Vào ngày 27/4, Bộ Quốc phòng Nga đã ra thông báo vào đêm 26/4, Quân đội Nga đã phá hủy bốn hệ thống phòng không tầm xa S-300, một hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard và một hệ thống phòng không Tor-M1 của Ukraine trên hướng chiến trường Kherson.Sau đó, một số video xuất hiện trên mạng cho thấy cách mà những UAV tự sát Lancet (hay còn gọi là tên lửa hành trình lảng vảng) của Nga, đã phá hủy các hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine như thế nào.Một điều đáng chú ý đó là một số bệ phóng của tổ hợp S-300 của Ukraine đã bị UAV Lancet vô hiệu hóa ngay trong quá trình hành quân. Các kíp trắc thủ tên lửa Ukraine đoán rằng một UAV tự sát đang bay về phía họ, nhưng S-300 không thể bắn hạ loại UAV tự sát này. Do không có các hệ thống phòng không tầm thấp bảo vệ, kíp trắc thủ S-300 của Ukraine cố gắng rút nhanh chóng khỏi khu vực bị tấn công, nhằm thoát khỏi phạm vi truy sát của UAV Lancet và thay đổi trận địa bắn đã bị lộ, sang vị trí mới; nhưng họ đã không kịp làm điều này. Đoạn video thứ hai cho thấy, quân Sư đoàn đổ bộ đường không số 7 của Quân đội Nga, cũng đã dùng UAV tự sát Lancet, phá hủy một bệ phóng của hệ thống phòng không S-300 của Quân đội Ukraine và làm hư hại nghiêm trọng một bệ phóng khác. Toàn bộ các hoạt động chiến đấu trên, đều được ghi hình lại bằng camera trên UAV tự sát Lancet và thông tin do một UAV trinh sát khác, giám sát từ bên ngoài để làm minh chứng cho các vụ tấn công của Nga. Theo trang Telegram "Kỹ sư Nga", của chuyên gia phân tích quân sự Alexei Vasiliev, đã mô tả chi tiết sơ đồ tác chiến cũng như chiến thuật mới về lực lượng UAV tự sát của Nga; loại vũ khí thường xuyên phá hủy các hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine.Vasilyev cho biết, do lực lượng Không quân Nga sử dụng ồ ạt bom phá hạng nặng, sử dụng mô-đun dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh (UMPC); do vậy đã biến những quả bom thường không điều khiển rơi tự do, thành vũ khí có độ chính xác cao, có tầm tấn công cách xa vài chục km.Đứng trước tình huống như vậy, Quân đội Ukraine buộc phải đưa các hệ thống phòng không tầm xa S-300 ra tuyến trước, để không cho máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận với khu vực chiến tuyến để cắt bom lượn có điều khiển. Chuyên gia Vasilyev cũng cho biết, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 hoạt động như một phần của hệ thống phòng không nhiều lớp, kết hợp với các hệ thống tầm ngắn như pháo phòng không Gerpad, ZSU-23-4 hay tên lửa phòng không tầm thấp Osa-AKM. Nhưng với việc sử dụng rộng rãi UAV trinh sát trên chiến trường, nên các hệ thống phòng không của Ukraine bố trí gần khu vực tuyến trước không thể giữ được bí mật và sẽ dễ dàng biến thành mục tiêu cho các UAV tự sát như Lancet của Nga. Chuyên gia Vasiliev cũng chỉ ra rằng, lo ngại trước UAV tự sát Lancet của Nga, quân đội Ukraine phải rút các hệ thống phòng không “quý hiếm” S-300 của họ về sâu bên trong, giao nhiệm vụ bảo vệ vùng trời cho các hệ thống phòng không tầm thấp như Gepard, ZSU-23-4 hay Osa-AKM hoặc Buk-M1. Việc Quân đội Ukraine rút các hệ thống phòng không tầm cao ra khỏi khu vực chiến tuyến, đồng nghĩa cũng đặt các mục tiêu mặt đất của họ vào tầm đe dọa của các loại bom lượn có điều khiển của Không quân Nga. Bởi vì các hệ thống phòng không tầm thấp và tầm trung của Ukraine, có tầm bắn tối đa chỉ là 20km (loại Buk-M1); trong khi đó các loại bom lượn có điều khiển của Nga có tầm bay tối đa đến 80 km và đây chắc chắn sẽ là một lợi thế của quân Nga trong giai đoạn chiến đấu tiếp theo. Còn tại khu vực Kherson, một bức ảnh về “giây phút cuối cùng” của khẩu đội pháo phòng không tự hành Gepard mà Đức viện trợ cho Ukraine bị UAV Lancet phá hủy. Đây cũng là hình ảnh đầu tiên được ghi nhận về một hệ thống Gepard bị phá hủy trên chiến trường Ukraine. Đánh giá qua bức ảnh, khẩu pháo phòng không tự hành Gepard khi bị phá hủy không ở trong trạng thái chiến đấu. Nhưng do Ukraine có tương đối ít các hệ thống phòng không loại này, nên việc chỉ một khẩu đội bị phá hủy, cũng làm giảm nghiêm trọng sức mạnh phòng không của Ukraine. Trong khi đó UAV tự sát Lancet của Nga đã trở thành cơn ác mộng thực sự đối với các loại vũ khí hạng nặng của Ukraine. Một đoạn video khác được công bố trên Web, về nạn nhân tiếp theo của loại UAV này của Nga, đó chính là hệ thống phòng không Tor-M1 của Ukraine . Đoạn video trên mạng cho thấy, một hệ thống phòng không Tor-M1 di chuyển dọc theo con đường trải nhựa vào ban ngày và nó dễ dàng biến thành con mồi cho UAV Lancet. UAV tự sát Lancet đã đánh trúng vào phía sau của hệ thống, nhưng nó vẫn có thể di chuyển được một đoạn trước khi dừng hẳn lại.Khả năng chiến đấu cao của UAV tự sát Lancet, đã được các chuyên gia quân sự Nga và Ukraine công nhận. Gần đây, Quân đội Ukraine đang cố gắng trang bị lưới chống UAV tự sát đặc biệt cho thiết bị quân sự; nhưng điều đó không giúp được gì nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, Lancet không để lại cơ hội sống sót nào cho những mục tiêu bị nó tấn công. Quân Sư đoàn đổ bộ đường không số 7 của Quân đội Nga, dùng UAV tự sát Lancet, phá hủy bệ phóng S-300 của Quân đội Ukraine.
Vào ngày 27/4, Bộ Quốc phòng Nga đã ra thông báo vào đêm 26/4, Quân đội Nga đã phá hủy bốn hệ thống phòng không tầm xa S-300, một hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard và một hệ thống phòng không Tor-M1 của Ukraine trên hướng chiến trường Kherson.
Sau đó, một số video xuất hiện trên mạng cho thấy cách mà những UAV tự sát Lancet (hay còn gọi là tên lửa hành trình lảng vảng) của Nga, đã phá hủy các hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine như thế nào.
Một điều đáng chú ý đó là một số bệ phóng của tổ hợp S-300 của Ukraine đã bị UAV Lancet vô hiệu hóa ngay trong quá trình hành quân. Các kíp trắc thủ tên lửa Ukraine đoán rằng một UAV tự sát đang bay về phía họ, nhưng S-300 không thể bắn hạ loại UAV tự sát này.
Do không có các hệ thống phòng không tầm thấp bảo vệ, kíp trắc thủ S-300 của Ukraine cố gắng rút nhanh chóng khỏi khu vực bị tấn công, nhằm thoát khỏi phạm vi truy sát của UAV Lancet và thay đổi trận địa bắn đã bị lộ, sang vị trí mới; nhưng họ đã không kịp làm điều này.
Đoạn video thứ hai cho thấy, quân Sư đoàn đổ bộ đường không số 7 của Quân đội Nga, cũng đã dùng UAV tự sát Lancet, phá hủy một bệ phóng của hệ thống phòng không S-300 của Quân đội Ukraine và làm hư hại nghiêm trọng một bệ phóng khác.
Toàn bộ các hoạt động chiến đấu trên, đều được ghi hình lại bằng camera trên UAV tự sát Lancet và thông tin do một UAV trinh sát khác, giám sát từ bên ngoài để làm minh chứng cho các vụ tấn công của Nga.
Theo trang Telegram "Kỹ sư Nga", của chuyên gia phân tích quân sự Alexei Vasiliev, đã mô tả chi tiết sơ đồ tác chiến cũng như chiến thuật mới về lực lượng UAV tự sát của Nga; loại vũ khí thường xuyên phá hủy các hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine.
Vasilyev cho biết, do lực lượng Không quân Nga sử dụng ồ ạt bom phá hạng nặng, sử dụng mô-đun dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh (UMPC); do vậy đã biến những quả bom thường không điều khiển rơi tự do, thành vũ khí có độ chính xác cao, có tầm tấn công cách xa vài chục km.
Đứng trước tình huống như vậy, Quân đội Ukraine buộc phải đưa các hệ thống phòng không tầm xa S-300 ra tuyến trước, để không cho máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận với khu vực chiến tuyến để cắt bom lượn có điều khiển.
Chuyên gia Vasilyev cũng cho biết, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 hoạt động như một phần của hệ thống phòng không nhiều lớp, kết hợp với các hệ thống tầm ngắn như pháo phòng không Gerpad, ZSU-23-4 hay tên lửa phòng không tầm thấp Osa-AKM.
Nhưng với việc sử dụng rộng rãi UAV trinh sát trên chiến trường, nên các hệ thống phòng không của Ukraine bố trí gần khu vực tuyến trước không thể giữ được bí mật và sẽ dễ dàng biến thành mục tiêu cho các UAV tự sát như Lancet của Nga.
Chuyên gia Vasiliev cũng chỉ ra rằng, lo ngại trước UAV tự sát Lancet của Nga, quân đội Ukraine phải rút các hệ thống phòng không “quý hiếm” S-300 của họ về sâu bên trong, giao nhiệm vụ bảo vệ vùng trời cho các hệ thống phòng không tầm thấp như Gepard, ZSU-23-4 hay Osa-AKM hoặc Buk-M1.
Việc Quân đội Ukraine rút các hệ thống phòng không tầm cao ra khỏi khu vực chiến tuyến, đồng nghĩa cũng đặt các mục tiêu mặt đất của họ vào tầm đe dọa của các loại bom lượn có điều khiển của Không quân Nga.
Bởi vì các hệ thống phòng không tầm thấp và tầm trung của Ukraine, có tầm bắn tối đa chỉ là 20km (loại Buk-M1); trong khi đó các loại bom lượn có điều khiển của Nga có tầm bay tối đa đến 80 km và đây chắc chắn sẽ là một lợi thế của quân Nga trong giai đoạn chiến đấu tiếp theo.
Còn tại khu vực Kherson, một bức ảnh về “giây phút cuối cùng” của khẩu đội pháo phòng không tự hành Gepard mà Đức viện trợ cho Ukraine bị UAV Lancet phá hủy. Đây cũng là hình ảnh đầu tiên được ghi nhận về một hệ thống Gepard bị phá hủy trên chiến trường Ukraine.
Đánh giá qua bức ảnh, khẩu pháo phòng không tự hành Gepard khi bị phá hủy không ở trong trạng thái chiến đấu. Nhưng do Ukraine có tương đối ít các hệ thống phòng không loại này, nên việc chỉ một khẩu đội bị phá hủy, cũng làm giảm nghiêm trọng sức mạnh phòng không của Ukraine.
Trong khi đó UAV tự sát Lancet của Nga đã trở thành cơn ác mộng thực sự đối với các loại vũ khí hạng nặng của Ukraine. Một đoạn video khác được công bố trên Web, về nạn nhân tiếp theo của loại UAV này của Nga, đó chính là hệ thống phòng không Tor-M1 của Ukraine .
Đoạn video trên mạng cho thấy, một hệ thống phòng không Tor-M1 di chuyển dọc theo con đường trải nhựa vào ban ngày và nó dễ dàng biến thành con mồi cho UAV Lancet. UAV tự sát Lancet đã đánh trúng vào phía sau của hệ thống, nhưng nó vẫn có thể di chuyển được một đoạn trước khi dừng hẳn lại.
Khả năng chiến đấu cao của UAV tự sát Lancet, đã được các chuyên gia quân sự Nga và Ukraine công nhận. Gần đây, Quân đội Ukraine đang cố gắng trang bị lưới chống UAV tự sát đặc biệt cho thiết bị quân sự; nhưng điều đó không giúp được gì nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, Lancet không để lại cơ hội sống sót nào cho những mục tiêu bị nó tấn công.
Quân Sư đoàn đổ bộ đường không số 7 của Quân đội Nga, dùng UAV tự sát Lancet, phá hủy bệ phóng S-300 của Quân đội Ukraine.