiển với kíp trắc thủ 3 người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh giá phóng tên lửa với 4 hộp chứa đạn 9M37 - dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cái tên tiếp theo có thể là hệ thống phòng không mạnh nhất của Lào cho đến thời điểm hiện tại - S-125 Neva/Pechora tổ hợp phòng không tầm trung do Liên Xô phát triển. Giống như Strela-10, hình ảnh về S-125 trong biên chế Quân đội Lào khá ít ỏi và thông tin về chúng gần như không có cho tới khi xuất hiện trong video của Military Armed Forces. Nguồn ảnh: MAF.
Sự xuất hiện của một loạt các hệ thống phòng không tiên tiến trong biên chế Quân đội Lào có thể khiến giới quan sát phải đánh giá lại năng lực quốc phòng của Viêng Chăn vốn luôn bị xếp gần cuối Đông Nam Á. Cần phải nhấn mạnh một điều là trong những năm gần đây Trung Quốc có tác động lớn đến tốc độ hiện đại hóa của Quân đội Lào, khi Bắc Kinh luôn hào phóng chi hàng triệu USD viện trợ quân sự cho Viêng Chăn. Nguồn ảnh: MAF.
Các loại vũ khí mới của Lào trong những năm gần đây đều có nguồn gốc từ Trung Quốc mà hệ thống phòng không Yitian là cái tên mới nhất bên cạnh súng trường tấn công QBZ-95 hay trực thăng vũ trang Harbin Z-9. Nguồn ảnh: Sina.