Trong tác chiến chống tăng xe tăng cả quá khứ lẫn hiện tại thì đạn xuyên giáp động năng có vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí có thể nói là quan trọng hàng đầu. Và trên thế giới hiện chỉ có một vài quốc gia làm chủ được công nghệ chế tạo loại đạn này, khi quy trình chế tạo và sản xuất loại đạn này đòi hỏi hàm lượng khoa học công nghệ cao. Nguồn ảnh: QPVN.Tuy nhiên, mới đây ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo loại vũ khí đặc biệt này, một lần nữa khẳng định năng lực của các nhà khoa học và kỹ sư quân sự Việt Nam. Trong ảnh là Quân khu 9 thử nghiệm pháo dã chiến D-44 85mm trên khung gầm xe bánh xích M548. Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó công trình chế tạo đạn chống tăng xuyên giáp động năng do các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện mới đây đã xuất sắc đoạt giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Nguồn ảnh: QPVN.Đây được xem là một trong những tin vui đối với CNQP Việt Nam trong một vài năm trở lại gần đây, khi chúng ta có thể tự nghiên cứu và phát triển một mẫu đạn chống tăng hoàn toàn mới dựa trên nền tảng đạn pháo dã chiến 85mm của Liên Xô. Ảnh: Kết quả bắn thử nghiệm đạn xuyên giáp động năng sử dụng lõi hợp kim vônfram đối với các tấm thép có độ dày lên đến 130mm. Nguồn ảnh: QPVN.Càng đặt biệt hơn nữa khi các kỹ sư quân sự Việt Nam thành công trong việc sử dụng hợp kim vônfram làm lõi đạn xuyên động năng cho mẫu đạn pháo chống tăng thế hệ mới dựa trên các công nghệ có sẵn sàng trong nước. Nguồn ảnh: QPVN.Và từ những kết quả thu được của công trình trên trong tương lai chúng ta hoàn toàn đủ khả năng phát triển và sản xuất các mẫu đạn pháo xuyên giáp mới không chỉ cho pháo kéo mà cả xe tăng, phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong nước hay xa hơn là tiến tới xuất khẩu. Trong ảnh là đạn pháo xuyên giáp sử dụng lõi vônfram 85mm do Việt Nam chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là pháo dã chiến D-44 của pháo binh Việt Nam, pháo sử dụng đạn tiêu chuẩn 85mm có tầm bắn tối đa hơn 15km. Với một số loại đạn xuyên giáp do Liên Xô phát triển, đạn pháo của D-44 có thể bắn xuyên lớp giáp thép cán có độ dày 100-180mm từ khoảng cách 1.000m. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Ở thời điểm hiện tại, trong biên chế của lực lượng tăng thiếp – giáp của Quân đội ta, đóng vai trò chủ lực vẫn là các xe tăng T-54/55. Tuy nhiên, kể từ khi Quân đội Liên Xô loại biên T-54/55 vào cuối những năm 1980 thì việc chế tạo đạn pháo thông thường và đạn pháo chống tăng mới giành cho mẫu xe tăng này cũng bị bỏ rơi. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Đây có thể xem là một trong những điểm yếu của dòng xe tăng T-54/55 trong môi trường tác chiến hiện đại, khi các mẫu đạn pháo 100mm mà chúng đang sử dụng đã có phần lỗi thời. Bản thân xe tăng T-54/55 cũng được trang bị các mẫu đạn chống tăng xuyên giáp tiên tiến APDS và APFSDS nhưng chúng đều được chế tạo bởi công nghệ cũ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Từ những hạn chế trên việc chúng ta chế tạo thành công đạn pháo chống tăng xuyên giáp động năng sử dụng lõi hợp kim vônfram sẽ là bước đệm quan trọng giúp ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiến tới chế tạo các loại đạn tương tự giành cho các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trong nước, mà đầu tiên sẽ là đạn pháo chống tăng “Make in Vietnam” giành cho dòng xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Và sau đạn xuyên giáp 85mm, 100mm, mục tiêu tiếp theo của công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ là nghiên cứu, chế tạo đạn pháo 125mm giành cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của binh chủng Tăng – Thiết giáp là T-90S/SK. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Mời độc giả xem video: Tăng thiết giáp Quân khu 4 huấn luyện cơ động tiêu diệt địch. (nguồn Quân đội Nhân dân)
Trong tác chiến chống tăng xe tăng cả quá khứ lẫn hiện tại thì đạn xuyên giáp động năng có vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí có thể nói là quan trọng hàng đầu. Và trên thế giới hiện chỉ có một vài quốc gia làm chủ được công nghệ chế tạo loại đạn này, khi quy trình chế tạo và sản xuất loại đạn này đòi hỏi hàm lượng khoa học công nghệ cao. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy nhiên, mới đây ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo loại vũ khí đặc biệt này, một lần nữa khẳng định năng lực của các nhà khoa học và kỹ sư quân sự Việt Nam. Trong ảnh là Quân khu 9 thử nghiệm pháo dã chiến D-44 85mm trên khung gầm xe bánh xích M548. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó công trình chế tạo đạn chống tăng xuyên giáp động năng do các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện mới đây đã xuất sắc đoạt giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Nguồn ảnh: QPVN.
Đây được xem là một trong những tin vui đối với CNQP Việt Nam trong một vài năm trở lại gần đây, khi chúng ta có thể tự nghiên cứu và phát triển một mẫu đạn chống tăng hoàn toàn mới dựa trên nền tảng đạn pháo dã chiến 85mm của Liên Xô. Ảnh: Kết quả bắn thử nghiệm đạn xuyên giáp động năng sử dụng lõi hợp kim vônfram đối với các tấm thép có độ dày lên đến 130mm. Nguồn ảnh: QPVN.
Càng đặt biệt hơn nữa khi các kỹ sư quân sự Việt Nam thành công trong việc sử dụng hợp kim vônfram làm lõi đạn xuyên động năng cho mẫu đạn pháo chống tăng thế hệ mới dựa trên các công nghệ có sẵn sàng trong nước. Nguồn ảnh: QPVN.
Và từ những kết quả thu được của công trình trên trong tương lai chúng ta hoàn toàn đủ khả năng phát triển và sản xuất các mẫu đạn pháo xuyên giáp mới không chỉ cho pháo kéo mà cả xe tăng, phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong nước hay xa hơn là tiến tới xuất khẩu. Trong ảnh là đạn pháo xuyên giáp sử dụng lõi vônfram 85mm do Việt Nam chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là pháo dã chiến D-44 của pháo binh Việt Nam, pháo sử dụng đạn tiêu chuẩn 85mm có tầm bắn tối đa hơn 15km. Với một số loại đạn xuyên giáp do Liên Xô phát triển, đạn pháo của D-44 có thể bắn xuyên lớp giáp thép cán có độ dày 100-180mm từ khoảng cách 1.000m. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Ở thời điểm hiện tại, trong biên chế của lực lượng tăng thiếp – giáp của Quân đội ta, đóng vai trò chủ lực vẫn là các xe tăng T-54/55. Tuy nhiên, kể từ khi Quân đội Liên Xô loại biên T-54/55 vào cuối những năm 1980 thì việc chế tạo đạn pháo thông thường và đạn pháo chống tăng mới giành cho mẫu xe tăng này cũng bị bỏ rơi. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Đây có thể xem là một trong những điểm yếu của dòng xe tăng T-54/55 trong môi trường tác chiến hiện đại, khi các mẫu đạn pháo 100mm mà chúng đang sử dụng đã có phần lỗi thời. Bản thân xe tăng T-54/55 cũng được trang bị các mẫu đạn chống tăng xuyên giáp tiên tiến APDS và APFSDS nhưng chúng đều được chế tạo bởi công nghệ cũ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Từ những hạn chế trên việc chúng ta chế tạo thành công đạn pháo chống tăng xuyên giáp động năng sử dụng lõi hợp kim vônfram sẽ là bước đệm quan trọng giúp ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiến tới chế tạo các loại đạn tương tự giành cho các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trong nước, mà đầu tiên sẽ là đạn pháo chống tăng “Make in Vietnam” giành cho dòng xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Và sau đạn xuyên giáp 85mm, 100mm, mục tiêu tiếp theo của công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ là nghiên cứu, chế tạo đạn pháo 125mm giành cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của binh chủng Tăng – Thiết giáp là T-90S/SK. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Mời độc giả xem video: Tăng thiết giáp Quân khu 4 huấn luyện cơ động tiêu diệt địch. (nguồn Quân đội Nhân dân)