Theo như trong phóng sự của kênh Zvezda thực hiện tại Lào trong thời gian gần đây đã cho thấy Quân đội Nhân dân Lào (LPAF) vẫn còn đang duy trì trong biên chế trên dưới 10 chiếc xe tăng T-34/85 do Liên Xô sản xuất trong những năm 1940 của thế kỷ trước, và càng ngạc nhiên hơn khi số xe tăng này vẫn hoạt động trơn tru sau hơn 70 năm. Nguồn ảnh: Zvezda.Trong phóng sự này của Zvezda, truyền thông Nga đã giới thiệu một cách cơ bản về các Lực lượng vũ trang Lào sau 43 năm hình thành và phát triển, trong đó có lực lượng tăng thiết giáp. Về cơ bản, Quân đội Nhân dân Lào có lực lượng tăng thiết giáp khá khiêm tốn vào khoảng 55 đơn vị trong đó đóng vai trò chủ lực là các xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: Zvezda.Tuy nhiên, số lượng xe tăng T-54/55 của Lào chỉ vào khoảng 10 chiếc trong khi đó số lượng những chiếc T-34/85 cũng không hề kém cạnh. Theo nhiều báo cáo số T-34/85 của Lào hiện tại chỉ khoảng 10 chiếc, nhưng trong phóng sự của Zvezda con số này có thể hơn thế. Nguồn ảnh: Zvezda.Từ những hình ảnh của Zvezda, có thể thấy T-34/85 vẫn là một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nhân dân Lào song song với những chiếc T-54/55, chứ không phải đơn thuần chỉ dành cho hoạt động huấn luyện. Dù vậy hiện vẫn chưa rõ số T-34/85 vẫn còn khả năng chiến đấu của Lào hiện tại là bao nhiêu chiếc. Nguồn ảnh: Zvezda.Quay lại với T-34/85, đây là biến thể thành công nhất trong dòng xe tăng T-34 được Liên Xô phát triển và chế tạo từ 1940 đến 1960, bản thân T-34 được biết đến nhiều nhất thông qua Thế chiến thứ 2 hay cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nước Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.Biến thể T-34/85 được Liên Xô phát triển trong năm 1943 và mãi đến năm 1944 nó mới được đưa vào sản xuất hàng loạt, bản thân cái tên T-34/85 cũng một phần nào đó nói tới sức mạnh của cỗ xe tăng này khi nó được trang bị pháo chính 85mm có khả năng hạ gục một chiếc Tiger I của Đức ở khoảng cách 600 mét. Hình ảnh bên trong khoang lái của T-34/85 của Quân đội Lào, bên trong xe vẫn có khá mới so với tuổi đời của nó. Nguồn ảnh: Zvezda.Còn đây là vị trí của trưởng xe ngay phía dưới là pháo thủ bên và bên cạnh bệ khóa của pháo chính 85mm trên T-34/85 vốn có nguồn gốc từ mẫu pháo phòng không M1939 (52-K) cũng 85mm do Liên Xô phát triển vào đầu những năm 1940. Nguồn ảnh: Zvezda.Một góc ảnh khác của vị trí của lái xe trên T-34/85 của Lào, ngay bên cạnh lái xe là vị trí xạ thủ súng máy Degtyaryov 7.62mm. Kíp chiến đấu trên một chiếc T-34/85 gồm 5 binh sĩ với một trưởng xe, một lái xe, hai xạ thủ súng máy và một pháo thủ. Nguồn ảnh: Zvezda.Với động cơ diesel Model V-2-34 có công suất 500 mã lực, cỗ xe tăng 26.5 tấn này có thể di chuyển với vận tốc tối đa lên đến 53km/h với tầm hoạt động chỉ 300km. Nguồn ảnh: Zvezda.Tính tới năm 1960, Liên Xô đã cho ra đời gần 49.000 chiếc T-34 với biến thể T-34/85, trong tổng số 84.000 chiếc T-34 từng được chế tạo. Nguồn ảnh: Zvezda.Ở thời điểm hiện tại T-34/85 đã gần như không còn năng lực tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, do đó trong quân đội nhiều nước trên thế giới dòng xe tăng này chỉ còn đóng vai trò như hiện vật trưng bày hoặc được sử dụng nhiệm vụ huấn luyện. Ngoài ra T-34/85 cũng được giới sưu tập vũ khí thế giới săn đón. Nguồn ảnh: Zvezda.Việc T-34/85 vẫn còn trong biên chế trong Quân đội Lào ít nhiều cho thấy năng lực tác chiến hạn chế của lực lượng tăng thiết giáp nước này và họ gần như không được hiện đại hóa trong suốt nhiều thập kỷ qua. Dù vậy điều này sắp thay đổi khi Viêng Chăn đặt mua số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B "Đại bàng trắng" từ Nga và quá trình này đang diễn ra. Nguồn ảnh: Zvezda.Với số xe tăng T-72B mới, lực lượng tăng thiết giáp Lào sẽ gần như được “lột xác” so với thời điểm hiện tại khi đưa Lào trở thành một trong những quốc gia sở hữu dòng xe tăng hiện đại nhất nhì trong khu vực thậm chí là ngang ngửa T-90S của Việt Nam ở một số mặt. Nguồn ảnh: Zvezda.Và trong tương lai gần nhiều khả năng T-34/85 của Lào sẽ sớm được nghỉ hưu sau gần 50 năm phục vụ không ngưng nghỉ và điều này là cần thiết để Lào có thể thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội của mình sau nhiều năm đình trệ. Nguồn ảnh: Zvezda.Về phần T-34/85 sau khi nghỉ hưu nhiều khả năng chúng sẽ đóng vai trò lực lượng xe tăng dự b hoặc xuất hiện trong các viện bảo tàng quân sự của Lào, như cách mà nhiều chiếc T-34/85 khác trên thế giới đã phải trải qua sau một khoảng thời gian dài chinh chiến. Nguồn ảnh: Zvezda.Mời độc giả xem video: T-34/85 trong biên chế Quân đội Nhân dân Lào trong năm 2018. (nguồn Zvezda)
Theo như trong phóng sự của kênh Zvezda thực hiện tại Lào trong thời gian gần đây đã cho thấy Quân đội Nhân dân Lào (LPAF) vẫn còn đang duy trì trong biên chế trên dưới 10 chiếc xe tăng T-34/85 do Liên Xô sản xuất trong những năm 1940 của thế kỷ trước, và càng ngạc nhiên hơn khi số xe tăng này vẫn hoạt động trơn tru sau hơn 70 năm. Nguồn ảnh: Zvezda.
Trong phóng sự này của Zvezda, truyền thông Nga đã giới thiệu một cách cơ bản về các Lực lượng vũ trang Lào sau 43 năm hình thành và phát triển, trong đó có lực lượng tăng thiết giáp. Về cơ bản, Quân đội Nhân dân Lào có lực lượng tăng thiết giáp khá khiêm tốn vào khoảng 55 đơn vị trong đó đóng vai trò chủ lực là các xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: Zvezda.
Tuy nhiên, số lượng xe tăng T-54/55 của Lào chỉ vào khoảng 10 chiếc trong khi đó số lượng những chiếc T-34/85 cũng không hề kém cạnh. Theo nhiều báo cáo số T-34/85 của Lào hiện tại chỉ khoảng 10 chiếc, nhưng trong phóng sự của Zvezda con số này có thể hơn thế. Nguồn ảnh: Zvezda.
Từ những hình ảnh của Zvezda, có thể thấy T-34/85 vẫn là một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nhân dân Lào song song với những chiếc T-54/55, chứ không phải đơn thuần chỉ dành cho hoạt động huấn luyện. Dù vậy hiện vẫn chưa rõ số T-34/85 vẫn còn khả năng chiến đấu của Lào hiện tại là bao nhiêu chiếc. Nguồn ảnh: Zvezda.
Quay lại với T-34/85, đây là biến thể thành công nhất trong dòng xe tăng T-34 được Liên Xô phát triển và chế tạo từ 1940 đến 1960, bản thân T-34 được biết đến nhiều nhất thông qua Thế chiến thứ 2 hay cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nước Nga. Nguồn ảnh: Zvezda.
Biến thể T-34/85 được Liên Xô phát triển trong năm 1943 và mãi đến năm 1944 nó mới được đưa vào sản xuất hàng loạt, bản thân cái tên T-34/85 cũng một phần nào đó nói tới sức mạnh của cỗ xe tăng này khi nó được trang bị pháo chính 85mm có khả năng hạ gục một chiếc Tiger I của Đức ở khoảng cách 600 mét. Hình ảnh bên trong khoang lái của T-34/85 của Quân đội Lào, bên trong xe vẫn có khá mới so với tuổi đời của nó. Nguồn ảnh: Zvezda.
Còn đây là vị trí của trưởng xe ngay phía dưới là pháo thủ bên và bên cạnh bệ khóa của pháo chính 85mm trên T-34/85 vốn có nguồn gốc từ mẫu pháo phòng không M1939 (52-K) cũng 85mm do Liên Xô phát triển vào đầu những năm 1940. Nguồn ảnh: Zvezda.
Một góc ảnh khác của vị trí của lái xe trên T-34/85 của Lào, ngay bên cạnh lái xe là vị trí xạ thủ súng máy Degtyaryov 7.62mm. Kíp chiến đấu trên một chiếc T-34/85 gồm 5 binh sĩ với một trưởng xe, một lái xe, hai xạ thủ súng máy và một pháo thủ. Nguồn ảnh: Zvezda.
Với động cơ diesel Model V-2-34 có công suất 500 mã lực, cỗ xe tăng 26.5 tấn này có thể di chuyển với vận tốc tối đa lên đến 53km/h với tầm hoạt động chỉ 300km. Nguồn ảnh: Zvezda.
Tính tới năm 1960, Liên Xô đã cho ra đời gần 49.000 chiếc T-34 với biến thể T-34/85, trong tổng số 84.000 chiếc T-34 từng được chế tạo. Nguồn ảnh: Zvezda.
Ở thời điểm hiện tại T-34/85 đã gần như không còn năng lực tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, do đó trong quân đội nhiều nước trên thế giới dòng xe tăng này chỉ còn đóng vai trò như hiện vật trưng bày hoặc được sử dụng nhiệm vụ huấn luyện. Ngoài ra T-34/85 cũng được giới sưu tập vũ khí thế giới săn đón. Nguồn ảnh: Zvezda.
Việc T-34/85 vẫn còn trong biên chế trong Quân đội Lào ít nhiều cho thấy năng lực tác chiến hạn chế của lực lượng tăng thiết giáp nước này và họ gần như không được hiện đại hóa trong suốt nhiều thập kỷ qua. Dù vậy điều này sắp thay đổi khi Viêng Chăn đặt mua số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B "Đại bàng trắng" từ Nga và quá trình này đang diễn ra. Nguồn ảnh: Zvezda.
Với số xe tăng T-72B mới, lực lượng tăng thiết giáp Lào sẽ gần như được “lột xác” so với thời điểm hiện tại khi đưa Lào trở thành một trong những quốc gia sở hữu dòng xe tăng hiện đại nhất nhì trong khu vực thậm chí là ngang ngửa T-90S của Việt Nam ở một số mặt. Nguồn ảnh: Zvezda.
Và trong tương lai gần nhiều khả năng T-34/85 của Lào sẽ sớm được nghỉ hưu sau gần 50 năm phục vụ không ngưng nghỉ và điều này là cần thiết để Lào có thể thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội của mình sau nhiều năm đình trệ. Nguồn ảnh: Zvezda.
Về phần T-34/85 sau khi nghỉ hưu nhiều khả năng chúng sẽ đóng vai trò lực lượng xe tăng dự b hoặc xuất hiện trong các viện bảo tàng quân sự của Lào, như cách mà nhiều chiếc T-34/85 khác trên thế giới đã phải trải qua sau một khoảng thời gian dài chinh chiến. Nguồn ảnh: Zvezda.
Mời độc giả xem video: T-34/85 trong biên chế Quân đội Nhân dân Lào trong năm 2018. (nguồn Zvezda)