Theo hãng thông tấn Sputnik, tháng 11 tới đây, Liên hiệp Tập đoàn “Máy bay trực thăng Nga” sẽ lần đầu tiên trình diễn các dòng trực thăng Mi-171A2 và Ansat tại triển lãm hàng không Chu Hải Airshow diễn ra từ ngày 6-11/11/2018 tại TP Chu Hải, Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.netĐáng chú ý, sau khi kết thúc triển lãm, biên đội trực thăng hiện đại của Nga sẽ thực hiện chuyến bay trình diễn kéo dài hơn 4.500km qua Hà Nội (Việt Nam), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Nguồn ảnh: Russia HelicopterTheo nguồn tin của Sputnik, các trực thăng bay trình diễn sẽ được sơn các màu đặc biệt, điểm nhấn ý tưởng tập trung vào những sắc màu đặc trưng của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Điều có tính biểu tượng là những màu sắc được lựa chọn đều nhắc tới màu lá cờ Nga. Nguồn ảnh: Russia HelicopterCác quan chức Nga cho hay, chuyến “lưu diễn” này cho phép “nhà vận hành nước ngoài” có thể làm quen với ưu thế cạnh tranh của trực thăng Nga, hệ thống dịnh vụ hậu mãi và các dịch vụ bổ sung sau khi mua thiết bị của Nga. Nguồn ảnh: Russia HelicopterMi-171A2 là phiên bản thế hệ mới nhất của dòng trực thăng đa dụng hạng trung Mi-17 huyền thoại của Nga. Hiện Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á đang sử dụng rộng rãi các phiên bản khác của dòng Mi-17. Do vậy, việc Moscow chọn Hà Nội là điểm đến xem ra không ngoài mục đích chào bán mẫu mới nhất Mi-171A2 được ra mắt lần đầu năm 2012. Nguồn ảnh: Airlines.netSo với các phiên bản trước, trực thăng Mi-171A2 tích hợp nhiều công nghệ mới tập trung vào việc cải thiện hệ thống động cơ bao gồm việc nâng cấp cánh quạt và hộp số; hệ thống điện tử hàng không bổ sung thêm nhiều trang bị tiên tiến như màn hình hiển thị thông số bay 15inch, camera hồng ngoại... Ngoài ra, theo nhà sản xuất, chiếc trực thăng mới cải thiện đáng kể về độ tin cậy, tính an toàn khi hoạt động. Nguồn ảnh: Airlines.netTrực thăng có thể chở tối đa 24 hành khách hoặc 8-14 người với phiên bản VIP. Nó sử dụng hai động cơ tuabin trục VK-2500PS-03 cho tầm bay lên tới 800km, tốc độ bay từ 260-280km/h, trần bay 6.000m. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong khi đó, Ansat là dòng trực thăng đa dụng hạng nhẹ do Kazan Helicopter sản xuất từ cuối những năm 1990. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nó mới được tiếp thị mạnh mẽ nhằm tìm kiếm khách hàng trên thị trường xuất khẩu. Dẫu vậy, tới thời điểm này, Ansat vẫn chưa tìm thêm được khách hàng quốc tế nào sau các hợp đồng lớn ký với Bộ Quốc phòng và Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga. Nguồn ảnh: Airlines.netSo với đàn anh "họ Mil Mi", Ansat thiết kế theo hình dạng "nhỏ gọn" của các dòng trực thăng phương Tây, không có mấy đặc điểm nổi bật khác biệt hẳn. Có lẽ chính vì thế mà nó chưa được để ý tới nhiều dù có khả năng đảm nhiệm đa dạng vai trò: chở khách; trinh sát; tìm kiếm cứu nạn; cứu hỏa; cứu thương...Nguồn ảnh: Airlines.netĐáng chú ý, dù là trực thăng do Nga sản xuất, tuy nhiên Ansat lại lựa chọn động cơ tuabin trục PW-207K của hãng Pratt&Whitney Canada cho tốc độ bay từ 220-275km/h, tầm bay an toàn hiệu quả 515km, trần bay 4.800m. Nguồn ảnh: Airlines.netHệ thống buồng lái của trực thăng Ansat khá hiện đại nhưng vẫn chưa so được với các dòng trực thăng đa nhiệm của Eurocopter. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay có thể chở tối đa 8 hành khách hoặc mang vác hàng hóa tối đa 1,23 tấn. Trong ảnh, cận cảnh cabin phiên bản VIP. Nguồn ảnh: Airlines.netMời độc giả xem video giới thiệu quá trình chế tạo trực thăng Mi-171A2 và Ansat. Nguồn: Russian Helicopters
Theo hãng thông tấn Sputnik, tháng 11 tới đây, Liên hiệp Tập đoàn “Máy bay trực thăng Nga” sẽ lần đầu tiên trình diễn các dòng trực thăng Mi-171A2 và Ansat tại triển lãm hàng không Chu Hải Airshow diễn ra từ ngày 6-11/11/2018 tại TP Chu Hải, Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đáng chú ý, sau khi kết thúc triển lãm, biên đội trực thăng hiện đại của Nga sẽ thực hiện chuyến bay trình diễn kéo dài hơn 4.500km qua Hà Nội (Việt Nam), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Nguồn ảnh: Russia Helicopter
Theo nguồn tin của Sputnik, các trực thăng bay trình diễn sẽ được sơn các màu đặc biệt, điểm nhấn ý tưởng tập trung vào những sắc màu đặc trưng của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Điều có tính biểu tượng là những màu sắc được lựa chọn đều nhắc tới màu lá cờ Nga. Nguồn ảnh: Russia Helicopter
Các quan chức Nga cho hay, chuyến “lưu diễn” này cho phép “nhà vận hành nước ngoài” có thể làm quen với ưu thế cạnh tranh của trực thăng Nga, hệ thống dịnh vụ hậu mãi và các dịch vụ bổ sung sau khi mua thiết bị của Nga. Nguồn ảnh: Russia Helicopter
Mi-171A2 là phiên bản thế hệ mới nhất của dòng trực thăng đa dụng hạng trung Mi-17 huyền thoại của Nga. Hiện Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á đang sử dụng rộng rãi các phiên bản khác của dòng Mi-17. Do vậy, việc Moscow chọn Hà Nội là điểm đến xem ra không ngoài mục đích chào bán mẫu mới nhất Mi-171A2 được ra mắt lần đầu năm 2012. Nguồn ảnh: Airlines.net
So với các phiên bản trước, trực thăng Mi-171A2 tích hợp nhiều công nghệ mới tập trung vào việc cải thiện hệ thống động cơ bao gồm việc nâng cấp cánh quạt và hộp số; hệ thống điện tử hàng không bổ sung thêm nhiều trang bị tiên tiến như màn hình hiển thị thông số bay 15inch, camera hồng ngoại... Ngoài ra, theo nhà sản xuất, chiếc trực thăng mới cải thiện đáng kể về độ tin cậy, tính an toàn khi hoạt động. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trực thăng có thể chở tối đa 24 hành khách hoặc 8-14 người với phiên bản VIP. Nó sử dụng hai động cơ tuabin trục VK-2500PS-03 cho tầm bay lên tới 800km, tốc độ bay từ 260-280km/h, trần bay 6.000m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong khi đó, Ansat là dòng trực thăng đa dụng hạng nhẹ do Kazan Helicopter sản xuất từ cuối những năm 1990. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nó mới được tiếp thị mạnh mẽ nhằm tìm kiếm khách hàng trên thị trường xuất khẩu. Dẫu vậy, tới thời điểm này, Ansat vẫn chưa tìm thêm được khách hàng quốc tế nào sau các hợp đồng lớn ký với Bộ Quốc phòng và Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net
So với đàn anh "họ Mil Mi", Ansat thiết kế theo hình dạng "nhỏ gọn" của các dòng trực thăng phương Tây, không có mấy đặc điểm nổi bật khác biệt hẳn. Có lẽ chính vì thế mà nó chưa được để ý tới nhiều dù có khả năng đảm nhiệm đa dạng vai trò: chở khách; trinh sát; tìm kiếm cứu nạn; cứu hỏa; cứu thương...Nguồn ảnh: Airlines.net
Đáng chú ý, dù là trực thăng do Nga sản xuất, tuy nhiên Ansat lại lựa chọn động cơ tuabin trục PW-207K của hãng Pratt&Whitney Canada cho tốc độ bay từ 220-275km/h, tầm bay an toàn hiệu quả 515km, trần bay 4.800m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hệ thống buồng lái của trực thăng Ansat khá hiện đại nhưng vẫn chưa so được với các dòng trực thăng đa nhiệm của Eurocopter. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay có thể chở tối đa 8 hành khách hoặc mang vác hàng hóa tối đa 1,23 tấn. Trong ảnh, cận cảnh cabin phiên bản VIP. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mời độc giả xem video giới thiệu quá trình chế tạo trực thăng Mi-171A2 và Ansat. Nguồn: Russian Helicopters