Theo đó vũ khí “Made in Việt Nam” một lần khiến các chuyên gia quân sự quốc tế ngạc nhiên khi hình ảnh về một tổ hợp tên lửa S-300 giống hết như thật nhưng thật chất là khí tài bơm hơi được Nhà máy Z176 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) giới thiệu trong Hội nghị Sơ kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Nghị quyết 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Điểm đặc biệt của khí tài ngụy trang tổ hợp tên lửa S-300PMU1 do Nhà máy Z176 chế tạo là nó giống hệt so với khí tài thật có trong trang bị của lực lượng Phòng không Việt Nam hiện tại. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Thậm chí các chi tiết của khí tài bơm hơn cũng được làm giống thật ở mức tối đa khi các ống phóng tên lửa giả của khí tài này còn có thể được dựng đứng lên giống như S-300PMU1. Trong ảnh ta có thể thấy một loạt các xe phóng tên lửa của S-300 và cả một chiếc tiêm kích Su-30 được tạo nên bởi các khí tài bơm hơi do Nhà máy Z176 phát triển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Việc sử dụng các khí tài bơm hơi để ngụy trang hay làm giả các trận địa vũ khí thật hiện tại đang được quân đội nhiều nước trên thế giới thực hiện. Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Quân đội Nga, với các khí tài bơm hơi mô phỏng các tổ hợp vũ khí nổi tiếng của nước này như tên lửa S-300, xe tăng T-72, tiêm kích Su-27 và cả MiG-31. Càng đặc biệt hơn các khí tài “giả” này không thể bị phát hiện bởi các hệ thống trinh sát điện tử hiện đại. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Được biết trước khí tài bơm hơi mô phỏng tên lửa S-300, từ năm 2017 Nhà máy Z176 đã chế tạo thành công khí tài ngụy trang mô phỏng tiêm kích Su-30 và đã được Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng PK-KQ thẩm định và công nhận kết quả sản phẩm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đề ra. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Sau khi đánh giá, Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho sản xuất và đưa vào trang bị; đồng thời đề nghị Nhà máy Z176 tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mô hình bơm hơi khác như: Máy bay Su-22, hệ thống tên lửa C125-2TM, hệ thống radar cảnh giới… Hình ảnh so sánh khí tài bơm hơi mô phỏng tiêm kích Su-30MK2 do Z176 sản xuất và khí tài thật. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Chỉ với các công nghệ có sẵn trong nước, việc Quân đội ta chế tạo thành công các loại khí tài bơm hơi tinh vi một lần nữa nói lên sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước nói chung, cũng như sự cố gắng của các kỹ sư, cán bộ và công nhân viên Nhà máy Z176 trong việc phát triển các trang bị khí tài phục vụ cho quá trình huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu ở nhiều quân-binh chủng. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Được biết trọng lượng trung bình của một khí tài bơm hơn là 30 kg, được làm bằng vải không ngấm nước và chiếm ít thể tích khi gấp lại. Các xe tăng và máy bay tiêm kích bơm hơi đạt kích thước của xe tăng, máy bay thật trong vòng 5 phút, và rất khó để phân biệt chúng với các tổ hợp vũ khí thật ở cự ly 100m. Trong ảnh là khí tài bơm hơi mô phỏng xe tăng T-54/55 cũng do Nhà máy Z176 phát triển. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Để các khí tài bơm hơi này trở nên khó phát hiện hơn trước các thiết bị trinh sát điện tử, Quân đội Nga còn lắp cho chúng các bộ phát nhiệt và làm giả cả tín hiệu phản xạ của sóng radar. Tuy nhiên hiện không rõ các khí tài bơm hơi của Việt Nam có được trang bị các thiết bị này hay không. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.Trong Kháng chiến chống Mỹ bộ đội tên lửa Việt Nam từng dùng các mô hình tên lửa S-75 bằng cót ép để đánh lừa hoạt động trinh sát của Không quân Mỹ. Chiến thuật này đã phát huy hiệu quả trong nỗ lực chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Ngày nay các phương tiện trinh sát và vũ khí hiện đại không cho phương tiện kỹ thuật thật cơ hội sống sót sau các đợt tấn công đầu tiên. Nhờ các mô hình bơm hơi, các loại vũ khí chiến thuật có thể nâng cao khả năng sống sót và tránh bị tiêu diệt khi chưa kịp tham chiến. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Một lợi ích nữa của việc sử dụng khí tài bơm hơi là khiến đối phương suy hao bom đạn vào các mục tiêu không có giá trị. Có thể nói sử dụng mô hình vũ khí bơm hơi lừa đối phương là một biện pháp phòng thủ chủ động rất hiệu quả ngay cả trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Mời độc giả xem video: 10 sự kiện nổi bật tại Nhà máy Z176 năm 2018. (nguồn Nhà máy Z176)
Theo đó vũ khí “Made in Việt Nam” một lần khiến các chuyên gia quân sự quốc tế ngạc nhiên khi hình ảnh về một tổ hợp tên lửa S-300 giống hết như thật nhưng thật chất là khí tài bơm hơi được Nhà máy Z176 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) giới thiệu trong Hội nghị Sơ kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Nghị quyết 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Điểm đặc biệt của khí tài ngụy trang tổ hợp tên lửa S-300PMU1 do Nhà máy Z176 chế tạo là nó giống hệt so với khí tài thật có trong trang bị của lực lượng Phòng không Việt Nam hiện tại. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Thậm chí các chi tiết của khí tài bơm hơn cũng được làm giống thật ở mức tối đa khi các ống phóng tên lửa giả của khí tài này còn có thể được dựng đứng lên giống như S-300PMU1. Trong ảnh ta có thể thấy một loạt các xe phóng tên lửa của S-300 và cả một chiếc tiêm kích Su-30 được tạo nên bởi các khí tài bơm hơi do Nhà máy Z176 phát triển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Việc sử dụng các khí tài bơm hơi để ngụy trang hay làm giả các trận địa vũ khí thật hiện tại đang được quân đội nhiều nước trên thế giới thực hiện. Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Quân đội Nga, với các khí tài bơm hơi mô phỏng các tổ hợp vũ khí nổi tiếng của nước này như tên lửa S-300, xe tăng T-72, tiêm kích Su-27 và cả MiG-31. Càng đặc biệt hơn các khí tài “giả” này không thể bị phát hiện bởi các hệ thống trinh sát điện tử hiện đại. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Được biết trước khí tài bơm hơi mô phỏng tên lửa S-300, từ năm 2017 Nhà máy Z176 đã chế tạo thành công khí tài ngụy trang mô phỏng tiêm kích Su-30 và đã được Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng PK-KQ thẩm định và công nhận kết quả sản phẩm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đề ra. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Sau khi đánh giá, Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho sản xuất và đưa vào trang bị; đồng thời đề nghị Nhà máy Z176 tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mô hình bơm hơi khác như: Máy bay Su-22, hệ thống tên lửa C125-2TM, hệ thống radar cảnh giới… Hình ảnh so sánh khí tài bơm hơi mô phỏng tiêm kích Su-30MK2 do Z176 sản xuất và khí tài thật. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Chỉ với các công nghệ có sẵn trong nước, việc Quân đội ta chế tạo thành công các loại khí tài bơm hơi tinh vi một lần nữa nói lên sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước nói chung, cũng như sự cố gắng của các kỹ sư, cán bộ và công nhân viên Nhà máy Z176 trong việc phát triển các trang bị khí tài phục vụ cho quá trình huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu ở nhiều quân-binh chủng. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Được biết trọng lượng trung bình của một khí tài bơm hơn là 30 kg, được làm bằng vải không ngấm nước và chiếm ít thể tích khi gấp lại. Các xe tăng và máy bay tiêm kích bơm hơi đạt kích thước của xe tăng, máy bay thật trong vòng 5 phút, và rất khó để phân biệt chúng với các tổ hợp vũ khí thật ở cự ly 100m. Trong ảnh là khí tài bơm hơi mô phỏng xe tăng T-54/55 cũng do Nhà máy Z176 phát triển. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Để các khí tài bơm hơi này trở nên khó phát hiện hơn trước các thiết bị trinh sát điện tử, Quân đội Nga còn lắp cho chúng các bộ phát nhiệt và làm giả cả tín hiệu phản xạ của sóng radar. Tuy nhiên hiện không rõ các khí tài bơm hơi của Việt Nam có được trang bị các thiết bị này hay không. Nguồn ảnh: Nhà máy Z176.
Trong Kháng chiến chống Mỹ bộ đội tên lửa Việt Nam từng dùng các mô hình tên lửa S-75 bằng cót ép để đánh lừa hoạt động trinh sát của Không quân Mỹ. Chiến thuật này đã phát huy hiệu quả trong nỗ lực chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Ngày nay các phương tiện trinh sát và vũ khí hiện đại không cho phương tiện kỹ thuật thật cơ hội sống sót sau các đợt tấn công đầu tiên. Nhờ các mô hình bơm hơi, các loại vũ khí chiến thuật có thể nâng cao khả năng sống sót và tránh bị tiêu diệt khi chưa kịp tham chiến. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Một lợi ích nữa của việc sử dụng khí tài bơm hơi là khiến đối phương suy hao bom đạn vào các mục tiêu không có giá trị. Có thể nói sử dụng mô hình vũ khí bơm hơi lừa đối phương là một biện pháp phòng thủ chủ động rất hiệu quả ngay cả trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Mời độc giả xem video: 10 sự kiện nổi bật tại Nhà máy Z176 năm 2018. (nguồn Nhà máy Z176)